8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh
3.2.2. Tăng cường sự phối hợp của các đơn vị thực hiện hoạt động kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của sinh viên
a. Ý nghĩa
Các hoạt động trong một tổ chức phải được chun mơn hóa và phân cơng cụ thể. Tiêu chuẩn hóa các hoạt động là việc quy định các quy tắc, thể lệ mà thành viên trong tổ chức phải tuân theo. Nếu một khi các hoạt động đã được định thành chuẩn mực thì người thực hiện sẽ hiểu cái gì họ phải làm và cái gì khơng phải làm; khi nào điều đó được làm và làm như thế nào.
Hoạt động KT - ĐG KQHT của SV là hoạt động yêu cầu sự tham gia và phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị, việc xây dựng kế hoạch và quy trình KT - ĐG cần có sự thống nhất cao và đồng bộ, thực hiện kế hoạch và quy trình KT - ĐG KQHT của SV nhằm đảm bảo chất lượng.
b. Nội dung
- Xây dựng và ban hành văn bản quy định quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị tham gia hoạt động KT - ĐG KQHT của SV nhà trường.
- Phòng Đào tạo đại học lên kế hoạch tổng thể quy định quản lý hoạt động thi giữa kỳ, cuối kỳ, thi tốt nghiệp,… Phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho Phịng khảo thí và đảm bảo chất lượng GD, các khoa, bộ môn, đồng thời nhận thơng tin trao đổi giữ các đơn vị để có thể điều chỉnh cần thiết, phù hợp.
- Bản dự thảo kế hoạch sau khi điều chỉnh và trình Ban giám hiệu ký duyệt sẽ chuyển đến các đơn vị. Đây là bản kế hoạch chính thức thực hiện trong năm học.
- Các khoa, bộ môn hướng dẫn cán bộ, giảng viên của mình dựa vào kế hoạch của nhà trường lập kế hoạch của khoa, bộ môn và của cá nhân trên cơ sở bám sát thực trạng và năng lực của giảng viên để sắp xếp vào các công việc: Hướng dẫn ôn tập, chuẩn bị câu hỏi thi, coi thi, chấm thi…
- Hướng dẫn cho sinh viên thông qua kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch học tập của bản thân với các hình thức KT - ĐG KQHT cụ thể trong cả năm học.
c. Tổ chức thực hiện
- Hoạt động KT - ĐG KQHT của SV ngày từ đầu cần có sự phân cơng nhiệm vụ rõ ràng giữa các đơn vị, cần được thực hiện dưới sự quản lý thông suốt từ cấp lãnh đạo và nhà trường tới lãnh đạo phịng, khoa, bộ mơn và giảng viên. Nhà trường phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị chức năng, khoa, bộ môn trong hoạt động KT - ĐG KQHT của SV và quy định bằng văn bản.
- Ban giám hiệu chỉ đạo cho phòng Đào tạo đại học thực hiện việc xây dựng kế hoạch KT- ĐG, quản lý ngân hàng câu hỏi, cấu trúc đề; Phịng khảo thí và đảm bảo chất lượng GD tổ chức KT - ĐG, tổng hợp và lưu kết quả học tập của sinh viên theo đúng quy định. Khoa, bộ môn trực thuộc quản lý mục tiêu, nội dung, hình thức KT - ĐG, xây dựng cấu trúc đề và ngân hàng câu hỏi KT - ĐG. Khoa, bộ môn chỉ đạo giảng viên xây dựng câu hỏi KT - ĐG, tiến hành kiểm tra - đánh giá theo hình thức đã được lựa chọn, chấm bài thi, kiểm tra theo đúng quy chế. Các đơn vị khác có liên quan chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thi, KT - ĐG KQHT của SV.
- Ban hành quy chế phối hợp giữa các bộ phận, các đơn vị tham gia hoạt động KT - ĐG KQHT của SV, trong đó nêu rõ nhiệm vụ, công việc cụ thể của mỗi đơn vị, bộ phận.
- Ban Giám hiệu chỉ đạo triển khai họp quá trình tổ chức KT - ĐG, với mỗi cơng việc đều nên có hướng dẫn cụ thể để các thành viên biết rõ yêu cầu, trách nhiệm phải làm gì khi được giao nhiệm vụ đó và những việc gì khơng được làm.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá rà sốt tồn bộ q trình tổ chức thi, KT - ĐG KQHT của SV để kịp thời bổ sung những thiếu sót. Các chế tài thưởng phạt thực hiện rõ ràng chi tiết tới từng công việc cụ thể, phải cơng bằng, nghiêm minh nhằm mực đích chấm dứt những hiện tượng vi phạm quy chế. Hơn nữa, việc làm này gắn liền quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường.
- Tham mưu cho Ban Giám hiệu chọn cử và bố trí cán bộ làm cơng tác KT - ĐG có trách nhiệm, tinh thần hợp tác, năng động và am hiểu về công tác KT - ĐG.
- Triển khai áp dụng và có sự phối hợp của GV trong việc sử dụng kết quả KT - ĐG KQHT của SV với mục đích nhằm cải tiến q trình dạy học của nhà trường.