7. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh THPT tạ
3.2.1. Biện pháp 1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia
gia hoạt động giáo dục về tầm quan trọng, ý nghĩa của GDPNBLHĐ cho học sinh THPT
* Mục đích, ý nghĩa cần đạt
Nhận thức là sự khởi đầu của thái độ, hành vi con người. Nếu có nhận thức đúng sẽ có thái độ đúng và phù hợp với các chuẩn mực của xã hội. Nhận thức cũng đóng vai trị quan trọng quyết định đến sự thành bại của bất kỳ công việc nào. Do vậy, trước khi tiến hành một hoạt động nào đó, các nhà quản lý cần phải chú ý đến việc nâng cao nhận thức và ý nghĩa trách nhiệm cho các cá nhân, tập thể tham gia vào cơng việc đó. Chỉ có nhận thức đúng và đầy đủ ý nghĩa tầm quan trọng của cơng việc được giao thì các bước tiến hành mới được thực hiện đồng bộ, đúng quy trình và đạt hiệu quả.
Qua kết quả phân tích ở chương 2, tơi nhận thấy đội ngũ cán bộ quản lý, GV và PH đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDPNBLHĐ cho HS nhưng chưa thật đầy đủ và sâu sắc. Vì vậy nếu mọi thành viên tham gia vào công tác GDPNBLHĐ cho HS thấy rõ tầm quan trọng và lợi ích của cơng tác này, biết nêu cao tinh thần trách nhiệm, biết đồng sức phối hợp hành động vì mục tiêu chung thì cơng tác GDPNBLHĐ cho HS sẽ có kết quả tốt đẹp.
* Nội dung của biện pháp
Để có hoạt động GDPNBLHĐ cho HS đem lại hiệu quả tốt nhất, trước hết phải đổi mới nhận thức cho tất cả các lực lượng làm công tác GD về GDPNBLHĐ. Mỗi người cần hiểu đúng đắn và thực hiện đầy đủ những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác giáo dục HS (được quy định tại Điều lệ trường trung học phổ thơng); từ đó nâng cao nhận thức và xây dựng tinh thần hợp tác, cùng tích cực tham gia các hoạt động quản lý công tác GDPNBLHĐ cho HS.
Cán bộ quản lý cần nắm vững và triển khai các văn bản của cấp trên, của nhà trường một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể; quán triệt các kế hoạch hoạt động, xác định vai trò của từng bộ phận, từng cá nhân trong việc thực hiện công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS.
Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể chính trị trong nhà trường thực hiện tốt các cuộc vân động thi đua, truyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của GV – HS trong nhà trường
Người quản lý cần thực hiện những công việc sau:
Một là, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, người
lao động, học sinh về tầm quan trọng của giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường. Làm cho mọi người hiểu đúng đắn và thực hiện đầy đủ những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh trong cơng tác phịng
ngừa BLHĐ. Từ đó, nâng cao nhận thức cho mọi người và tăng cường phối hợp cùng tích cực tham gia các hoạt động GDPL về BLHĐ, thông qua các phiên họp hội đồng giáo viên hàng tháng, các phiên họp phụ huynh cha mẹ học sinh trong nhà trường.
Trong các phiên họp hội đồng giáo viên của nhà trường, họp tổ giáo viên chủ nhiệm, họp cha mẹ học sinh tại trường lớp. Ban giám hiệu nhà trường cần xây dựng nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với địa phương về cơng tác phịng chống BLHĐ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật về BLHĐ.
Xác định thực hiện công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về phòng, chống BLHĐ là nhiệm vụ trường xuyên, là tiêu chí đánh giá viên chức, giáo viên hàng năm.
Xây dựng chương trình kiểm tra chéo, kiểm tra nội bộ của đơn vị trường học.
Hai là, tăng cường cơng tác tun truyền phịng chống BLHĐ thông qua mạng xã
hội facebook, fanpage... đối thoại, giải đáp vướng mắc pháp luật; thực hiện tốt các chương trình Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Ba là, thiết lập cơ chế linh hoạt trong xử lý tin báo và giải quyết vụ việc liên quan đến BLHĐ; tiếp tục tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành, đoàn thể trong giáo dục pháp luật về BLHĐ, phòng ngừa BLHĐ, tội phạm chưa thành niên, giáo dục thanh, thiếu niên trở thành người có ích cho xã hội, tích cực tham gia phòng ngừa BLHĐ.
Bốn là, các cá nhân, tổ chức liên quan cần làm hết trách nhiệm theo pháp luật
quy định, tăng cường kiểm tra, giám sát việc giáo dục pháp luật về phòng ngừa BLHĐ và quá trình triển khai thực hiện các quy định pháp luật tại tại các trường. Đồng thời cần rà soát nhằm phát hiện những điểm bất cập để chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn.
Các tổ chức đồn thể chính trị trong nhà trường thực hiện một số nội dung sau:
Cơng đồn nhà trường
Tổ chức tốt các cuộc vận động phong trào thi đua trong năm cho cán bộ giáo viên như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đơi với làm”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”;…
Đồn thanh niên
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống nhà trường và truyền thống địa phương cho HS. Chú trọng công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho HS trong các hoạt động chính khố và ngồi giờ lên lớp. Đề cao việc nêu gương người tốt, việc tốt trong nhà trường và ngoài xã hội.
tệ nạn xã hội đang tác động xấu đến chất lượng đạo đức HS. Giáo dục nếp sống văn minh, lành mạnh, chống lại những thói hư tật xấu như: vơ lễ với thầy cơ giáo, nói tục, chửi thề, gây rối, đánh đập nhau,...
Thường xuyên phổ biến đến các em HS những quy định pháp luật của Nhà nước về xử lý các hành vi bạo lực, xâm phạm thân thể và nhân phẩm của người khác và đặc biệt là Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thay thế thông tư số 08/TT-BGDĐT ngày 21/3/1988 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về hướng dẫn khen thưởng và thi hành kỷ luật HS các trường phổ thông.
Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai chương trình hành động về phịng chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh đối với học sinh; Tổ chức ký cam kết giữa nhà trường – phụ huynh – chính quyền địa phương và các tập thể lớp về việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội và đảm bảo an ninh trường học vào đầu năm học (Quyết định số 46/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trong các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT/BGDĐT –BCA của Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Công an về phối hợp giữa nhà trường và cơ quan công an trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự trường học…)
Việc tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và cho HS phải bằng nhiều hình thức sinh động như: sân khấu hóa, làm clip tuyên truyền, sáng tác thơ văn, vẽ tranh, phát thanh thanh niên, xử lý tình huống giả định, tịa tun án… nhằm tác động trực tiếp đến nhận thức của HS qua đó giúp các em hình thành kỹ năng.
Trong việc nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngồi nhà trường thì cần lưu ý tránh làm hình thức, chiếu lệ và phải chuẩn bị nội dung thật chu đáo.
* Điều kiện thực hiện
Về cơ sở vật chất: tăng cường xây dựng và hoàn thiện các điều kiện thiết yêu phục vụ công tác giáo dục học sinh như: thư viện điện tử có đường truyền tốt, thư viện truyền thống trang bị nhiều đầu sách giáo dục kỹ năng sống, xây dựng phòng tư vấn tâm lý riêng…
Về con người: huy động các nguồn lực xã hội, phát huy vai trò của các tổ chức,
cá nhân tham gia tích cực, có hiệu quả vào cơng tác gia; Xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể từ nhà trường đến địa phương và từng cơ quan, tổ chức trong triển khai hoạt động giáo dục; Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này.
Về chính sách: quán triệt và tổ chức thực hiện đầy đủ chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội, phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực, có hiệu quả vào công tác giáo dục PNBLHĐ; Cần xác định chính sách huy động nguồn lực xã hội là cần thiết, tất yếu
và coi đây là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục PNBLHĐ; Phát huy tinh thần tự giác, trách nhiệm tham gia cơng tác giáo dục với hình thức, cách làm phù hợp; Xây dựng chính sách phối hợp cụ thể, có kế hoạch họp triển khai cơng việc cụ thể trong năm học.
3.2.2. Biện pháp 2. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ GDPNBLHĐ cho học sinh THPT đối với các lực lượng tham gia giáo dục
* Mục đích, ý nghĩa cần đạt
Xây dựng và duy trì bộ máy quản lý giúp mọi người cùng làm việc với nhau nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của GDPNBLHĐ cho học sinh THPT. Sắp xếp bố trí cơng việc, con người một cách cụ thể hợp lý và khoa học nhằm đạt được mục tiêu tốt nhất theo kế hoạch đã định.
Năng lực quản lý HS có vai trị quan trọng, quyết định hiệu quả của hoạt động quản lý công tác GDPNBLHĐ. Do vậy, cần quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý HS, trang bị thêm kiến thức và kỹ năng về quản lý công tác GDPNBLHD cho lực lượng GVCN, giáo viên bộ môn và cán bộ Đồn, Cơng đoàn trong trường THPT. Việc tổ chức bộ máy phù hợp và bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ trong nhà trường có ý nghĩa quan trọng, là điều kiện cơ bản để mang lại thành công cho công tác này
* Nội dung của biện pháp
Đối với đội ngũ quản lý
Ngay từ đầu năm học đội ngũ quản lý tổ chức các chuyên đề sinh hoạt, tọa đàm cho GV và HS. Mời các chuyên gia tư vấn tâm lý liên quan đến chuyên đề về báo cáo; tập trung vào các vấn đề về đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS, hình thành kỹ năng, phịng chống tai nạn thương tích, BLHĐ…
Có thể liên kết các trường tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ quản lý, về các phương pháp, hình thức, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đồng thời lồng ghép giáo dục pháp luật về BLHĐ gắn với các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Theo định kỳ (sau mỗi học kỳ), nhà quản lý cần chỉ đạo GV rà soát, cập nhật, đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, hình thức giáo dục cho phù hợp với thực tiễn.
Theo chương trình năm học được xây dựng từ đầu năm, tổ chức cho GV các cuộc thi viết sáng kiến kinh nghiệm, các hội thảo trao đổi kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường; tổ chức các chuyên đề thao giảng sử dụng phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ giảng dạy, giáo dục pháp luật lồng ghép chương trình giáo dục phịng chống BLHĐ cho HS; trao đổi kinh nghiệm giữa các trường về công tác giáo dục pháp luật, về BLHĐ và phòng chống BLHĐ trên địa bàn thành phố.
Đối với giáo viên bộ môn
Tổ chức tập huấn cho GV nhằm nâng cao nhận thức và nghiệp vụ sư phạm trong việc GDPNBLHĐ cho HS như: thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm túc
nội quy nhà trường; theo dõi, báo cáo kịp thời những trường hợp học sinh xích mích nhau; thường xuyên bỏ học, tham gia vào các quán internet... để có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa BLHĐ.
Tổ chức sinh hoạt các chuyên đề lồng ghép trong sinh hoạt chuyên môn nhằm phát hiện các hành vi tiền bạo lực của HS. Quan sát và nắm được đặc điểm từng đối tượng HS để có sự phối hợp với gia đình và GVCN trong hoạt động GD.
Tích hợp nội dung GDPNBLHĐ vào các mơn học và bài học thích hợp. Chú ý sự tự nhiên, khoa học tránh gượng ép, cứng nhắc.
Thường xuyên sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung giáo dục; tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại lớp theo kế hoạch giảng dạy (có thể lấy cột điểm kiểm tra thường xuyên để khích lệ sự hợp tác của HS)
Đối với Đoàn, Hội thanh niên
Thường xuyên mở lớp tập huấn cho cán bộ Chi đồn về cơng tác thanh niên, kiến thức trọng tâm về tâm lý, sinh lý, xã hội của thanh niên và một số kỹ năng cơ bản trong giáo dục pháp luật về BLHĐ, phịng chống BLHĐ; chọn nội dung và hình thức tổ chức phù hợp với chủ điểm từng tháng.
Tổ chức các CLB kỹ năng cho HS: cử GV trong Ban chấp hành làm chủ nhiệm, có nội quy hoạt động và chương trình hoạt động cụ thể.
Viết bài tuyên truyền các gương GV – HS điển hình trong cơng tác PNBLHĐ trên website, Facebook của trường, các phương tiện thông tin đại chúng... để mọi người trong cơ sở GD, gia đình người học, cộng đồng được biết.
Đối với giáo viên chủ nhiệm
Tham gia các buổi tập huấn, tọa đàm về GDPNBLHĐ do nhà trường tổ chức; chủ động tìm hiểu, nâng cao nghiệp vụ - kỹ năng xử lý các tình huống bạo lực liên quan đến HS trong và ngồi nhà trường; chú trọng kỹ năng hịa giải, thuyết phục HS.
Tổ chức các buổi tọa đàm, sinh hoạt, đối thoại giữa nhà trường, giáo viên với các em học sinh, phụ huynh, lắng nghe các em nói, lắng nghe những nguyện vọng và những vấn đề liên quan học tập, xây dựng trường lớp và ý kiến về việc tăng cường quan tâm đến những học sinh gặp khó khăn, tích cực phịng chống BLHĐ...
Đối với Cơng an và Đoàn thanh niên địa phương
Mời đại diện Cơng an và Đồn thanh niên địa phương cùng tham gia trong các buổi tuyên truyền, tập huấn, tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức và gắn trách nhiệm đối với mỗi cá nhân và tổ chức cụ thể trong công tác phối hợp GDPNBLHĐ.
* Điều kiện thực hiện
Mời chuyên gia tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật của người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường và trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác và ngăn ngừa hành vi bạo lực học đường.
Rà soát, sửa đổi bổ sung các quy chế, điều lệ nhà trường, trong đó quy định cụ thể việc khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh. Hoàn thiện hệ thống văn bản liên quan đến quy chế, quy định cấp phép hoạt động cho cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông; đảm bảo các yêu cầu về xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, phòng ngừa bạo lực học đường.
Rà sốt, sửa đổi bổ sung hồn thiện các chuẩn nghề nghiệp đối với cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và những đối tượng làm việc trực tiếp với người học.
Trích ngân sách nhà nước bố trí trong dự tốn ngân sách hàng năm; Nguồn chi thường xuyên của cơ sở giáo dục; Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác.