Thực trạng bạo lực học đường ở các trường THPT trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 47 - 52)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng bạo lực học đường ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ

2.3.1. Thực trạng bạo lực học đường ở các trường THPT trên địa bàn thành phố

phố Tam Kỳ

Nhận diện BLHĐ

Để đánh giá thực trạng nhận diện BLHĐ của học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tôi đã phát phiếu điều tra cho 200 học sinh để tìm hiểu trong thực tế các em biết gì về các hành vi của BLHĐ.

Bảng 2.3. Thực trạng nhận diện các hành vi BLHĐ của học sinh

TT Các hành vi bạo lực học đường

Ý kiến của học sinh Là HVBLHĐ Không là

HVBLHĐ SL TL(%) SL TL(%) 1 Học sinh đánh nhau có hung khí (gậy gộc, giáo mác,

kiếm, cơn…)

200 100 0 0 2 Cãi nhau với bạn khác 195 97.5 5 2.5 3 Nói xấu sau lưng bạn khác 193 96.5 7 3.5 4 Hỏi chuyện nhưng bạn cố tình khơng trả lời 179 89.5 21 10.5 5 Lờ đi xem như khơng có bạn 165 82.5 35 17.5 6 Khơng nói chuyện với bạn 0 0 200 100 7 Vơ tình đẩy bạn mình ngã 0 0 200 100 8 Không trả lời vì bạn hỏi mà khơng nghe thấy 0 0 200 100 9 Ép bạn nữ làm “chuyện người lớn” 185 92.5 15 7.5 10 Có lời nói hăm dọa cảnh cáo bạn 195 97.5 5 2.5 11 Tỏ thái độ khinh thường bạn 167 83.5 33 16.5 12 Chửi bới, nói cạnh khóe bạn 191 95.5 9 4.5 13 Chơi ngồi sân trường vơ tình đụng vào bạn 0 0 200 100 14 Vay tiền nhưng cố tình khơng trả 178 89 22 11 15 Mượn tiền nhưng khơng có khả năng để trả bạn 0 0 200 100 16 Đe dọa để lấy tiền của học sinh khác 200 100 0 0 17 Viết thư khủng bố tinh thần 200 100 0 0 18 Đưa lên mạng những thông tin ác ý về bạn 200 100 0 0 19 Vơ tình để lộ những thơng tin có hại cho bạn bè 57 28.5 200 100 20 Không cho bạn xem bài trong giờ kiểm tra 0 0 200 100 21 Phê bình bạn gay gắt trong giờ họp lớp 156 78 44 22 22 Đấm, đá, đạp vào bạn khác 200 100 0 0

Qua bảng thống kê cho thấy đa số học sinh đã nhận diện đúng các HVBLHĐ, có 6/22 hành vi được nêu ở trong bảng khơng phải là HVBLHĐ. Nhìn chung học sinh

đã nhận diện được các hành vi gây ra bạo lực học đường như: “Học sinh đánh nhau có hung khí (gậy gộc, giáo mác, kiếm, côn…)” (100%); “Đấm, đá, đạp vào bạn khác” (100%); “Có lời hăm dọa, cảnh cáo bạn” (97.5%); “Đưa lên mạng những thông tin ác ý về bạn” (100%); “Viết thư khủng bố tinh thần” (100%)… Không chỉ nhận diện tốt các hành vi BLHĐ về thể xác các em cịn nhận diện chính xác các hành vi bạo lực học đường gây tổn hại đến tinh thần và vật chất như: “Nói xấu sau lưng bạn” (95.45%); “Viết thư khủng bố tinh thần” (100%); “Đưa lên mạng những thông tin ác ý về bạn” (100%); “Đe dọa để lấy tiền của học sinh khác” (100%)….

Thực trạng BLHĐ ở trường THPT tại Thành phố Tam Kỳ

Bảng 2.4. Thực trạng BLHĐ tại các THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ

TT Nội dung Mức độ thường xuyên

TB 1 2 3 4 5

1 Đánh nhau 0 17 178 5 0 3.0 2 Đe dọa, bắt nạt 0 12 123 47 18 3.4 3 Chửi bới, lăng mạ 0 6 96 77 21 3.7 4 Nói xấu 0 0 21 42 137 4.6 5 Tung tin sai, quay phim, chụp ảnh phản cảm,

ghép hình đăng lên MXH 15 185 0 0 0 1.9 6 Cô lập, lơi kéo người khác cơ lập bạn có chủ ý 0 30 79 54 37 3.5 7 Phá hoại tài sản của bạn 0 66 134 0 0 2.7 8 Trấn lột tài sản 97 69 34 0 0 1.7 9 Xâm hại, cưỡng bức tình dục 178 22 0 0 0 1.1 10 Học sinh mang theo hung khí đến trường: cơn,

dao, kiếm, dùi cui, mã tấu… 173 27 0 0 0 1.1 11 Hiện tượng học sinh trộm cắp tài sản của nhau 0 24 176 0 0 2.9 12 Phê bình gay gắt bạn mình trước lớp 19 181 0 0 0 1.1 13 Bơi nhọ, nói xấu, cãi nhau trên Facebook 11 12 31 103 43 3.8

ĐIỂM TRUNG BÌNH 2.7

Hầu hết học sinh đều cho biết những hành vi BLHĐ được nhắc đến trong câu hỏi này đã và đang xảy ra ở trường mình nhưng chỉ mức độ “khơng thường xuyên” (ĐTB = 2.7)

Đối với những hiện tượng có mức độ tương đối nghiêm trọng. Số học sinh lựa chọn phương án “ít thường xuyên” rất cao cho các hiện tượng như: “đánh nhau” có 178 HS lựa chọn (ĐTB = 3.0), “đe dọa, bắt nạt” có 123 HS lựa chọn (ĐTB = 3.4); “Chửi bới, lăng mạ” có 96 hS lựa chọn (ĐTB = 3.7); “phá hoại tài sản” có 134 HS lựa chọn (ĐTB = 2.7); hiện tượng “Trộm cắp tài sản của nhau” 176 HS lựa chọn (ĐTB = 2.9)

Ở mức độ rất thường xuyên, chỉ có hiện tượng nói xấu nhau được HS lựa chọn nhiều, với 137 HS (ĐTB =4.6).

103 HS lựa chọn (ĐTB = 3.8)

Ở mức độ không thường xuyên, hiện tượng “tung tin sai, quay phim chụp ảnh phản cảm, ghép hình đăng lên mạng xã hội” có 185 HS lựa chọn (ĐTB = 1.9); số HS chọn đáp án “phá hoại tài sản” là 66 HS (ĐTB = 2.7); “trấn lột tài sản” có 69 HS chọn (ĐTB = 2.7).

Đối với những hiện tượng vi phạm nghiêm trọng thì số HS chọn mức độ “hoàn tồn khơng thường xun” rất cao, gần như tuyệt đối. Cụ thể: tiêu chí “HS mang vũ khí đến trường” có 173 HS lựa chọn (ĐTB = 1.1); hiện tượng “Xâm hại, cưỡng bức tình dục” có 178 HS chọn (ĐTB = 1.1).

Như vậy, một thực tế cho thấy, tình hình BLHĐ tại trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ vẫn đang diễn ra diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau. Đa dạng về hình thức và phức tạp về bản chất của mỗi hành vi bao gồm cả bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần và bạo lực về kinh tế, tuy khơng nhiều. Thậm chí có hiện tượng BLHĐ còn xảy ra như cơm bữa, là chuyện quá thường xuyên đối với các em học sinh như nói xấu nhau. Dù cho hình thức kỷ luật có khắt khe đến đâu thì BLHĐ vẫn cứ tiếp diễn âm thầm và phức tạp, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vượt bậc như hiện nay. Với thực trạng BLHĐ như vậy thì vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu là làm sao để giảm thiểu BLHĐ cho học sinh? Làm sao để làm trong sạch môi trường học tập và rèn luyện cho các em? Qua điều tra bảng hỏi và phỏng vấn, tôi hiểu rằng nhất định cần phải giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh. Đó cũng là điều cần thiết làm cơ sở để tơi tìm ra những biện pháp giáo dục phịng chống BLHĐ hiệu quả đối với đề tài này.

Thái độ của học sinh đối với BLHĐ

Thái độ ứng xử của HS khi chứng kiến hành vi BLHĐ

Bảng 2.5. Thái độ ứng xử của HS khi chứng kiến hành vi BLHĐ

TT Nội dung ý kiến

Thái độ của học sinh Đồng ý TL % Không đồng ý TL % Không biết TL % 1 Báo cáo với GVCN 171 85.5 23 11.5 6 3 2 Trực tiếp can ngăn để ngăn

chặn hành vi bạo lực

56 28 132 66 12 6 3 Tỏ ra bất bình nhưng khơng can

thiệp vì sợ bị trả thù

165 82.5 32 16 3 1.5 4 Bỏ đi nơi khác, không quan tâm 153 76.5 35 17.5 12 6 5 Đứng xem 45 22.5 134 67 21 10.5 6 Quay phim, chụp hình 24 12 176 88 0 0 7 Cổ vũ 12 6 188 94 0 0

Qua bảng số liệu ở bảng trên cho thấy, khi chứng kiến BLHĐ thì đa số các em đều khơng đồng ý chọn phương án can thiệp trực tiếp để ngăn chặn (66%) bởi lẽ hoặc

là các em có tâm lý lo sợ bị trả thù (82.5%) hoặc cho rằng đó là việc của người khác khơng nên khơng quan tâm (76.5%), cũng có thể các em sợ nguy hiểm. “Báo cáo với GVCN” chiếm tỷ lệ cao (85.5%). Cách hành xử an toàn là “bỏ đi nơi khác” cũng được nhiều HS lựa chọn (76.5%), các hành vi bàng quang như “đứng xem” (22.5%), quay phim, chụp hình (12%) và cổ vũ (6%) cũng là những con số tuy ít sự lựa chọn nhưng cũng cần được lưu tâm. Điều này phản ánh ý thức trách nhiệm kém và sự vô cảm của một bộ phận HS. Nếu không kịp thời chấn chỉnh, hiện tượng này sẽ ngày càng được nhân rộng, nạn nhân của BLHĐ sẽ ngày càng tăng và trường học sẽ khơng cịn là nơi các em muốn đến mỗi ngày. Kết quả này cho ta thấy việc tuyên truyền giáo dục đạo đức ở trong nhà trường là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Thái độ của HS khi là nạn nhân của các hành vi BLHĐ

Bảng 2.6. Thái độ của HS khi là nạn nhân của các hành vi BLHĐ

TT Nội dung ý kiến

Thái độ của học sinh Đồng ý TL % Không đồng ý TL % Không biết TL % 1 Báo cáo với thầy cô giáo 79 39.5 113 56.5 8 4 2 Im lặng 134 67 54 27 12 6 3 Nói lại bạn 114 57 67 33.5 19 9.5 4 Đánh lại bạn 74 37 105 52.5 21 10.5 5 Kể lại với người thân trong GĐ 67 33.5 125 62.5 8 4 6 Nghỉ học vì lo sợ 23 11.5 167 83.5 10 5

Kết quả ở bảng diều tra trên cho thấy, hành động mà HS thường làm nhất là chọn sự im lặng chiếm 67% ý kiến; về nhà nói chuyện với người thân trong gia đình chiếm chỉ chiếm 33.5% và báo cáo với thầy cô giáo chỉ chiếm 39.5% ý kiến. Điều này cho thấy thái độ của các em HS khi là nạn nhân của BLHD nhiều em đã chọn sự im lặng, ít chia sẻ với người khác. Có thể các em nhẫn nhịn cho qua chuyện, cũng có thể các em không báo cáo mà ngấm ngầm làm những việc khác để giải quyết sự việc: như thuê người đánh trả, lén chơi xấu… Cho dù là nhẫn nhịn hay trả thù thì việc làm vủa các em là khơng đúng. Khi chịu đựng quá lâu HS dễ rôi vào trạng thái sợ hãi, trầm cảm; còn nếu trả thù HS sẽ lún sâu vòa các hành vi phạm pháp nghiêm trọng hơn.

Trong khi đó, việc HS lựa chọn phản ứng tức thời bằng cách nói lại bạn chiếm 57% ý kiến. Phản ứng bạo lực nhất là đánh lại bạn chiếm 37% lựa chọn và 10.5% số HS phân vân có nên đánh lại bạn hay khơng. Những con số này đáng được quan tâm vì hành vi bạo lực thường dẫn đến vi phạm pháp luật, gây rối an ninh trật tự trong trường học và ngồi xã hội. Ngồi ra khơng nhiều HS có tâm trạng lo sợ đến mức phải nghỉ học (chỉ có 3,5% ý kiến). Đây là tín hiệu đáng mừng.

Thái độ của phụ huynh đối với BLHĐ

Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển thì các bậc phụ huynh càng dành nhiều điều kiện tối ưu để đầu tư cho sự phát triển của con cái. Họ đặt nhiều hy vọng và niềm tin vào những đứa con của mình. Và mỗi gia đình đều có cách giáo dục và sự quan tâm, chăm sóc riêng. Qua khảo sát thực tế, tôi đã thu được kết quả như sau: 62.4% đồng ý với phương án “Đặt ra mục tiêu, kế hoạch cho con”. Đây là việc làm nên được khuyến khích vì khi PH đặt mục tiêu cho con sẽ giúp các con định hướng được tương lai của mình. Tuy nhiên khơng nên đặt mục tiêu quá cao sẽ gây tâm lý nặng nề và áp lực cho con cái. “Kiểm tra chặt chẽ thời gian và các mối quan hệ của con” được 76% PH lựa chọn. “Tạo những điều kiện tốt nhất về vật chất” và “Đặt ra những phần thưởng giá trị để con phấn đấu” được 57.6% PH lựa chọn. và những biện pháp khác về mặt tinh thần như: “Động viên nhắc nhở con” được 88% lựa chọn; trong khi đó “Trừng phạt nghiêm khắc khi con mắc lỗi” chỉ có 36% PH lựa chọn. Như vậy có thể thấy, trong gia đình, các bậc PH hạn chế sử dụng bạo lực mà tăng cường khuyến khích, động viên, gần gũi các con.

Khi phát phiếu điều tra cho 125 phụ huynh của 05 trường THPT để tìm hiểu về nhận thức và thái độ của phụ huynh về BLHĐ, tôi nhận được kết quả khảo sát như sau

Bảng 2.7. Thái độ của phụ huynh đối với BLHĐ

TT Nội dung Mức độ nghiêm trọng TB 5 4 3 2 1 1 Gây ra những tổn thương về sức khỏe, cơ thể, nguy

hại đến tính mạng 112 13 0 0 0 4.9 2 Gây ra những thương tổn về mặt tinh thần 110 15 0 0 0 4.9 3 Ảnh hưởng đến tương lai, con đường học hành 97 28 0 0 0 4.8 4 Có nguy cơ lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích

thích 49 76 0 0 0 4.4 5 Khơng khí gia đình bị xáo trộn, trở nên căng thẳng,

lo lắng 68 18 14 0 0 3.6 6 Khơng khí trường học nặng nề, bất an 72 15 13 0 0 3.7 7 Gây ra những thiệt hại về kinh tế, mất trật tự XH 56 25 44 0 0 3.1 8 Ảnh hưởng đến những chuẩn mực đạo đức, văn hóa

truyền thống 82 35 8 0 0 4.6 Đa số PH đều đồng ý rằng BLHĐ gây ra những chấn thương về cơ thể và nguy hiểm đến tính mạng của con em họ. Và kéo theo sự thương tổn về thể xác là gây ra hậu quả lâu dài về mặt tinh thần khiến các em bị BLHĐ tự ti, mặc cảm và lo sợ; Ảnh hưởng đến tương lai, con đường học hành (ĐTB = 4.9 và X = 4.8 là mức độ rất nghiêm trọng), Ảnh hưởng đến những chuẩn mực đạo đức, văn hóa truyền thống (X = 4.6 là mức độ rất

nghiêm trọng). Những học sinh liên quan đến BLHĐ, dù là nạn nhân hay là người gây ra bạo lực đều có nguy cơ lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích để có “dũng khí” hơn khi thực hiện hành vi bạo lực hoặc để tự giải tỏa nỗi buồn khi nạn nhân không thể giải bày cùng ai. Đây là hậu quả khá nghiêm trọng vì (ĐTB = 4.4).

BLHĐ chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của HS. Bên cạnh đó, khơng khí gia đình sẽ rất căng thẳng, sống trong tâm trạng vừa tức giận vừa lo lắng khi cho con đến trường học vì e ngại sự việc lại tiếp diễn (X = 3.6) là mức độ khá nghiêm trọng), còn một bộ phận PH cho rằng nếu con em họ là người gây ra hành vi BLHĐ thì cũng chịu hậu quả nặng nề không kém như sự dè bỉu của hàng xóm, tốn kém để lo chạy chữa thuốc men cho nạn nhân. Còn những hậu quả còn lại cũng mức nghiêm trọng.

Như vậy những con số thống kê trên cho thấy, số PH đã có nhận thức đầy đủ về hậu quả do BLHĐ gây ra. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận PH chưa thật sự quan tâm đến vấn đề BLHĐ vì có những lý do cá nhân.

Và khi hỏi về cách giải quyết của phụ huynh đối với con cái khi phát hiện những sai trái liên quan đến BLHĐ, tôi đã thu được nhiều ý kiến khác nhau. Điều này có thể lý giải được khi tơi đi sâu tìm hiểu hồn cảnh gia đình và cách quan tâm giáo dục con cái của họ. Nhưng phần lớn phụ huynh chọn phương án sẽ “tìm hiểu kỹ nguyên nhân” và “giảng giải phân tích đúng - sai” cho con cái của họ và sau đó phụ huynh là người sẽ đứng ra hòa giải và hàn gắn các HS liên quan (tỉ lệ trên 80%). Nhưng có một bộ phận không nhỏ (trên 20%) chọn la mắng và đánh đập khi con cái gây ra lỗi. Điều này sẽ không giải quyết được vấn đề mà vơ tình lại gây cho con cái sự mặc định: chỉ có bọa lực mới giải quyết được vấn đề. Đây là việc làm nên tránh. Một bộ phận nhỏ (dưới 7%) chọn “gặp HS gây ra bạo lực với con mình để la mắng, đe đọa”. Trên thực tế các phương tiện thông tin truyền thông thời gian gần đây đã đưa các vụ việc diễn ra tương tự như vậy. Đó là cách hành xử khơng đúng thậm chí vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)