Quản lí điều kiện tổchức hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp tại trường

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 51 - 53)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp tại trườngTHCS

1.4.6. Quản lí điều kiện tổchức hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp tại trường

Các điều kiện phục vụ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thông qua tổ chức các hoạt động GDNGLL trong nhà trường bao gồm kinh phí, thời gian và các điều kiện về vật lực.

- Hiệu trưởng dành kinh phí, thời gian cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Để các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức thời cơ hướng tổ chức HĐNGLL đạt hiệu quả thì Hiệu trưởng phải lên kế hoạch mua sắm, sử dụng, bảo quản các phương tiện phục vụ tổ chức HĐGDNGLL (loa di động âm li, máy vi tính, ti vi, bàn ghế, tài liệu....) để nâng cao chất lượng GD, tiết kiệm, tránh lãng phí.

- Việc lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị phục vụ các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thời cơ hướng tổ chức GDNGLL cần bám sát mục tiêu, yêu cầu của từng HĐ, với các hình thức chính khóa và ngoại khóa, chú trọng các phương tiện GD mang cả giá trị vật chất và tinh thần như sách, vở, báo chí, tranh ảnh, các tác phẩm nghệ thuật.

Việc mua sắm trang thiết bị được thực hiện bằng nhiều nguồn: Ngân sách, kêu gọi nguồn xã hội hóa từ phụ huynh, địa phương, các cá nhân hảo tâm.

Các phương tiện GD phải đảm bảo các yêu cầu về thẩm mĩ, độ bền, độ an toàn và vệ sinh và được sử dụng một cách tối đa, thường xuyên. Để đảm bảo độ bền của các phương tiện GD, hiệu trưởng cần mua sắm các đồ dùng có chất lượng, có sổ sách thời cơ dõi, ghi chép tình trạng sử dụng, giao trách nhiệm tự quản các trang thiết bị này cho GV và HS. Việc bố trí các khu vui chơi, sân bãi luyện tập phải hợp lí, thuận tiện.

Nhà trường phải có trách nhiệm làm cho mọi người hiểu được tầm quan trọng của trang thiết bị GD đối với các HĐGD và các HĐ ngoại khóa của HS.

Tiểu kết chương 1

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tạo cơ hội cho học sinh: huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống gia đình, nhà trường và xã hội; tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động; trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, lựa chọn ý tưởng hoạt động; thể hiện và tự khẳng định bản thân, đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của các bạn... dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được tuyên bố trong chương trình tổng thể và các năng lực đặc thù của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp mang tính linh hoạt, mềm dẻo. Các cơ sở giáo dục có thể căn cứ vào bốn nội dung hoạt động chính là hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động giáo dục hướng nghiệp để thiết kế thành các chủ đề hoạt động phù hợp với nhu cầu, đặc điểm học sinh, điều kiện của nhà trường, địa phương.

- Xác định một số nội dung cơ bản quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THCS như:

+ Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS. + Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS. + Chỉ đạo triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS.

+ Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS. Đồng thời thấy được những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng như: trình độ năng lực của cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà trường, sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường, điều kiện kinh tế, văn hóa, sự quan tâm của các cấp để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THCS. Đây chính là những tiền đề để nghiên cứu trực tiếp thực trạng và đề ra biện pháp hợp lý, đem lại hiệu quả hoạt động trải nghiệm nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường tiểu học nói chung.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG THCS

HUYỆN BẮC TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)