8. Cấu trúc của luận văn
1.3. Những vấn đề cơ bản của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên
1.3.1. Vị trí, vai trị của kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học
Xét trên quan điểm hệ thống quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm các yếu tố: Mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy - học, phương pháp dạy của GV, phương pháp học của SV và cuối cùng là KT - ĐG kết quả của người học. Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau theo một sơ đồ cấu trúc nhất định. Đó là sự phân tích nhu cầu của xã hội, trên cơ sở triết lý của nền giáo dục và các cơ sở khác, đó là hệ mục tiêu của một cấp học, bậc học, ngành học được xác định. Đây là mục đích cơ bản để thiết kế chương trình và xác định nội dung đào tạo.
Xuất phát từ yêu cầu của mơn học thì mục tiêu là nội dung cơ bản để thiết kế chương trình và nội dung đào tạo, từ đó định hướng cho việc tìm ra các hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với các mơn học. Trong đó người dạy phải tìm ra các phương pháp dạy học để thực hiện được các mục tiêu của môn học, bài học và người học sẽ lĩnh hội những tri thức đó bằng một phương pháp thích hợp.
KT - ĐG là khâu cuối cùng và cũng là khâu quan trọng nhất bởi lẽ KT - ĐG không những chỉ cho ta biết q trình đào tạo có đạt được mục tiêu hay không mà cịn cung cấp các thơng tin phản hồi hữu ích về kết quả học tập, sự tiến bộ của học sinh, sự thành công của phương pháp. Từ đó điều chỉnh tồn bộ các hoạt động của GV và hoạt động của SV sao cho có hiệu quả nhất, đồng thời giúp các nhà quản lý có những thay đổi cần thiết trong việc tổ chức quá trình đào tạo (điều chỉnh chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, và hình thức tổ chức dạy - học) nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Đối với GV, KT - ĐG giúp GV biết được hiệu quả và chất lượng giảng dạy. Thông qua KT - ĐG, GV thu thập được các thông tin một các trực tiếp và nhanh nhất. Họ biết được mức độ nắm bắt kiến thức của SV, những kĩ năng, kĩ xảo SV đạt được và những phần SV còn thiếu hụt, cần bổ sung để từ đó có những biện pháp phù hợp tác động, hướng dẫn SV hồn thiện hoạt động học của mình.
Đối với người học, thơng qua việc KT - ĐG thường xuyên của GV giúp người học xác định được kết quả học tập của mình so với chuẩn đầu ra. Từ đó tạo động lực thúc đẩy sự tiến bộ của người học bởi họ biết được họ đã đạt được những gì và cịn điều gì cần phải đạt tới trong quá trình học tập.
Đối với nhà quản lý, dựa trên kết quả KT - ĐG để có thể ra những quyết định phù hợp trong việc điều chỉnh, cải tiến chương trình, mục tiêu, nội dung đào tạo và
hình thức tổ chức dạy - học.