Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học kỹ thuật y dược đà nẵng (Trang 38)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Mục tiêu KT - ĐG KQHT của SV là:

- Xác định kiến thức, kĩ năng và thái độ hiện có ở SV trước, trong và khi kết thúc một giai đoạn học tập. Từ đó thúc đẩy SV học tập và thông báo kịp thời tiến bộ của SV trong quá trình dạy học.

- Đảm bảo đánh giá đúng mục đích và đúng mục tiêu mơn học. Xác định rõ và hiểu rõ mục đích tức là phải trả lời được câu hỏi tại sao phải KT - ĐG, thơng tin thu được sẽ giúp gì cho GV và nhà quản lý trong việc ra quyết định. Ngoài mục đích xác định kiến thức của người học và xếp loại người học, thông qua KT - ĐG, chúng ta phải trả lời được một số câu hỏi như: KT - ĐG có nhằm cung cấp thơng tin phản hồi cho người học khơng? Có giúp đánh giá được sự tiến bộ của người học không? KT - ĐG có khích lệ, động viên được người học khơng? KT - ĐG có cung cấp cho người học những kỳ vọng của GV đối với họ khơng? KT - ĐG có phản ánh đúng những gì người học có thể thực hiện được không?

- Giúp giảng viên cải tiến, hồn thiện q trình dạy học. Người dạy cũng bị tác động bởi KT - ĐG. Người học học theo nội dung KT - ĐG, GV dạy để KT - ĐG. Yêu cầu KT - ĐG đúng mục tiêu học tập và tiêu chí đánh giá sẽ tạo điều kiện để người dạy chủ động trong phương pháp giảng dạy và KT - ĐG trên lớp. Do đó, việc dạy sẽ có hiệu quả hơn.

- Xác nhận hoặc chứng nhận trình độ, năng lực của người học (đánh giá quá trình và kết quả học tập).

Vì vậy, mục tiêu QL hoạt động KT - ĐG KQHT của SV phải gắn liền với mục tiêu KT - ĐG KQHT của SV, cụ thể là:

1.4.1. Quản lý việc lập kế hoạch kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên viên

Kế hoạch kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của SV được qui định trong kế hoạch đào tạo chung của nhà trường. Hằng năm, bộ phận chức năng của nhà trường xây dựng kế hoạch KT - ĐG KQHT của SV dựa trên các quy định, quy chế thi và KT - ĐG của Bộ GD & ĐT, của cơ quan chủ quản và nhà trường. Công việc việc lập kế hoạch KT - ĐG KQHT của SV là sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận chức

năng có liên quan và được Ban giám hiệu phê duyệt thực hiện. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình QL hoạt động KT - ĐG KQHT của SV vì trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo, nhà trường xác định thời gian, tiến độ đảm bảo đúng theo qui chế qui định. Đồng thời, cần phân tích điều kiện về nguồn lực hiện có (đội ngũ giảng viên, phương tiện cơ sở vật chất, kinh phí tổ chức,...) mà xác định rõ hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để từng bước thực hiện mục tiêu của hoạt động KT - ĐG KQHT của SV.

Kết quả của giai đoạn này phải đạt được sự thống nhất cao trong nhà trường về bản kế hoạch đào tạo năm học, trong đó thể hiện kế hoạch hoạt động KT - ĐG KQHT của SV, đáp ứng đúng quy chế, quy định về thi, kiểm tra, đánh giá.

Phòng đào tạo lập kế hoạch KT - ĐG KQHT của SV và quản lý nội dung, mục tiêu mơn học, hình thức KT - ĐG, cấu trúc đề, tiêu chí KT - ĐG. Phòng đào tạo thơng báo từ đầu học phần cho phịng Khảo thí và đảm bảo chất lượng, các bộ môn và sinh viên về mục tiêu, nội dung, tiêu chí và hình thức KT - ĐG, thời gian KT - ĐG.

Việc KT - ĐG KQHT của SV được quy định dưới dạng các kỳ thi và kiểm tra với các mức độ, hình thức và mục đích khác nhau và sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phân liên quan nhằm đảm bảo tính cơng bằng, khách quan, khoa học trong KT - ĐG KQHT của SV.

1.4.2. Quản lý tổ chức thực hiện kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên viên

Quản lý hoạt động tổ chức thực hiện KT - ĐG KQHT của SV bao gồm: Đánh giá học phần; Thi kết thúc học phần của SV.

Đánh giá học phần bao gồm: Điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập, điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, điểm đánh giá thực hành, điểm chuyên cần, điểm thi giữa học phần, điểm tiểu luận.

Giảng viên trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận. Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do GV đề xuất, được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.

Thi kết thúc học phần: Cuối mỗi học kỳ, nhà trường tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ để thi kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho sinh viên khơng tham dự kỳ thi chính hoặc có điểm học phần dưới 5 sau kỳ thi chính. Kỳ thi phụ được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau kỳ thi chính. Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số đơn vị học trình của học phần đó và được tính ít nhất

nửa ngày cho mỗi đơn vị học trình. Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian dành cho ôn thi và thời gian thi cho các kỳ thi.

Quản lý hoạt động ra đề thi, kiểm tra kết quả học tập của sinh viên. Đề thi là công cụ đo lường khả năng của người học. Đề thi phải phù hợp với mục tiêu, nội dung học phần đã quy định trong chương trình. Thường có ba loại thi, KT - ĐG KQHT của SV; tùy thuộc vào mục đích KT - ĐG để xây dựng đề thi thích hợp, bao gồm: loại thứ nhất thi để xác nhận mức độ tiếp thu môn học (kiểm tra học phần, thi kết thúc học phần); loại thứ hai: thi để chứng nhận trình độ học vấn (thi tốt nghiệp); loại thứ ba: thi để tuyển chọn (tuyển sinh, thi SV giỏi, thi để chọn lựa SV). Mỗi đề thi phải đảm bảo bốn thơng số liên quan mật thiết với nhau: độ khó, độ phân biệt, độ giá trị và độ tin cậy, tùy theo mục tiêu của mỗi kì thi mà yêu cầu cao hay thấp về các thơng số đó.

Quản lý ra đề thi là QL về mục tiêu, nội dung của đề thi; QL sự phù hợp của đề thi với các hình thức tổ chức thi; QL chất lượng đề thi từ đảm bảo nội dung đến các tính chất về độ giá trị, độ tin cậy của đề thi.

Chủ thể QL đề kiểm tra là các GV và CBQL cấp bộ môn; chủ thể QL đề thi là phịng Khảo thí và đảm bảo chất lượng. Trong mỗi kỳ học yêu cầu GV phụ trách môn học ra đề thi theo mục tiêu và nội dung quy định; gồm ít nhất 2 đề/mơn học có đáp án rõ ràng. Phịng Khảo thí và đảm bảo chất lượng QL và đưa vào sử dụng trong mỗi buổi thi theo đúng quy chế. Ngoài ra, để xây dựng ngân hàng đề thi cần tập hợp các đề thi bộ môn với số lượng phù hợp, những đề thi này cần được đánh giá về độ tin cậy, độ giá trị để QL và sử dụng về sau.

Đặc biệt cần phải đảm bảo quản lý chặt các khâu như: in sao đề thi, bảo quản, bảo mật đề thi; QL kết quả thi; QL kế hoạch tổ chức thi; QL bảo quản bài thi... việc phân công các công việc QL này thường tập trung ở Phịng Đào tạo, phịng Khảo thí và đảm bảo chất lượng và một số ít các đơn vị chức năng liên quan.

Quản lý hoạt động tổ chức coi thi, KT - ĐG KQHT của SV. Sau khi đã phân tích từng câu hỏi và tồn bộ bài thi, công việc tiếp theo là tổ chức một đợt thi. Chọn cử cán bộ tham gia coi thi đảm bảo tiêu chuẩn, yêu cầu theo quy định; đảm bảo hồ sơ, tài liệu phục vụ thi; phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đối với cán bộ coi thi; tổ chức bốc thăm phân công cán bộ coi thi; thực hiện hoạt động bàn giao đề thi, bài thi; tăng cường kiểm tra, giám sát các phòng thi; xử lý cán bộ coi thi vi phạm quy chế; tổ chức lấy ý kiến GV, SV nhằm cải tiến hoạt động tổ chức thi.

Quản lý hoạt động chấm thi, KT - ĐG KQHT của SV. Việc xây dựng phương thức chấm điểm, các tiêu chuẩn, tiêu chí cho điểm chính xác là rất cần thiết. Một

điểm cần lưu ý khi chấm bài thi, kiểm tra theo tiến trình nên có lời nhận xét của giảng viên. Những lời nhận xét chính xác, cách động viên của giảng viên sẽ giúp SV sửa lỗi và tiến bộ sau mỗi kỳ kiểm tra.

Công bố, ghi chép và lưu trữ kết quả kiểm tra, thi. Sau khi chấm bài xong, GV cần thông báo kết quả điểm số cho SV đúng thời gian theo quy định. Việc thông báo kết quả được thực hiện trên lớp hoặc trên bảng thơng báo (đối với thi học kỳ).

Ngồi việc thông báo với SV kết quả KT - ĐG KQHT của SV, GV cần thực hiện ghi chép kết quả một cách tỉ mỉ bởi việc làm này sẽ giúp cho GV có thể nắm được những khó khăn, nhược điểm của sinh viên mình cũng như theo dõi được sự tiến bộ của người học. Trên cơ sở đó, GV xem xét mức độ đạt được của các mục tiêu dạy - học từ đó lên phương án cải tiến phương pháp dạy - nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học.

1.4.3. Chỉ đạo hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Chỉ đạo về hoạt động KT - ĐG KQHT của SV thực chất đó là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong tồn bộ q trình QL, là huy động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của trường diễn ra trong kỷ cương, trật tự.

Chỉ đạo bao hàm việc liên kết, tập hợp, hướng dẫn, điều hành, tác động đến các các nhân, các đơn vị tham gia QL (các phịng, bộ phận liên quan, các tổ bộ mơn ...) và thực hiện (SV) nhằm động viên, khuyến khích họ hồn thành nhiệm vụ; theo dõi, giám sát; ra quyết định, điều chỉnh, sửa chữa, bù đắp, chỉnh lý nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình QL KT - ĐG KQHT của SV.

1.4.4. Kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên sinh viên

Đây là nội dung quan trọng của chủ thể QL vì chức năng này xuyên suốt quá trình QL và là chức năng của mọi cấp trong hoạt động QL. Kiểm tra là một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện kế hoạch, tiến độ.

Tăng cường giám sát đảm bảo đúng theo quy chế, quy định về đánh giá học phần; thi kết thúc học phần của SV.

Tăng cường giám sát đảm bảo nguyên tắc, khách quan và công bằng trong KT - ĐG KQHT của SV. Đây cũng là quá trình chủ thể QL nhìn nhận các mối quan hệ về nhu cầu và khả năng KT - ĐG KQHT của SV, mức độ đáp ứng của các nguồn lực và cả những tác động QL tới kết quả KT - ĐG. Trên cơ sở đó, có những điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cáo chất lượng đào tạo.

1.4.5. Đánh giá, cải tiến hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên sinh viên

Từ thực tế KT - ĐG KQHT của SV trong trường, chủ thể QL tổ chức tổng kết, đánh giá định kỳ hoạt động KT - ĐG KQHT của SV. Trên cơ sở đó, tiếp tục xây dựng kế hoạch, vạch ra hướng thực hiện mới cải tiến qui trình tổ chức thi và đặc biệt là hoàn thiện các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện tốt hoạt động KT - ĐG KQHT của SV.

Quản lý các hoạt động thu nhận thông tin phản hồi của sinh viên về kết quả kiểm tra kết quả học tập bao gồm: Đảm bảo công bố kết quả thi, KT - ĐG KQHT của SV đúng thời gian; thực hiện công bố kết quả thi, KT, ĐG KQHT của SV trên các bảng thơng báo (của phịng Đào tạo, hồ sơ điện tử); có bộ phận tiếp nhận ý kiến phản hồi của SV về kết quả thi, KT - ĐG KQHT của SV; đảm bảo việc điều chỉnh các sai sót trong chấm thi, KT - ĐG KQHT theo quy định; thông báo kết quả giải quyết ý kiến phản hồi của SV về kết quả thi, KT - ĐG KQHT đúng thời gian.

* Ngoài các hoạt động QL nêu trên, cịn có hoạt động QL các điều kiện đảm bảo hoạt động KT - ĐG KQHT của SV, bao gồm:

- Quản lý nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là lực lượng trực tiếp tham gia thực hiện hoạt động KT - ĐG chủ yếu là đội ngũ GV và CBQL. Đội ngũ GV và CBQL là những người quyết định đến chất lượng của hoạt động KT - ĐG, đội ngũ GV và CBQL phải có trình độ chun mơn, có năng lực về nghiệp vụ quản lý, điều hành về cơng tác hoạt động KT - ĐG, có phẩm chất, đạo đức tốt, có khả năng vận dụng tốt và đúng đắn những quy định, hướng dẫn hiện hành văn bản Nhà nước về giáo dục đào tạo.

Việc QL tổ chức bộ máy hoạt động KT - ĐG hợp lý, phù hợp với điều kiện giáo dục đào tạo tại trường sẽ phát huy mọi năng lực của đội ngũ GV trong thực hiện quy trình KT - ĐG.

- Quản lý cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất là phương tiện, điều kiện để tổ chức quá trình dạy và học ở bất kỳ cơ sở giáo dục nào và có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động KT - ĐG kết quả học tập.

Quản lý cơ sở vật chất là quản lý việc sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức quá trình dạy và học như phòng thi, phòng máy, phòng thực tập, các thiết bị máy móc phục vụ thi, phần mềm, phương tiện dạy học, dụng cụ, vật tư tiêu hao...

Nguồn tài chính là nguồn lực rất quan trọng trong bất cứ một hoạt động nào của cơ sở giáo dục. Nguồn tài chính bao gồm các nguồn thu từ ngân sách nhà nước, các nguồn thu từ hoạt động quản lý giáo giáo dục .... Để quản lý tốt nguồn tài chính phục vụ cho các hoạt động giáo dục, CBQL trước hết phải hiểu rõ nguyên tắc hoạt động tài chính của giáo dục, tận dụng mọi nguồn thu và sử dụng các nguồn chi cho hợp lý, có hiệu quả. Các hoạt động thu chi tài chính phải có sự kiểm sốt theo Quy định chi tiêu nội bộ của Trường.

Đối với hoạt động KT - ĐG kết quả học tập phải thực hiện chế độ thu, chi tài chính đúng nguyện tắc, thực hiện đầy đủ chế độ GV, nhằm phát huy được tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ GV trực tiếp tham gia hoạt động KT - ĐG.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày được một số khái niệm chính của đề tài như: Kiểm tra - đánh giá; Kiểm tra - đánh giá KQHT của SV;... Luận văn đã trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về vị trí, vai trị, chức năng; phương pháp và hình thức của KT - ĐG KQHT; những nguyên tắc của KT - ĐG KQHT và đã đề ra nội dung quản lý chung về KT - ĐG KQHT của SV ở trường đại học.

Tất cả những nội dung trên đã tạo thành cơ sở lý luận về QL KT - ĐG KQHT của SV ở trường đại học, và cũng là cơ sở để khảo sát, phân tích thực trạng và xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu lực của hoạt động QL KT - ĐG KQHT của SV Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KỸ THUẬT Y - DƯỢC ĐÀ NẴNG 2.1. Khái quát quá trình khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học kỹ thuật y dược đà nẵng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)