Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về tầm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học kỹ thuật y dược đà nẵng (Trang 72 - 75)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về tầm

tầm quan trọng và mục đích của kiểm tra – đánh giá trong quá trình dạy học

a. Ý nghĩa

Nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên toàn trường về thực hiện đầy đủ và nghiêm túc quy chế thi, kiểm tra - đánh giá KQHT của SV. Từ nhận thức đầy đủ sẽ giúp cho việc thực hiện nghiêm túc quy chế thi, kiểm tra; qua đó sẽ làm giảm và chất dứt tiêu cực trong thi, KT - ĐG KQHT của SV.

Nâng cao nhận thức, năng lực KT - ĐG cho nhà CBQL, GV và SV, tạo động cơ phấn đấu tích cực nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng ngày càng cao với yêu cầu đổi mới.

b. Nội dung

Bằng các hình thức khác nhau tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, hiểu biết của CBQL, GV, SV về vị trí, vai trị, chức năng và tầm quan trọng của KT - ĐG trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Để nâng cao nhận thức về thực hiện nghiêm túc quy chế thì cần nâng cao nhận thức ở tất cả các khâu của tồn bộ q trình thi và kiểm tra, trong đó:

- Nhận thức về khâu xác định đúng các mục tiêu, nội dung đánh giá, cần phân định rõ mục tiêu trong kế hoạch năm học. Từ các mục tiêu đó làm rõ các nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị tham gia công tác KT - ĐG. Vấn đề này cần được nhận thức sâu sắc ở mỗi CBQL, GV; kế hoạch KT - ĐG KQHT của SV cần được thông báo cho SV biết ngay từ khi bắt đầu dạy học phần.

- Nhận thức về khâu ra đề và chấm thi. Có thể nói đây là vấn đề dễ thấy nhất, dễ đổi mới nhất trong tồn bộ q trình vì hầu hết CBQL, GV và SV được hỏi đều cho rằng đây là biện pháp rất cần thiết và khả thi trong việc đổi mới hoạt động KT - ĐG. Tuy nhiên ra đề thi, kiểm tra là vấn đề bao gồm lý luận và thực tiễn, ở khâu này cần nâng cao cả nhận thức lý luận và năng lực ra đề thi, quy định ra đề thi theo bảng trọng số, quy định đáp án rõ ràng, chi tiết, phản ánh đúng nội dung, đo được các mặt, các mức độ của mục tiêu và nội dung học phần.

- Nhận thức về khâu thực hiện nghiêm túc quy chế thi, kiểm tra. Việc thực hiện nghiêm túc quy chế thi, kiểm tra phải được thống nhất trong toàn thể CBQL, GV cho tới SV.

- Nhận thức về khâu tính điểm thi, kiểm tra và công bố kết quả. Khâu này giúp củng cố nhận thức về quy chế, thực hiện tính điểm theo đúng quy chế thi, kiểm tra; đảm bảo công bằng, khách quan trong hoạt động KT - ĐG.

c. Tổ chức thực hiện

* Đối với cán bộ quản lý, giảng viên

- Ban giám hiệu chỉ đạo chung, giao cho phòng Đào tạo đại học kết hợp với phòng tổ chức cán bộ trực tiếp bố trí nhân sự, tổ chức lớp tập huấn về KT - ĐG định kỳ hàng năm vào các kỳ nghỉ hè (tổ chức tập huấn định kỳ tại chỗ theo các chuyên đề trong năm học). Sau các đợt tập huấn, có tổ chức đánh giá kết quả nhận thức của những thành viên tham dự lớp tập huấn để rút kinh nghiệm, hồn thiện nội dung, chương trình với mục đích nâng cao năng lực, trách nhiệm KT - ĐG KQHT của SV cho CBQL và GV.

- Thông qua các buổi tập huấn, nhà trường thơng báo chi tiết tới tồn thể cán bộ quản lý, giảng viên về các văn bản liên quan tới quản lý đào tạo đặc biêt là văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT về việc “Ban hành quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo và những đổi mới của quy chế này trong việc KT - ĐG KQHT của sinh viên.

- Lãnh đạo các đơn vị chức năng có kế hoạch thường xuyên theo dõi việc triển khai các văn bản, quy định đã ban hành, kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở cán bộ, giáo viên, giảng viên của mình có ý thức thực hiện các văn bản quy định về KT - ĐG KQHT của SV.

- Nhà trường cần có văn bản hướng dẫn cho CBQL và giảng viên xây dựng quy trình KT - ĐG KQHT của SV đảm bảo tính khoa học hiệu quả.

- CBQL cấp khoa, bộ môn phải quản lý tốt việc xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức KT - ĐG sao cho phù hợp với môn học, ngành học.

- CBQL, GV thường xuyên cập nhật thông tin, trao đổi và học tập kinh nghiệm KT - ĐG của các trường tiên tiến trong và ngoài nước.

- Hướng dẫn cho giảng viên kỹ thuật xây dựng câu hỏi KT - ĐG, cách thức thành lập các ngân hàng câu hỏi thi đáp ứng mục tiêu môn học, bài học và mục tiêu KT - ĐG.

- Dựa trên kế hoạch KT - ĐG, giảng viên và sinh viên cùng triển khai, thực hiện nghiêm túc, khơng tiêu cực để có kết quả công bằng khách quan. Muốn làm được như vậy, về phía GV phải ý thức được tầm quan trọng của cơng việc mình đang làm, biết kết hợp các hình thức, phương pháp KT - ĐG và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục có hệ thống, nhất là đối với các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ để có thể nhận định một cách chính xác năng lực, trình độ, kết quả đạt được của SV.

- Có chế độ khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân thực hiện tốt hoạt động KT - ĐG KQHT của SV. Đồng thời cũng có những hình thức xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm quy chế.

- Chất lượng của hoạt động KT - ĐG gắn liền với chất lượng đào tạo của nhà trường, gắn liền với quyền lợi của CBQL, GV và sinh viên. Để giữ vững và nâng cao thương hiệu của trường, toàn thể CBQL, GV trong toàn trường phải nỗ lực cố gắng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình để giúp nhà trường ngày càng phát triển.

* Đối với sinh viên

- Ngay từ đầu năm học, khóa học nhà trường chỉ đạo phòng Đào tạo đại học phối hợp với các khoa bộ mơn cùng Phịng Công tác CT&QL SV tổ chức các buổi giới thiệu cho sinh viên về hoạt động KT - ĐG KQHT của SV, các quy định, quy chế trong tuần sinh hoạt công dân để thực hiện nghiêm túc trong cả q trình học tập tại trường. Thơng qua đó giúp sinh viên nhìn nhận rõ hơn mơi trường học tập của mình và có định hướng tích cực hơn về mục tiêu học tập, góp phần tạo dựng ý thức, động cơ và thái độ học tập đúng đắn của sinh viên nhằm đạt mục tiêu.

- Xác định vai trò, chức năng và nguyên tắc của KT - ĐG tới từng sinh viên và nêu rõ tầm quan trọng của thông tin phản hồi từ KT - ĐG đối với hoạt động học tập để họ nhìn nhận nghiêm túc hơn đối với KT - ĐG, coi KT - ĐG KQHT là hoạt động bổ ích, là phương tiện giúp họ đạt được mục tiêu trong học tập.

của SV được thể hiện rõ trong Sổ tay sinh viên, hoặc được thông báo tới sinh viên ngay từ đầu học phần để họ có định hướng và chủ động trong học tập.

- Hướng dẫn, bồi dưỡng SV về các phương thức KT - ĐG nói chung và KT - ĐG KQHT của SV nói riêng để họ am hiểu, vận dụng phù hợp đối với từng học phần cụ thể.

- Hướng dẫn sinh viên tự học, tự KT - ĐG để sinh viên phát triển khả năng tự học theo mục tiêu mơn học, tiêu chí đánh giá và quan trọng nhất là khả năng tự học suốt đời, đây là quyền lợi sát thực đối với sinh viên cũng là trách nhiệm gắn liền với họ.

- Thông qua những thông tin phản hồi từ các bài kiểm tra giúp sinh viên tự đánh giá kiến thức, kỹ năng đạt được và chưa đạt được của bản thân để từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của mình.

- Khuyến khích và tổ chức cho sinh viên cam kết chống tiêu cực trong thi cử, thực hiện KT - ĐG nghiêm túc để có thành tích thật, kết quả thật. Đồng thời nhà trường phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế thi bằng các hình thức trừ điểm, đình chỉ thi, hạ hạnh kiểm… và tuyên dương, khen thưởng đối với những sinh viên thực hiện tốt cũng như mạnh dạn báo cáo các hình thức gian lận, tiêu cực trong KT - ĐG.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học kỹ thuật y dược đà nẵng (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)