8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh
3.2.5. Triển khai xây dựng và áp dụng ngân hàng đề thi đối với các học phần
phần phù hợp
a. Ý nghĩa
Việc xây dựng ngân hàng đề thi là cơ sở để nhà trường tiến hành tách kiểm tra - đánh giá khỏi quá trình đào tạo nhằm đảm bảo tính khách quan trong KT - ĐG KQHT của SV.
Việc xây dựng ngân hàng đề thi đòi hỏi nhiều nhà trường nguồn lực đầu tư của nhà trường. Trong điều kiện là đơn vị mới nâng cấp lên đại học và dần chuyển hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ, trước tiên Nhà trường tiến hành xây dựng ngân hàng đề thi với những học phần phù hợp.
b. Nội dung
- Tổ chức xây dựng ngân hàng đề thi các bộ môn phong phú về số lượng, có chất lượng, bao phủ các nội dung cần KT - ĐG của từng bộ môn.
- Xác định các học phần phù hợp để triển khai xây dựng ngân hàng đề thi. - QL sử dụng có hiệu quả ngân hàng đề thi, tiến tới triển khai thi TNKQ trên hệ thống máy vi tính nội bộ của nhà trường.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống ngân hàng đề, câu hỏi thi, kiểm tra tự luận và TNKQ.
- Xây dựng kế hoạch thường xuyên cập nhật đề thi, câu hỏi cho ngân hàng ở tất cả các khoa, bộ môn.
- Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ ra đề thi, nghiệp vụ chuyển đề thi vào hệ thống quản lý ngân hàng đề thi, nghiệp vụ quản lý ngân hàng câu hỏi trong quá trình sử dụng.
- Quản lý sử dụng ngân hàng đề thi từ kiểm tra học trình tới thi học phần, bước đầu sử dụng ngân hàng cho thi viết tự luận sau đó tiến tới TNKQ trên phiếu trả lời và TNKQ trên hệ thống mạng nội bộ. Đồng thời quản lý sử dụng ngân hàng đề thi cho hoạt động giảng dạy.
c. Tổ chức thực hiện
- Phòng Đào tạo đại học tham mưu cho Hiệu trưởng về phân công cán bộ, GV biên soạn nội dung đề thi, câu hỏi cho mỗi chuyên ngành, mỗi khoa, bộ môn. Tiến hành tập huấn chuyên môn về ra đề thi, câu hỏi theo mục tiêu, theo nội dung, theo trọng số cần KT - ĐG đối với mỗi học phần; mỗi học phần cần cử ít nhất một GV có chun mơn vững vàng, có kinh nghiệm trong giảng dạy tiến hành ra đề thi, câu hỏi cho học phần mình phụ trách ngay từ đầu năm học tới; xin ý kiến đóng góp từ khoa, bộ mơn để thống nhất về mục tiêu và nội dung; mỗi đề thi, câu hỏi nhất thiết phải được duyệt từ cấp khoa, bộ môn. Đồng thời cũng cần tập huấn cho các GV, CBQL được phân công phụ trách về việc xây dựng đề thi, câu hỏi theo mẫu chung thống nhất của phần mềm, có như vậy việc đưa câu hỏi vào hệ thống phần mềm mới tiến hành được.
- Phịng khảo thí và đảm bảo chất lượng GD là đơn vị xây dựng kế hoạch, phân công con người cụ thể cho cơng tác triển khai thí điểm việc sử dụng ngân hàng đề thi nhằm đánh giá sự phù hợp, độ tin cậy và độ giá trị của đề thi từ đó có kế hoạch cho việc đưa vào sử dụng chính thức; xây dựng kế hoạch nâng cấp phần mềm, nâng cấp ngân hàng, bổ sung, sửa chữa đề thi, câu hỏi khi cần thiết.
- Nhận thức được tầm quan trọng của khâu chuẩn bị câu hỏi thi, ra đề thi, kiểm tra, giảng viên nhà trường đã không ngừng cố gắng từ việc xây dựng các ngân hàng câu hỏi cho các bộ mơn đến việc duyệt đề thi đảm bảo tính ngun tắc, khách quan và bảo mật. Tuy nhiên, do trình độ, khả năng của các GV chưa đồng đều (nhất là các GV trẻ mới tham gia giảng dạy) dẫn đến việc thực hiện công tác ra đề thi, kiểm tra cịn hạn chế và mang tính riêng lẻ. Do vậy để nâng cao kỹ năng cho GV, nhà trường cần tăng cường tập huấn kỹ năng về KT - ĐG KQHT của SV, trong đó có ký năng ra đề thi TNKQ.
- Chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng ngân hàng đề thi vào hoạt động thi, kiểm tra, trước mắt là sử dụng cho các bài thi kết thúc học phần đối với các môn học mà GV nhà trường đã xây dựng được, tiến tới hoàn thiện ngân hàng đề thi cho hầu hết các khoa, bộ mơn và sử dụng trong tồn trường từ kiểm tra học trình tới thi tốt nghiệp cuối khóa.
- Xây dựng kế hoạch và tư vấn cho Hiệu trưởng về việc mua ngân hàng đề thi các khoa, bộ môn mà các cơ quan, đơn vị, nhà trường khác đã xây dựng và triển khai có hiệu quả. Việc làm này sẽ tiết kiệm kinh phí và cơng sức hơn là tự xây dựng; hơn nữa đề thi, câu hỏi đã được kiểm định nên giảm được khâu triển khai thí điểm. Tuy nhiên cần thiết phải biên tập lại cho phù hợp với thực tế đào tạo tại nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch thường xuyên bảo dưỡng hệ thống máy chủ, máy trạm phục vụ cho ngân hàng đề, xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng hệ thống cơ sở dữ liệu của ngân hàng đề thi.
- Khi ngân hàng đã có số lượng đề thi, câu hỏi tin cậy đủ lớn có thể sử dụng ngay nội dung của đề thi, câu hỏi đưa vào phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy (ngân hàng đề thi giờ trở thành tài liệu tham khảo). Đây cũng là kênh thơng tin rất hữu ích cho GV và SV trong công tác này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và nâng cao kết quả hoạt động KT - ĐG và quản lý hoạt động KT - ĐG.
- Nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa về thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất, cử cán bộ, giảng viên các chuyên ngành tham dự các lớp tập huấn (trong và ngoài nước) về các chuyên đề biên soạn giáo trình, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp giảng dạy theo mục tiêu mới đặt biệt là học hỏi kinh nghiệm soạn đề thi, ngân hàng đề thi các môn học của các trường đại học.
- Ban hành quy định về việc xây dựng ngân hàng đề thi nói chung và trách nhiệm của GV trong việc xây dựng ngân hàng đề thi. Áp dụng chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt và không tốt quy định chung của nhà trường.