8. Cấu trúc của luận văn
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
2.4.2. Thực trạng quản lý tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập
tập của sinh viên
a. Đánh giá học phần
- Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành: Tùy theo tính chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần (sau đây gọi tắt là điểm học phần) được tính căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần; điểm tiểu luận; điểm đánh giá công việc thực hiện tại nhà và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số không dưới 50%. Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận, cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do giảng viên đề xuất, được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.
- Đối với các học phần thực hành, học phần lâm sàng: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành, các buổi học lâm sàng. Cách đánh giá học phần thực hành, học phần lâm sàng được thực hiện theo Đề cương chi tiết của học phần đó. Điểm của học phần thực hành, học phần lâm sàng được làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần.
Thực trạng quản lý kiểm tra – đánh giá thường xuyên và giữa kỳ của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng, chúng tôi đã thu thập ý kiến của các cán bộ quản lý và giảng viên của trường. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.9.
Bảng 2.9. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập thường xuyên và giữa kỳ của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật
Y – Dược Đà Nẵng Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá ĐTB Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu KT - ĐG thường xuyên và giữa kỳ 9 43 7 1 0 4,0
Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá ĐTB Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu đúng tiến độ theo quy định trong kế hoạch đào tạo
GV sử dụng phương pháp KT - ĐG đa dạng, phù hợp với học phần
7 41 11 1 0 3,9
Đề thi, kiểm tra giữa kỳ đánh giá được nội dung kiến thức SV lĩnh hội 6 45 7 2 0 3,92 KT - ĐG thường xuyên và giữa kỳ được thực hiện đúng quy chế, quy định 13 39 7 1 0 4,07
Các cán bộ quản lý và giảng viên được trưng cầu ý kiến đều đánh giá ở mức độ tốt (điểm trung bình từ 3,9 trở lên) đối với các phương thức kiểm tra - đánh giá của giảng viên phù hợp với học phần, cũng như đề thi, kiểm tra giữa kỳ đánh giá được nội dung kiến thức sinh viên lĩnh hội, đảm bảo đúng quy chế. Trong đó, “Kiểm tra - đánh giá thường xuyên và giữa kỳ được thực hiện đúng quy chế, quy định” có ĐTB cao nhất (4,07 điểm). Điều đó cho thấy CBQL, GV và SV của trường đều nhận thức được tầm quan trọng của quản lý việc đánh giá học phần. Trong quá trình thực hiện, CBQL, GV và SV quan tâm đến chất lượng và kết quả đạt được.
“Giảng viên sử dụng phương thức kiểm tra - đánh giá phù hợp với môn học” đạt ĐTB 3,9. Kết quả phỏng vấn một số ý kiến của SV thể hiện kiểm tra - đánh giá trong trường chỉ mới quan tâm tới kết quả cuối cùng mà chưa quan tâm tới kiểm tra - đánh giá trong cả quá trình; phương thức kiểm tra - đánh giá còn đơn giản, nhất là kiểm tra - đánh giá thường xuyên và định kỳ, chưa khuyến khích được sinh viên ý thức vươn lên trong học tập.
b. Thi kết thúc học phần
thúc học phần. Kỳ thi chính được tổ chức cho từng khối lớp trong khung thời gian (quy định bằng số tuần) được lên sẵn trong Kế hoạch dạy học. Kỳ thi phụ dành cho những sinh viên không tham dự kỳ thi chính vì bất cứ lí do nào hoặc có học phần bị điểm F ở kỳ thi chính. Kỳ thi phụ được tổ chức sớm nhất là một tuần sau khi kỳ thi chính kết thúc.
- Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học phần đó, ít nhất là 2/3 ngày cho một tín chỉ. Nhà trường cũng thường linh động khung thời gian ôn thi và thường nhắc nhở giáo vụ các khoa, bộ môn về khoảng thời gian này khi sắp xếp lịch giảng cá nhân của từng giảng viên trong trường. Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian dành cho ôn thi và thời gian thi cho các kỳ thi.
Trong những năm qua, Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng đã có những cải tiến để đảm bảo tính khách quan, cơng bằng, chính xác của KT - ĐG KQHT của SV.
Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập thường xuyên và giữa kỳ của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng được thể hiện ở bảng 2.10.
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập, thi kết thúc học phần của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá ĐTB
Rất
tốt Tốt Khá
Trung bình Yếu
Phân công GV ra đề thi đảm bảo yêu cầu
chuyên môn 12 41 7 0 0 4,08
Ban hành hướng dẫn ra đề thi (hình thức, thời gian, nội dung, trọng số điểm của các câu hỏi…)
14 42 3 1 0 4,15
Đảm bảo phê duyệt đề thi theo quy định 19 34 7 0 0 4,2
Tổ chức bốc thăm chọn đề thi 16 35 8 1 0 4,1
Thực hiện đề dự trữ đối với các môn thi 15 36 9 0 0 4,1
Đảm bảo tính bảo mật của đề thi 18 37 5 0 0 4,22
Phân công cán bộ tham gia coi thi đảm bảo
tiêu chuẩn, yêu cầu theo quy định 22 32 4 2 0 4,23
Đảm bảo hồ sơ, tài liệu phục vụ thi 19 32 9 0 0 4,17
Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá ĐTB Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu bộ coi thi
Tổ chức bốc thăm phân công cán bộ coi
thi 12 31 12 4 1 3,82
Thực hiện hoạt động bàn giao đề thi, bài
thi 20 33 7 0 0 4,22
Tăng cường kiểm tra, giám sát các phòng
thi 10 39 7 3 1 3,9
Xử lý cán bộ coi thi vi phạm quy chế 12 37 7 4 0 3,95
Căn cứ kết quả ở bảng 2.10 cho thấy:
Các ý kiến đánh giá về hoạt động thi kết thúc học phần trong KT - ĐG KQHT của SV Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng nhìn chung đều cho kết quả tốt (điểm trung bình từ 3,82 trở lên). Công tác được thực hiện tốt nhất là “Phân công cán bộ tham gia coi thi đảm bảo tiêu chuẩn, yêu cầu theo quy định: (ĐTB là 4,23) và công tác “Tổ chức bốc thăm phân công cán bộ coi thi” mặc dù được đánh giá tốt nhưng vẫn thấp nhất so với các cơng tác cịn lại (ĐTB là 3,82 điểm).