8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh
3.2.3. Đảm bảo việc thực hiện quy trình thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập
tập của sinh viên
a. Ý nghĩa
Đảm bảo thực hiện quy trình thi, kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên là nội dung chính và có ý nghĩa quan trọng trong quản lý hoạt động KT - ĐG KQHT của SV nhằm đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, công bằng trong KT - ĐG KQHT của SV; đồng thời để KT - ĐG thực sự là động lực của quá trình dạy học.
Thống nhất trong toàn trường về hình thức tổ chức thi, quy trình KT - ĐG KQHT của SV cho phù hợp với điều kiện cụ thể từng học phần, phù hợp với từng chuyên ngành ĐT, từng hệ ĐT.
b. Nội dung
- Xây dựng và hồn thiện quy trình KT - ĐG cho mỗi hình thức thi, KT - ĐG KQHT của SV. Với mỗi loại hình thức có quy trình cụ thể, chi tiết để GV có cơ sở ra đề thi, thực hiện cho phù hợp và thống nhất.
- Thống nhất cách thức QL các hình thức KT - ĐG KQHT của SV từ cấp trường tới cấp khoa, bộ môn.
- Tổ chức thi, KT - ĐG KQHT của SV đúng theo quy chế của Bộ GD & ĐT, quy định của nhà trường.
- Đảm bảo tạo mọi điều kiện tốt về kinh phí, thời gian, trang thiết bị phục vụ nhu cầu của GV, cán bộ, nhân viên và SV nhằm khai thác và thực hiện tốt nội dung các quy định trong quy chế thi, kiểm tra.
c. Tổ chức thực hiện
Thực tế cho thấy, đa phần GV sử dụng hình thức KT - ĐG theo cảm tính, chủ quan đơi khi khơng đánh giá đúng, đánh giá hết trình độ kiến thức, kỹ năng, thái độ của SV. Vì vậy, trước hết là Phịng Đào tạo đại học đóng vai trị là đơn vị chủ quản tổ chức các đợt tập huấn hoặc kết hợp trong các đợt sinh hoạt chuyên môn nội dung về thi, KT - ĐG KQHT của SV; làm rõ đặc trưng của mỗi hình thức với những hướng dẫn cụ thể.
Tổ chức tập huấn cho CBQL, GV về các hình thức thi, kiểm tra - đánh giá, giúp cho họ biết lựa chọn và áp dụng hình thức thi, kiểm tra - đánh giá phù hợp với học phần; giúp họ thấy được những ưu điểm, hạn chế của từng hình thức để sử dụng cho hợp lý, hiệu quả. Điều quan trọng là nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn (nhất là vấn đề kỹ thuật) về cách xây dựng một quy trình KT - ĐG KQHT của SV; đặc biệt chú trọng tới vấn đề xây dựng bảng trọng số cho các mục tiêu, nội dung cần KT - ĐG (kiến thức, kỹ năng, thái độ), ma trận đề; các kỹ thuật đánh giá độ khó, độ
phân biệt; cách xác định độ tin cậy, độ giá trị của đề thi.
- Quán triệt, thống nhất bằng văn bản trong toàn trường về việc thực hiện nghiêm túc quy chế, quy trình tổ chức thi, KT - ĐG KQHT của SV, từ khâu ra đề thi, in sao đề thi, phân công cán bộ coi thi, tổ chức thi, chấm bài, công bố kết quả, thu nhận và xử lý thông tin phản hồi của SV về kết quả thi.
- Xây dựng kế hoạch thi, KT - ĐG ngay từ đầu năm học, trong kế hoạch ngoài nêu rõ thời gian và các phương án tổ chức kỳ thi còn cần nêu rõ loại hình sẽ sử dụng cho từng ngành, từng môn; mục tiêu, nội dung sẽ KT - ĐG nhằm giúp định hướng học tập cho SV và giúp họ chủ động trong hoạt động học tập và hoạt động thi, kiểm tra - đánh giá. Trong kế hoạch, cần yêu cầu tăng cường KT - ĐG thường xuyên nhằm đánh giá cả quá trình, khắc phục chỉ đánh giá kết quả cuối cùng như hiện nay.
- Thực hiện nghiêm túc công tác tổ chức thi, KT - ĐG KQHT của SV, từ khâu ra đề thi, in sao đề thi, phân công cán bộ coi thi, tổ chức thi, chấm bài, công bố kết quả, thu nhận và xử lý thông tin phản hồi của SV về kết quả thi.
- Tổ chức thử nghiệm và rút kinh nghiệm những quy trình KT - ĐG đã xây dựng nhằm làm cho các quy trình phù hợp với điều kiện thực tế về SV, về chuyên ngành đào tạo và về từng môn học cụ thể.
- Với những hình thức làm bài tập thực hành cần xác định rõ nội dung KT - ĐG của từng bước thực hành trong quy trình nói lại, làm lại; tóm tắt, tổng kết; minh họa, làm rõ; đến dự đoán, đánh giá; áp dụng;...
- Với những loại hình như thực tập, thực tế tốt nghiệp, Phòng Đào tạo đại học cần lập kế hoạch triển khai hoạt động học tập và kế hoạch KT - ĐG sớm để các đơn vị có đủ điều kiện về thời gian, dự trù kinh phí cho triển khai từ khâu liên hệ cơ sở thực tế, thực tập tới thống nhất cách thức và phương án thi, kiểm tra với những cơ sở đó. Cần thiết có thể giúp những cán bộ ngồi trường tham gia KT - ĐG kết quả thực tế, thực tập của SV hiểu rõ hơn về hoạt động KT - ĐG.
- Xây dựng phương án QL hoạt động KT - ĐG KQHT của SV theo từng bước của quy trình KT - ĐG. Việc này giúp cho công tác QL giảm được sức lao động nhưng lại tăng hiệu quả công việc.
- Quản lý, theo dõi, nhắc nhở việc chấp hành các quy định và quy trình trong KT - ĐG. Khuyến khích và tạo điều kiện cộng tác giữa các đơn vị trong quá trình thực hiện.