8. Cấu trúc luận văn
1.3. Hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp tại trườngTHCS
1.3.4. Các lực lượng tham gia tổchức hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có thể được tổ chức tại nhiều thời điểm, địa điểm khác nhau với nhiều nội dung và quy mô khác nhau, bởi vậy, tuỳ theo cách tổ chức để huy động sự tham gia, phối hợp liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ tư vấn tâm lí học đường, cán bộ Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội, cán bộ quản lí nhà trường, cha mẹ học sinh. Nhà trường cần tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hoạt động xã hội, nghệ nhân, người lao động tiêu biểu ở địa phương, ... cho các hoạt động giáo dục này.
Giáo viên chủ nhiệm lớp: Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi nhất với các em học sinh, GVCN chính là người bạn tâm tình chia sẻ tâm tư tình cảm với các em học
sinh, là người hướng dẫn, tổ chức cho các em trong học tập và vui chơi. GVCN phát huy các phương pháp giáo dục, chủ động, tích cực, tiếp thu cái mới và chủ động kết hợp các phương pháp với nhau.
Trong nhà trường, GVCN chính là vị thủ lĩnh tinh thần làm điểm tựa để tạo ra một tập thể lớp năng dộng, sáng tạo. Với vai trị đó, GVCN sẽ tạo được động lực thi đua, tạo môi trường thân thiện giữa thầy, cơ và trị, giữa các thành viên trong tập thể, giữa các tập thể lớp với tổ chức Đoàn, với hội CMHS. Để đội ngũ GVCN lớp thực thi tốt nhiệm vụ của mình, nhà quản lý cần chỉ đạo GVCN căn cứ vào nội dung Chương trình Giáo dục phổ thông, Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với từng khối lớp, triển khai kế hoạch và tổ chức hoạt động cho học sinh, quản lý phát huy hiệu quả việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh bằng các tiêu chí cụ thể.
Giáo viên bộ mơn: Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 địi hỏi giáo viên phải có khả năng tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm. Do đó, người giáo viên giảng dạy bộ môn phải chủ động tiếp cận những yêu cầu đổi mới trong đào tạo nói chung và yêu cầu dạy học trải nghiệm nói riêng, phải linh hoạt khéo léo điều khiển giờ dạy, thầy trị tích cực làm việc để có thể truyền tải và lĩnh hội đầy đủ nội dung kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, vừa thông qua kiến thức của bài học để học sinh nhận thức được giá trị của cuộc sống, hình thành giá trị của bản thân, biết lắng nghe, chia sẻ với người khác, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng xã hội … Như vậy, vai trò của giáo viên bộ mơn là hết sức quan trọng, vì vậy nhà quản lý ngồi việc lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho hoạt động còn phải tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên. Theo dõi sát việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên cũng như kết quả rèn luyện của học sinh.
Cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh: Vai trị của Tổng phụ trách Đội trong mỗi cơ sở giáo dục là tham mưu cho ban lãnh đạo nhà trường, xây dựng và triển khai các hoạt động giáo dục trải nghiệm phù hợp với thực tế của đơn vị để mang lại cho học sinh các trải nghiệm sống. Đặt trong những thay đổi của chương trình GDPT mới khi các HĐTN được đẩy mạnh, trở thành hoạt động giáo dục bắt buộc, đòi hỏi cao cả về mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức đến việc đánh giá kết quả, Tổng phụ trách Đội cần phải nâng cao các nội dung về thực hành xã hội trong khâu tổ chức. Để HĐTN thu hút học sinh thì trước hết phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Đặc biệt, để bắt kịp với những yêu cầu cao của giáo dục trong chương trình GDPT mới, đội ngũ Tổng phụ trách Đội cần phải được đào tạo lại một cách bài bản. Các chương trình đào tạo sẽ theo các cấp độ khác nhau từ tập huấn, bồi dưỡng cho đến đào tạo chuyên sâu, để làm sao Tổng phụ trách Đội hiểu đúng về chương trình GDPT mới, hiểu đúng về bản chất mục tiêu của các chương trình TN để triển khai có chiều sâu, hiệu quả.
Các lực lượng giáo dục khác: Để tạo nên sức mạnh tổng thể trong việc tổ chức hoạt động, nhà trường cần huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình giáo dục như: cán bộ tư vấn tâm lý học đường, cán bộ Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh, các tổ chức, cá nhân trong xã hội… Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng. Tùy nội dung, tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lượng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể là chủ trì, đầu mối hoặc phối hợp; có thể về những mặt khác nhau (có thể hỗ trợ về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt động hoặc đóng góp về chun mơn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về tinh thần). Do vậy, hoạt động trải nghiệm tạo điều kiện cho học sinh được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của hoạt động trải nghiệm