8. Cấu trúc của luận văn
2.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường
2.3.3. Đánh giá về sự phối hợp trong hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học
Hình thức đánh giá Mức độ đánh giá của SV ĐTB Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu Tự luận 71 272 233 64 25 3,45 Trắc nghiệm khách quan 251 354 50 8 2 4,27 Vấn đáp 101 349 164 41 10 3,74 Làm tiểu luận/bài tập lớn 107 367 149 31 11 3,79 Seminar/thảo luận 116 364 142 34 9 3,82 Thực hành/thí nghiệm 181 374 83 20 7 4,06
Qua kết quả thể hiện ở bảng 2.6, ý kiến của SV về các hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập, ĐTB đạt từ 3,45 đến 4,27 điểm. Cụ thể hình thức được SV đánh giá ở mức độ cao nhất là “Trắc nghiệm khách quan” (4,27 điểm), tiếp đến là "Thực hành/thí nghiệm” (4,06 điểm), “Seminar/thảo luận (3,82 điểm), “Làm tiểu luận/bài tập lớn” (3,79 điểm), “Vấn đáp” (3,74 điểm), thấp nhất là “Tự luận” (3,45 điểm).
Như vậy có thể thấy GV đã sử dụng khá đa dạng các hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập. GV đã chú ý thực hiện thơng qua q trình dạy học. Tuy nhiên, việc sử dụng các hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của SV cịn mang tính truyền thống nên chưa thực sự đánh giá hết năng lực hoạt động thực tiễn của SV.
2.3.3. Đánh giá về sự phối hợp trong hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên học tập của sinh viên
Năm học 2010 - 2011 trở về trước, việc tổ chức thi học kỳ do phòng Đào tạo đại học trực tiếp tổ chức và thực hiện. Từ năm 2011 - 2012, Nhà trường quyết định thành lập phịng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục và giao việc tổ chức thi học kỳ cho Phòng chủ động tổ chức dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám hiệu nhà trường. Sự phối hợp giữa các đơn vị trong việc tổ chức thi khá logic và chặt chẽ: giảng viên ra 03 đề thi, thông qua cán bộ quản lý là phụ trách Bộ mơn/Khoa, nộp
cho Phịng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, Phòng sẽ chọn ra 01 đề và làm thành các mã đề (thông thường là 4 mã), photo đóng gói, bài thi của sinh viên sẽ được chấm bằng máy, gửi điểm về Phòng Đào tạo đại học để nhập điểm vào hệ thống và gửi về sinh viên…
Thực trạng phối hợp giữa các lực lượng quản lý trong hoạt động KT - ĐG được thể hiện ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Đánh giá sự phối hợp giữa các lực lượng quản lý trong hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật
Y - Dược Đà Nẵng Mức độ đánh giá CBQL GV Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Rất tốt 6 22,2 3 9,1 Tốt 16 59,3 20 60,6 Khá 3 11,1 9 27,3 Trung bình 2 7,4 1 3,0 Yếu 0 0 0 0 Tổng 27 100,0 33 100,0
Các ý kiến của các đối tượng khảo sát có sự đồng nhất và trùng khớp với kết quả quan sát của chúng tôi về sự phối hợp của các lực lượng quản lý. Có 22,2% ý kiến của CBQL và 9,1% ý kiến của GV đánh giá sự phối hợp ở mức độ rất tốt; có 59,3% ý kiến của CBQL và 60,6% ý kiến của GV đánh giá ở mức độ tốt. Mức độ khá của CBQL và GV lần lượt là 11,1% và 27,3%. Tuy nhiên vẫn còn 7,4% ý kiến của CBQL và 3, 0% ý kiến của GV đánh giá sự phối hợp ở mức trung bình. Điều này cho thấy sự phối hợp tổ chức thực hiện chưa đạt kết quả cao.
Kết quả phỏng vấn một số ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên thể hiện vẫn cịn tình trạng giảng viên chưa nắm bắt cụ thể kế hoạch kiểm tra - đánh giá của nhà trường nên khi triển khai, phối hợp gặp khơng ít khó khăn, lúng túng. Thêm vào đó việc sắp xếp lịch thi các học phần cịn chưa có sự tập trung do đặc thù Nhà trường đào tạo nhiều đối tượng khác nhau (chính quy, liên thơng chính quy, liên thơng vừa làm vừa học) và bị động theo lịch thực tập tại các cơ sở y tế.
Chính vì vậy, lãnh đạo nhà trường cần đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để lực lượng quản lý ở các đơn vị, bộ phận có chức năng phối hợp với nhau nhịp nhàng hơn và đồng bộ hơn, tạo nên kết quả khả quan của hoạt động KT - ĐG KQHT của SV.