8. Cấu trúc của luận văn
1.3. Những vấn đề cơ bản của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên
1.3.5. Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
Quản lý KT - ĐG là hoạt động vơ cùng quan trọng bởi nó là yếu tố quyết định để đảm bảo chất lượng KT - ĐG. Công tác quản lý KT - ĐG hiệu quả phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có mục tiêu KT - ĐG cụ thể. - Có quy trình KT - ĐG phù hợp.
- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện KT - ĐG theo đúng quy trình.
- Kiểm tra sát sao hoạt động KT - ĐG để có những điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất lượng KT - ĐG.
Theo Stuffebean và Guber, 5 nguyên tắc chung trong KT - ĐG kết quả học tập là:
- KT - ĐG là một q trình tiến hành một các có hệ thống xác định phạm vi đạt được của các mục tiêu đã được đề ra. Vì vậy điều tiên quyết là phải xác định rõ mục tiêu KT - ĐG là gì?
- Quy trình và cơng cụ KT - ĐG phải được lựa chọn theo mục tiêu đánh giá. - Để KT - ĐG cần phải có nhiều cơng cụ và biện pháp tiến hành đồng thời để có giá trị tổng hợp.
- Biết những hạn chế của từng công cụ KT - ĐG để sử dụng cho đúng.
- KT - ĐG chỉ là phương tiện đi đến mục đích chứ bản thân nó khơng phải mục đích.
1.3.5. Các phương pháp và hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên của sinh viên
a. Các phương pháp kiểm tra - đánh giá
Có nhiều cách phân loại các phương pháp kiểm tra trong dạy học, nhưng nhìn chung đa số tác giả nhất trí với cách phân loại sau:
- Phương pháp vấn đáp: thường được sử dụng trong các giờ lên lớp, nó giúp GV thu được tín hiệu “ngược” nhanh chóng, đồng thời giúp SV rèn luyện kĩ năng biểu đạt bằng ngơn ngữ nói một cách nhanh, gọn, chính xác, rõ ràng. Phương pháp vấn đáp có tác dụng tốt đề đánh khả năng đáp ứng của SV, khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề trong một tình huống cần kiểm tra. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra vấn đáp có nhược điểm là mất nhiều thời gian nên ít được sử dụng trong trường hợp cần KT - ĐG với số lượng SV lớn.
- Phương pháp tự luận: đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất, vì nó có các ưu điểm cho phép kiểm tra được nhiều SV cùng một lúc trong một thời gian nhất định, kiểm tra được những vấn đề lớn có tính chất tổng họp của nhiều chương, nhiều phần. Qua phương pháp có thể đo lường, đánh giá được sự nhận thức ở các mức độ cao: KT - ĐG kỹ năng trình bày, diễn đạt, các khả năng phân tích, tổng hợp đánh giá vấn đề [4, tr.184].
Phương pháp này có nhược điểm là khó đánh giá được nhiều chủ đề trong một môn học nên KT - ĐG, kết quả đánh giá khơng thật chính xác. Sử dụng phương pháp này thường dẫn đến tình trạng học tủ, học lệch, học đối phó trong SV.
- Phương pháp trắc nghiệm khách quan: phương pháp này có ưu điểm là có thể KT - ĐG một lượng SV lớn trong một thời gian nhất định. Có thể đo lường kiến thức của SV trên phạm vi rộng và đo lường, đánh giá được những nhận thức ở các mức thấp như: nhận biết, hiểu và áp dụng [4, tr.85].
- Phương pháp thực hành/thí nghiệm: được sử dụng nhằm đánh giá kỹ năng, kỹ xảo thực hành, đặc biệt thực hành về nghề nghiệp ở trên lớp, trong phịng thí nghiệm, vườn/xưởng trường, cơ sở sản xuất, cơ sở thực tập…
Phương pháp kiểm tra này nhằm kiểm tra kỹ năng, kỹ xảo thực hành, không chỉ đơn thuần kiểm tra kỹ năng biết làm một cái gì đó mà là kỹ năng vận dụng lý thuyết vào các tình huống khác nhau trong thực tiễn.
Trong quá trình kiểm tra GV cần theo dõi trình tự, độ chính xác, trình độ thành thạo của các thao tác, kết hợp kiểm tra lý thuyết - cơ sở lý luận của các thao tác. Tùy thuộc vào nội dung và nguyên tắc kiểm tra mà hình thức kiểm tra được thực hiện với tập thể hoặc cá nhân, với thời gian dài hay ngắn, với lý luận lẫn thực hành.
- Phương pháp bài tập lớn/tiểu luận: loại phương pháp kiểm tra này nguyên tắc SV nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề tương đối trọn vẹn mà GV không giảng dạy trực tiếp trên lớp. Vấn đề nghiên cứu có thể do GV gợi ý, có thể do SV tự đề xuất với sự đồng ý của GV, GV tổ chức hướng dẫn để SV tự nghiên cứu. Thông qua phương pháp này có thể kiểm tra kiến thức, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của SV. Các kỹ
năng khác như giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, cũng như các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cũng được củng cố.
- Phương pháp seminar/thảo luận nhóm: là phương pháp dạy học mà theo đó SV được chia ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm được phân cơng giải quyết một nội dung công việc cụ thể hướng tới nội dung công việc lớn hơn; kết quả của mỗi nhóm sẽ được trình bày trước tập thể để thảo luận chung trước khi GV đi đến kết luận cuối cùng. Sử dụng phương pháp này giúp SV rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, cũng như các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Thơng qua phương pháp này GV có thể đánh giá kiến thức, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của SV, đánh giá được thái độ tham gia thảo luận.
Qua nghiên cứu các khái niệm của các phương pháp kiểm tra cho thấy, mỗi phương pháp kiểm tra có những ưu khuyết điểm nhất định. Các nhà nghiên cứu cho rằng tùy theo mục đích KT - ĐG mà người ra đề kiểm tra nên lựa chọn, áp dụng các phương pháp kiểm tra vừa phù hợp với mục đích kiểm tra vừa khắc phục những hạn chế của mỗi loại phương pháp.
b. Hình thức kiểm tra - đánh giá
Có ba hình thức KT - ĐG KQHT của sinh viên
- KT - ĐG thường xuyên là hoạt động của GV sử dụng các kỹ thuật đánh giá khác nhau trong các hình thức tổ chức thực hiện giờ học (lý thuyết, thảo luận, thực hành, thí nghiệm, tự học, tự nghiên cứu,…) như một bộ phận của phương pháp dạy học nhằm rèn luyện và kiểm tra việc rèn luyện các kiến thức, kỹ năng đã được xác định trong mục tiêu của môn học [20, tr.19].
- KT - ĐG định kỳ là hoạt động của GV vào những thời điểm đã được quy định trong chương trình dạy học, gắn các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn với những phương pháp KT - ĐG tương ứng nhằm đánh giá, định hướng việc đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của SV. Kết quả KT - ĐG định kỳ được xem là KQHT môn học của SV với các trọng số ưu tiên và là cơ sở quan trọng để xếp hạng SV sau khi kết thúc môn học [20, tr.19].
- KT tổng kết là dạng kiểm tra được thực hiện vào cuối học phần nhằm đánh giá kết quả chung, hệ thống hóa lại tồn bộ tri thức đã học, cũng cố, mở rộng học phần. Hình thức kiểm tra này trước hết được thực hiện ở q trình ơn tập. Thi là một hình thức đặc biệt của kiểm tra tổng kết.
Ba hình thức kiểm tra - đánh giá trên đây dù có những tính chất và nguyên tắc khác nhau, nhưng chúng luôn hỗ trợ và bổ sung cho nhau, tạo điều kiện cho GV đánh giá SV một cách tồn diện, chính xác. Vì vậy, khơng nên xem nhẹ một dạng
kiểm tra nào mà cần phối hợp chặt chẽ để đánh giá đúng thực chất trình độ của SV. Ở trường ĐH, các hình thức KT - ĐG KQHT được thực hiện theo quy trình nhất định. Quy trình KT - ĐG KQHT là trình tự sử dụng các hình thức KT - ĐG khác nhau trong suốt q trình dạy học mơn học nhằm rèn luyện việc đạt các mục tiêu đã xác định cho môn học [20, tr.19].