8. Cấu trúc của luận văn
1.3. Những vấn đề cơ bản của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên
1.3.3. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên
a. Tính quy chuẩn
KT - ĐG, dù theo bất kỳ hình thức nào, cũng đều nhằm mục tiêu phát triển hoạt động dạy và học, đồng thời phải đảm bảo lợi ích cho người được đánh giá. Vì vậy, KT - ĐG cần tuân theo những chuẩn mực nhất định. Những chuẩn này được ghi rõ trong văn bản quy định hoạt động KT - ĐG phải được công khai đối với người được đánh giá. Việc KT - ĐG phải được xác định rõ về mặt nội dung cũng như cách thức, thời điểm thực hiện, chỉ như vậy mới tránh được sự tùy tiện, ngẫu hứng trong quá trình KT - ĐG và kết quả mới đảm bảo tính ổn định của nó. Việc KT - ĐG phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Mục tiêu KT - ĐG? - Nội dung KT - ĐG?
- KT - ĐG bằng phương pháp nào, phương tiện nào? - Ai kiểm tra - đánh giá?
- Thời điểm KT - ĐG? - Địa điểm KT - ĐG?
- Quyền lợi và trách nhiệm của người được KT - ĐG? - Tính pháp lý của việc KT - ĐG?
b. Tính khách quan
Tính khách quan là nguyên tắc đầu tiên và tiên quyết của quá trình KT - ĐG trong giáo dục, bởi lẽ chỉ khi đảm bảo được yêu cầu này thì kết quả KT - ĐG mới có độ tin cậy cần thiết, mới phản ánh đúng những gì muốn đo, muốn đánh giá. Việc KT - ĐG khách quan có tác dụng kích thích động cơ và tính tích cực của người học. Ngược lại, sự đánh giá thiếu khách quan dễ nảy sinh các tác động xấu, tiêu cực đến tâm lý và hoạt động của người học, làm giảm hiệu quả đích thực của việc học. Tính khách quan của việc KT - ĐG phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực nghiệp vụ của người đánh giá, phụ thuộc vào tính quy chuẩn của việc đánh giá và phụ thuộc vào quan điểm, phương pháp và phương tiện đánh giá. Đảm bảo tính khách quan trong KT - ĐG khơng những là yêu cầu tự thân của q trình KT - ĐG mà cịn góp phần tạo nên các yếu tố tâm lý tích cực đối với đối tượng được đánh giá, qua đó thúc đẩy việc phát huy sức sáng tạo của họ.
c. Tính tồn diện
Tính tồn diện ở đây được hiểu là đầy đủ các mặt, các khía cạnh về kiến thức, kĩ năng cần đạt được của quá trình giáo dục được quy định bởi mục tiêu giáo dục. Mỗi bài thi, kiểm tra đều có trọng tâm kiến thức nhất định. Tuy nhiên, yêu cầu toàn diện mới cho chúng ta cái nhìn khách quan, chính xác về chất lượng giáo dục, tránh cái nhìn phiến diện làm giảm hiệu quả của việc KT - ĐG. Trong giáo dục, đánh giá tồn diện khơng chỉ xét về mặt số lượng mà cịn xét về mặt chất lượng, khơng chỉ quan trọng về kiến thức mà còn xét đến kĩ năng, thái độ.
d. Tính hệ thống
Quá trình kiểm tra đánh giá cần thực hiện theo kế hoạch, có hệ thống. Kiểm tra một cách có hệ thống giúp thu nhập chính xác, đầy đủ thơng tin cần thiết cho việc đánh giá khách quan, toàn diện. Ngồi ra, với lượng thơng tin đầy đủ chúng ta sẽ có cơ sở chắc chắn để thực hiện việc điều chỉnh hoạt động giáo dục. Do vậy, chúng ta cần thực hiện kết hợp các hình thức KT - ĐG thường xuyên với KT - ĐG định kỳ. Số lần, hình thức kiểm tra cần phù hợp đảm bảo cho việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
e. Tính xác nhận và phát triển
Tính xác nhận là việc KT - ĐG phải khẳng định được hiện trạng của nội dung cần đánh giá so với mục tiêu đánh giá (về mặt định tính và định lượng) và nguyên nhân của hiện trạng đó, dựa trên những tư liệu khoa học chính xác và các lập luận xác đáng. Tuy nhiên, KT - ĐG cũng phải mang tính xác nhận và phát triển, tức là phải đảm bảo chức năng phát triển của đánh giá, giúp cho người học không chỉ nhận ra hiện trạng cái mình đạt được mà cịn có niềm tin vào khả năng của mình trong việc tiếp tục phát triển hoặc khắc phục những điểm khơng phù hợp. Nói cách khác, KT - ĐG trong dạy học không đơn thuần là phán xét kết quả học tập của người học mà thực sự là một nội dung của hoạt động dạy học.