Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học kỹ thuật y dược đà nẵng (Trang 45 - 50)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược

Y - Dược Đà Nẵng

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng là trường công lập trực thuộc Bộ Y tế. Tiền thân là Trường Cán bộ Quân Dân Y được thành lập vào ngày 26 tháng 3 năm 1963 tại căn cứ Sông Re, xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi với nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế phục vụ chiến đấu, chăm sóc sức khoẻ thương, bệnh binh và đồng bào khu căn cứ cách mạng. Trước yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực y tế đáp ứng cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn mới, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Nhà Trường, với sự phấn đấu tồn diện của mỗi cán bộ cơng chức, viên chức và NH, sự giúp đỡ của các trường đại học y - dược trong nước, đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trước đây và sau này là thành phố Đà Nẵng.

Năm 2006, Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II - Bộ Y tế. Sau một thời gian phấn đấu nỗ lực không ngừng, Trường đã được Thủ tướng Chính phủ thành lập thành Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II theo Quyết định số 595/QĐ- TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Phòng TCCB- trường ĐHKT Y - Dược Đà Nẵng, năm 2020) Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

Sau gần 60 năm xây dựng và phát triển, 07 năm được nâng cấp thành trường đại học, tính đến thời điểm 30/6/2020, Nhà trường có 310 cơng chức, viên chức cơ hữu và người lao động, trong đó có 226 GV cơ hữu (01 PGS, 31 Tiến sĩ, 153 Thạc sĩ, 41 đại học). Trình độ sau đại học của GV chiếm tỷ lệ 81,9% so với tổng số GV cơ hữu. Trong đó có 52 CB-GV theo Nghị định số 111/2017/NĐ-CP. Ngồi ra cịn có 27

GV thỉnh giảng có trình độ từ thạc sĩ trở lên thuộc các Bệnh viện Trung ương và địa phương như: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Quân Y 17, Bệnh viện 199 Bộ Công an, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ Sản-Nhi Đà Nẵng, các Bệnh viện chuyên khoa của thành phố Đà Nẵng, các Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Đà Nẵng, các công ty Dược Trung ương và địa phương.

Ngày 16/9/2013, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Quyết định số 3443/QĐ- BYT về việc ban hành Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng. Theo đó, cơ cấu tổ chức hoạt động của Nhà trường theo mơ hình 3 cấp, gồm: BGH (Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng), các Khoa, Bộ mơn, Trung tâm, Phịng chức năng trực thuộc Trường và các Bộ mơn, Đơn vị trực thuộc Khoa. Tính đến thời điểm ngày 30/6/2020, Nhà trường hiện có 21 đơn vị trực thuộc Trường, gồm: 08 phịng, 07 khoa (với 38 bộ mơn trực thuộc khoa), 03 Bộ môn trực thuộc Trường và 03 Trung tâm (trong đó có 01 cơ sở khám chữa bệnh).

2.2.3. Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

Nhà trường đã luôn quan tâm và coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, coi đây là mũi nhọn là một động lực phát triển Nhà trường. Trong những năm qua, nhiều hoạt động khoa học và hợp tác quốc tế đã trở thành hoạt động thường xuyên, Trường là điểm đến của nhiều cá nhân và tổ chức quốc tế trong và ngoài nước cho việc hợp tác nghiên cứu và đào tạo, Nhà trường đã tổ chức nhiều Hội nghị, Hội thảo khoa học nhằm trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ kết quả nghiên cứu khoa học giữa các nhà khoa học, các tổ chức trong và ngoài nước với cán bộ, giảng viên nhà trường để nâng cao chất lượng đào tạo và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.

Công tác nghiên cứu khoa học đã được quan tâm, đẩy mạnh. Các cán bộ, giảng viên nhà trường đã thực hiện hơn 337 đề tài cấp cơ sở và cấp tỉnh, trong đó nhiều đề tài đã được cơng bố trên các tạp chí uy tín chun ngành trong nước và có 20 cơng trình NCKH đã cơng bố trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành trong hệ thống ISI và tổ chức thành công nhiều nội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.

Hợp tác quốc tế cũng luôn được quan tâm đẩy mạnh. Trường đã tích cực hợp tác với các cá nhân và tổ chức quốc tế thơng qua các chương trình, dự án quốc tế nhằm bổ sung các nguồn lực cho trường, đặc biệt là nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên và nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

2.2.4. Cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng là trường đào tạo đa ngành về khoa học sức khỏe, hiện nay Trường đang tổ chức 07 CTĐT bậc đại học gồm: CTĐT Y khoa; CTĐT Dược học; CTĐT Điều dưỡng đa khoa; CTĐT Kỹ thuật xét nghiệm Y học; CTĐT Phục hồi chức năng; CTĐT Kỹ thuật Hình ảnh Y học và

CTĐT Y tế công cộng với quy mô 3891 SV đang theo học tại Trường. Từ khi trở thành trường đại học đến ngày 30 tháng 6 năm 2020 Trường đã đào tạo 2967 SV đại học tốt nghiệp ra trường. Bên cạnh đó, Nhà trường cịn tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn, đào tạo liên tục cho 2717 học viên là cán bộ y tế đang công tác tại các tỉnh Miền trung, Tây nguyên và trên cả nước. Các thế hệ SV của Nhà trường đã tốt nghiệp hiện đang công tác tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, phát huy tốt đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và truyền thống tốt đẹp của Nhà trường.

Quy mơ đào tạo SV hệ chính quy của Trường được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Quy mô đào tạo SV hệ chính quy của trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng giai đoạn hiện tại

Đơn vị tính: người

STT Ngành đào tạo

Số lượng sinh viên ĐH hệ chính quy Tổng Năm I Năm II Năm III Năm IV Năm V 1 Y khoa 142 115 147 98 95 597 2 Dược học 110 151 170 156 271 858

3 Điều dưỡng có 04 chuyên

ngành, trong đó: 255 265 275 338 0 1133

3.1 Điều dưỡng đa khoa 145 144 174 245 0 708 3.2 Điều dưỡng nha khoa 42 41 52 40 0 175 3.3 Điều dưỡng gây mê hồi sức 51 51 49 53 0 204 3.4 Điều dưỡng phụ sản 17 29 0 0 0 46

4 Kỹ thuật xét nghiệm y học 68 44 47 66 0 225

5 Kỹ thuật hình ảnh y học 49 42 51 39 0 181

6 Kỹ thuật phục hồi chức năng 44 29 31 31 0 135

7 Y tế công cộng 7 13 24 28 0 72

Tổng cộng 675 659 745 756 366 3201

(Nguồn: Phòng ĐTĐH, trường ĐHKT Y - Dược Đà Nẵng, tháng 6/2020)

2.2.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng được UBND thành phố Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích gần 62.000m2, tại cơ sở 1 số 99 - đường Hùng Vương - TP. Đà Nẵng và cơ sở 2 tại phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng.

- Cơ sở 1 đã xây dựng 7 khối nhà, tổng diện tích sàn xây dựng 31.962,54 m2

trường 350 chỗ, KTXSV 700 chỗ. Hiện tại Nhà trường đang khởi công xây dựng Trung tâm thực hành tiền lâm sàng với quy mơ 6 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng 2.800 m2 sẽ nâng cao kỹ năng thực hành tiền lâm sàng cho SV học tập tại trường.

- Cơ sở 2 đã xây dựng 3 khối nhà, tổng diện tích sàn xây dựng 12.854 m2, gồm các phịng làm việc hành chính, các giảng đường 100 chỗ ngồi, các phòng thực hành chuyên ngành dược, hội trường 500 chỗ, nhà thi đấu đa năng, KTXSV 500 chỗ và đang tiếp tục chuẩn bị các thủ tục cho Dự án xây dựng Bệnh viện 350 giường, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng các cơng trình phụ trợ khác đảm bảo cho việc dạy và học được tốt hơn.

Bên cạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, Nhà trường đã được Bộ Y tế quan tâm đầu tư kinh phí để mua sắm các trang thiết bị có cơng nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu, chất lượng đào tạo các chuyên ngành Bác sĩ y khoa, Dược sĩ, Cử nhân y học như: Hệ thống máy CT scaner, Máy siêu âm màu chuyên tim mạch, Máy siêu âm màu 4D, Hệ thống máy X- Quang cao tần kỹ thuật số, Hệ thống máy X-Quang tăng sáng truyền hình KTS, Hệ thống máy xét nghiệm miễn dịch tự động, Máy định lượng HbA1C, Mơ hình giải phẫu tự học 3D, Mơ hình huấn luyện kỹ năng hồi sức cấp cứu và chăm sóc bệnh nhân, Hệ thống mơ phỏng đào tạo siêu âm chẩn đốn.

2.2.6. Cơ chế quản lý tài chính

Phịng TC - KT là đơn vị chức năng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, theo dõi giám sát việc phát triển các nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo, NCKH và PVCĐ. Cụ thể, Phòng TC - KT xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; lập dự toán thu chi; kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính; chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ theo quyết định của Nhà trường hằng năm.

Nhà trường đã có kế hoạch trung hạn để có nguồn tài chính hợp pháp thơng qua việc dự toán ngân sách giai đoạn 3 năm 2018-2020; 2019-2021.

Kế hoạch tài chính ngắn hạn của Nhà trường bao gồm các nguồn thu hợp pháp như: thu từ ngân sách nhà nước; thu từ nguồn học phí; thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ; thu từ hợp tác quốc tế; thu từ hoạt động NCKH công nghệ.

Các kế hoạch tài chính và quản lý tài chính của Nhà trường được xây dựng dựa theo các quy định quản lý tài chính, kế tốn, kiểm tốn, ngân sách, đấu thầu, … của Bộ Tài chính, Bộ Y tế và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước. Để công tác quản lý tài chính thực hiện đúng theo quy định Nhà nước, Nhà trường đã ban hành các văn bản quản lý tài chính bao gồm: Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy trình thanh tốn; Quyết định thu học phí; Quyết định ban hành giá khám chữa bệnh.

Các định mức thu chi trong quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung cập nhật hằng năm phù hợp với quy định Nhà nước cũng như tình hình thực tế của Nhà trường.

Dựa trên nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với CSGD thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015- 2016 đến năm học 2020-2021, Nhà trường đã ban hành quyết định thu học phí đúng theo quy định.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học kỹ thuật y dược đà nẵng (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)