8. Cấu trúc của luận văn
1.4.5. Đánh giá, cải tiến hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh
sinh viên
Từ thực tế KT - ĐG KQHT của SV trong trường, chủ thể QL tổ chức tổng kết, đánh giá định kỳ hoạt động KT - ĐG KQHT của SV. Trên cơ sở đó, tiếp tục xây dựng kế hoạch, vạch ra hướng thực hiện mới cải tiến qui trình tổ chức thi và đặc biệt là hoàn thiện các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện tốt hoạt động KT - ĐG KQHT của SV.
Quản lý các hoạt động thu nhận thông tin phản hồi của sinh viên về kết quả kiểm tra kết quả học tập bao gồm: Đảm bảo công bố kết quả thi, KT - ĐG KQHT của SV đúng thời gian; thực hiện công bố kết quả thi, KT, ĐG KQHT của SV trên các bảng thông báo (của phòng Đào tạo, hồ sơ điện tử); có bộ phận tiếp nhận ý kiến phản hồi của SV về kết quả thi, KT - ĐG KQHT của SV; đảm bảo việc điều chỉnh các sai sót trong chấm thi, KT - ĐG KQHT theo quy định; thông báo kết quả giải quyết ý kiến phản hồi của SV về kết quả thi, KT - ĐG KQHT đúng thời gian.
* Ngoài các hoạt động QL nêu trên, còn có hoạt động QL các điều kiện đảm bảo hoạt độngKT - ĐG KQHT của SV, bao gồm:
- Quản lý nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là lực lượng trực tiếp tham gia thực hiện hoạt độngKT - ĐG chủ yếu là đội ngũ GV và CBQL. Đội ngũ GV và CBQL là những người quyết định đến chất lượng của hoạt động KT - ĐG, đội ngũ GV và CBQL phải có trình độ chuyên môn, có năng lực về nghiệp vụ quản lý, điều hành về công tác hoạt động KT - ĐG, có phẩm chất, đạo đức tốt, có khả năng vận dụng tốt và đúng đắn những quy định, hướng dẫn hiện hành văn bản Nhà nước về giáo dục đào tạo.
Việc QL tổ chức bộ máy hoạt động KT - ĐG hợp lý, phù hợp với điều kiện giáo dục đào tạo tại trường sẽ phát huy mọi năng lực của đội ngũ GV trong thực hiện quy trình KT - ĐG.
- Quản lý cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là phương tiện, điều kiện để tổ chức quá trình dạy và học ở bất kỳ cơ sở giáo dục nào và có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạtđộngKT - ĐG kết quả học tập.
Quản lý cơ sở vật chất là quản lý việc sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức quá trình dạy và học như phòng thi, phòng máy, phòng thực tập, các thiết bị máy móc phục vụ thi, phần mềm, phương tiện dạy học, dụng cụ, vật tư tiêu hao...
Nguồn tài chính là nguồn lực rất quan trọng trong bất cứ một hoạt động nào của cơ sở giáo dục. Nguồn tài chính bao gồm các nguồn thu từ ngân sách nhà nước, các nguồn thu từ hoạt động quản lý giáo giáo dục .... Để quản lý tốt nguồn tài chính phục vụ cho các hoạt động giáo dục, CBQL trước hết phải hiểu rõ nguyên tắc hoạt động tài chính của giáo dục, tận dụng mọi nguồn thu và sử dụng các nguồn chi cho hợp lý, có hiệu quả. Các hoạt động thu chi tài chính phải có sự kiểm soát theo Quy định chi tiêu nội bộ của Trường.
Đối với hoạt động KT - ĐG kết quả học tập phải thực hiện chế độ thu, chi tài chính đúng nguyện tắc, thực hiện đầy đủ chế độ GV, nhằm phát huy được tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ GV trực tiếp tham gia hoạt độngKT - ĐG.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày được một số khái niệm chính của đề tài như: Kiểm tra - đánh giá; Kiểm tra - đánh giá KQHT của SV;... Luận văn đã trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về vị trí, vai trò, chức năng; phương pháp và hình thức của KT - ĐG KQHT; những nguyên tắc của KT - ĐG KQHT và đã đề ra nội dung quản lý chung về KT - ĐG KQHT của SV ở trường đại học.
Tất cả những nội dung trên đã tạo thành cơ sở lý luận về QL KT - ĐG KQHT của SV ở trường đại học, và cũng là cơ sở để khảo sát, phân tích thực trạng và xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu lực của hoạt động QL KT - ĐG KQHT của SV Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT Y - DƯỢC ĐÀ NẴNG 2.1. Khái quát quá trình khảo sát
2.1.1. Mục đích khảo sát
Là cơ sở khoa học cho việc nhận định, đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng làm căn cứ thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá sinh viên.
2.1.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng.
- Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng.
- Thực trạng công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng.
2.1.3. Tổ chức khảo sát
- Khảo sát bằng phiếu ý kiến đánh giá của 60 GV và CBQL, 665 SV các ngành học Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng về thực trạng quản lý hoạt động KT - ĐG KQHT của SV Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng.
- Áp dụng các phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động, phỏng vấn với mục đích thu thập thông tin nhằm lý giải thực trạng quản lý hoạt động KT - ĐG KQHT của SV Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng.
- Tổng hợp phiếu trưng cầu ý kiến theo từng đối tượng khảo sát. Sử dụng các công thức toán học để phân tích dữ liệu làm cơ sở viết báo cáo kết quả khảo sát.
2.1.4. Xử lý số liệu khảo sát
- Xử lý số liệu bằng các công thức toán học và phần mềm SPSS 16.0. - Cách quy ước thang điểm ứng với từng mức độ đánh giá của bảng hỏi: Rất yếu= 1 điểm
Yếu= 2 điểm
Trung bình= 3 điểm Tốt= 4 điểm
- Cách quy ước thang ĐTB ứng với từng mức độ khảo sát của bảng hỏi: 1,0 ≤ ĐTB < 1,5: Rất yếu 1,5 ≤ ĐTB < 2,5: Yếu 2,5 ≤ ĐTB < 3,5: Trung bình 3,5 ≤ ĐTB < 4,5: Tốt 4,5 ≤ ĐTB ≤ 5,0: Rất tốt
2.1.5. Thời gian khảo sát
Thực hiện từ ngày 15/12/2020 đến ngày 31/01/2021.
2.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng Y - Dược Đà Nẵng
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng là trường công lập trực thuộc Bộ Y tế. Tiền thân là Trường Cán bộ Quân Dân Y được thành lập vào ngày 26 tháng 3 năm 1963 tại căn cứ Sông Re, xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi với nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế phục vụ chiến đấu, chăm sóc sức khoẻ thương, bệnh binh và đồng bào khu căn cứ cách mạng. Trước yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực y tế đáp ứng cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn mới, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Nhà Trường, với sự phấn đấu toàn diện của mỗi cán bộ công chức, viên chức và NH, sự giúp đỡ của các trường đại học y - dược trong nước, đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trước đây và sau này là thành phố Đà Nẵng.
Năm 2006, Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II - Bộ Y tế. Sau một thời gian phấn đấu nỗ lực không ngừng, Trường đã được Thủ tướng Chính phủ thành lập thành Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II theo Quyết định số 595/QĐ- TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Phòng TCCB- trường ĐHKT Y - Dược Đà Nẵng, năm 2020) Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng
Sau gần 60 năm xây dựng và phát triển, 07 năm được nâng cấp thành trường đại học, tính đến thời điểm 30/6/2020, Nhà trường có 310 công chức, viên chức cơ hữu và người lao động, trong đó có 226 GV cơ hữu (01 PGS, 31 Tiến sĩ, 153 Thạc sĩ, 41 đại học). Trình độ sau đại học của GV chiếm tỷ lệ 81,9% so với tổng số GV cơ hữu. Trong đó có 52 CB-GV theo Nghị định số 111/2017/NĐ-CP. Ngoài ra còn có 27
GV thỉnh giảng có trình độ từ thạc sĩ trở lên thuộc các Bệnh viện Trung ương và địa phương như: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Quân Y 17, Bệnh viện 199 Bộ Công an, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ Sản-Nhi Đà Nẵng, các Bệnh viện chuyên khoa của thành phố Đà Nẵng, các Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Đà Nẵng, các công ty Dược Trung ương và địa phương.
Ngày 16/9/2013, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Quyết định số 3443/QĐ- BYT về việc ban hành Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng. Theo đó, cơ cấu tổ chức hoạt động của Nhà trường theo mô hình 3 cấp, gồm: BGH (Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng), các Khoa, Bộ môn, Trung tâm, Phòng chức năng trực thuộc Trường và các Bộ môn, Đơn vị trực thuộc Khoa. Tính đến thời điểm ngày 30/6/2020, Nhà trường hiện có 21 đơn vị trực thuộc Trường, gồm: 08 phòng, 07 khoa (với 38 bộ môn trực thuộc khoa), 03 Bộ môn trực thuộc Trường và 03 Trung tâm (trong đó có 01 cơ sở khám chữa bệnh).
2.2.3. Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Nhà trường đã luôn quan tâm và coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, coi đây là mũi nhọn là một động lực phát triển Nhà trường. Trong những năm qua, nhiều hoạt động khoa học và hợp tác quốc tế đã trở thành hoạt động thường xuyên, Trường là điểm đến của nhiều cá nhân và tổ chức quốc tế trong và ngoài nước cho việc hợp tác nghiên cứu và đào tạo, Nhà trường đã tổ chức nhiều Hội nghị, Hội thảo khoa học nhằm trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ kết quả nghiên cứu khoa học giữa các nhà khoa học, các tổ chức trong và ngoài nước với cán bộ, giảng viên nhà trường để nâng cao chất lượng đào tạo và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
Công tác nghiên cứu khoa học đã được quan tâm, đẩy mạnh. Các cán bộ, giảng viên nhà trường đã thực hiện hơn 337 đề tài cấp cơ sở và cấp tỉnh, trong đó nhiều đề tài đã được công bố trên các tạp chí uy tín chuyên ngành trong nước và có 20 công trình NCKH đã công bố trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành trong hệ thống ISI và tổ chức thành công nhiều nội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.
Hợp tác quốc tế cũng luôn được quan tâm đẩy mạnh. Trường đã tích cực hợp tác với các cá nhân và tổ chức quốc tế thông qua các chương trình, dự án quốc tế nhằm bổ sung các nguồn lực cho trường, đặc biệt là nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên và nâng cao chất lượng đào tạo của trường.
2.2.4. Cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo
Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng là trường đào tạo đa ngành về khoa học sức khỏe, hiện nay Trường đang tổ chức 07 CTĐT bậc đại học gồm: CTĐT Y khoa; CTĐT Dược học; CTĐT Điều dưỡng đa khoa; CTĐT Kỹ thuật xét nghiệm Y học; CTĐT Phục hồi chức năng; CTĐT Kỹ thuật Hình ảnh Y học và
CTĐT Y tế công cộng với quy mô 3891 SV đang theo học tại Trường. Từ khi trở thành trường đại học đến ngày 30 tháng 6 năm 2020 Trường đã đào tạo 2967 SV đại học tốt nghiệp ra trường. Bên cạnh đó, Nhà trường còn tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn, đào tạo liên tục cho 2717 học viên là cán bộ y tế đang công tác tại các tỉnh Miền trung, Tây nguyên và trên cả nước. Các thế hệ SV của Nhà trường đã tốt nghiệp hiện đang công tác tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, phát huy tốt đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và truyền thống tốt đẹp của Nhà trường.
Quy mô đào tạo SV hệ chính quy của Trường được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Quy mô đào tạo SV hệ chính quy của trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng giai đoạn hiện tại
Đơn vị tính: người
STT Ngành đào tạo
Số lượng sinh viên ĐH hệ chính quy Tổng Năm I Năm II Năm III Năm IV Năm V 1 Y khoa 142 115 147 98 95 597 2 Dược học 110 151 170 156 271 858
3 Điều dưỡng có 04 chuyên
ngành, trong đó: 255 265 275 338 0 1133
3.1 Điều dưỡng đa khoa 145 144 174 245 0 708 3.2 Điều dưỡng nha khoa 42 41 52 40 0 175 3.3 Điều dưỡng gây mê hồi sức 51 51 49 53 0 204 3.4 Điều dưỡng phụ sản 17 29 0 0 0 46
4 Kỹ thuật xét nghiệm y học 68 44 47 66 0 225
5 Kỹ thuật hình ảnh y học 49 42 51 39 0 181
6 Kỹ thuật phục hồi chức năng 44 29 31 31 0 135
7 Y tế công cộng 7 13 24 28 0 72
Tổng cộng 675 659 745 756 366 3201
(Nguồn: Phòng ĐTĐH, trường ĐHKT Y - Dược Đà Nẵng, tháng 6/2020)
2.2.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng được UBND thành phố Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích gần 62.000m2, tại cơ sở 1 số 99 - đường Hùng Vương - TP. Đà Nẵng và cơ sở 2 tại phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng.
- Cơ sở 1 đã xây dựng 7 khối nhà, tổng diện tích sàn xây dựng 31.962,54 m2
trường 350 chỗ, KTXSV 700 chỗ. Hiện tại Nhà trường đang khởi công xây dựng Trung tâm thực hành tiền lâm sàng với quy mô 6 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng 2.800 m2 sẽ nâng cao kỹ năng thực hành tiền lâm sàng cho SV học tập tại trường.
- Cơ sở 2 đã xây dựng 3 khối nhà, tổng diện tích sàn xây dựng 12.854 m2, gồm các phòng làm việc hành chính, các giảng đường 100 chỗ ngồi, các phòng thực hành chuyên ngành dược, hội trường 500 chỗ, nhà thi đấu đa năng, KTXSV 500 chỗ và đang tiếp tục chuẩn bị các thủ tục cho Dự án xây dựng Bệnh viện 350 giường, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng các công trình phụ trợ khác đảm bảo cho việc dạy và học được tốt hơn.
Bên cạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, Nhà trường đã được Bộ Y tế quan tâm đầu tư kinh phí để mua sắm các trang thiết bị có công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu, chất lượng đào tạo các chuyên ngành Bác sĩ y khoa, Dược sĩ, Cử nhân y học như: Hệ thống máy CT scaner, Máy siêu âm màu chuyên tim mạch, Máy siêu âm màu 4D, Hệ thống máy X- Quang cao tần kỹ thuật số, Hệ thống máy X-Quang tăng sáng truyền hình KTS, Hệ thống máy xét nghiệm miễn dịch tự động, Máy định lượng HbA1C, Mô hình giải phẫu tự học 3D, Mô hình huấn luyện kỹ năng hồi sức cấp cứu và chăm sóc bệnh nhân, Hệ thống mô phỏng đào tạo siêu âm chẩn đoán.
2.2.6. Cơ chế quản lý tài chính
Phòng TC - KT là đơn vị chức năng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, theo dõi giám sát việc phát triển các nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo, NCKH và PVCĐ.