7. Cấu trúc luận văn
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học
2.5.6. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục phòng
ngừa bạo lực học đường cho học sinh THPT
Kiểm tra đánh giá luôn là khâu cuối cùng quan trọng của chuỗi hoạt động quản lý. Qua đó, người quản lý có thể phát hiện thiếu sót để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế hoặc kịp thời động viên, khên thưởng. Để tìm hiểu quy trình kiểm tra đánh giá của các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ trong việc giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.20. Thực trạng quản lý hoạt động KT-ĐG kết quả GDPNBLHĐ
TT Các nội dung khảo sát Mức độ thực hiện TB 1 2 3 4 5
1 Đảm bảo tính khách quan (qua PP và hình
thức) và chính xác trong đánh giá 0 0 9 6 0 3.4
2 Đảm bảo kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được
sau mỗi hoạt động để điều chỉnh phù hợp. 0 3 8 4 0 3.1
3 Đánh giá có tính định hướng phát triển, khuyến
khích GV và HS 0 2 7 5 0 3.0 4 Kết quả đánh giá phải được lưu trữ và có hình
thức khuyến khích động viên kịp thời 0 1 8 6 0 3.3 Điểm trung bình 3.2
Qua bảng thống kê trên, có thể thấy được việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS tại các trường THPT chưa được quan tâm (ĐTB = 3.2). Mặc dù các trường tương đối khách quan, chính xác trong việc kiểm tra đánh giá kết quả đạt được sau khi thực hiện hoạt động giáo dục nhưng cũng chỉ đạt mức độ “Trung bình”.
Tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá sau mỗi hoạt động giáo dục để có sự điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với thực tiễn chưa được các trường quan tâm. Và việc đánh giá để kịp thời khuyến khích và động viên GV – HS chưa được người quản lý quan tâm chỉ đạo. Đây là vấn đề nhà quản lý giáo dục cần quan tâm chú trọng nhiều hơn nữa để hạn chế nạn BLHĐ diễn ra trong và ngoài nhà trường.