Thực trạng quản lí chương trìnhhoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp tạ

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 76 - 78)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp cho HS tại các trường

2.4.2. Thực trạng quản lí chương trìnhhoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp tạ

Nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam, tôi đã khảo sát ý kiến của 340 CBQL, GV. Kết quả thu được ở bảng 2.13 như sau:

Bảng 2.13. GBQL, GV đánh giá công tác quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

TT Nội dung quản lý

Đánh giá của CBQL, GV (N =340 )

Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Tổ chức xác định nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS

13,24 27,06 43,52 16,18 14,42 23,82 51,47 10,29

2

Tổ chức quán triệt đến các lực lượng thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong các HĐNGLL

0,00 14,12 52,06 33,82 0,00 17,65 57,06 25,29

3

Chỉ đạo GV tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đảm bảo yêu cầu, nội dung GD

14,71 27,35 57,94 0,00 18,82 31,76 43,24 6,18

4

Tổ chức trưng cầu ý kiến về nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

2,06 20,88 33,82 43,24 0,00 15,29 32,06 52,65

5

Rà soát, khai thác CSVC, thiết bị, đồ dùng và tư liệu để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

6,76 22,94 39,12 31,18 2,35 13,53 40,00 44,12

Ở mức độ thực hiện: Qua khảo sát cho thấy, hầu hết các trường đều tiếp cận và thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tuy nhiên mức độ thực hiện lại chưa được thường xuyên, Mức đánh giá “Thỉnh thoảng” và “Chưa thực hiện” cao hơn mức “Rất thường xuyên” và “Thường xuyên”. Ví dụ với nội dung Tổ chức quán triệt đến các lực lượng thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong các HĐNGLL mức “Rất thường xuyên” 0%, “Thường xuyên” 14,12% trong khi mức “Thỉnh thoảng” đến 52,06% và “Chưa thực hiện” tới 33,82%. Mức đánh giá “Chưa thực hiện” ở nhiều nội dung còn cao, đơn cử như Tổ chức trưng cầu ý kiến về nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệptrong các tiết HĐNGLL đến 43,24%,

Đối với kết quả thực hiện: việc quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được CBQL và GV đánh giá ở mức độ “Tốt”, “Khá” đều dưới 50%. Các hoạt động quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có đến 4 nội dung được CBQL, GV đánh giá chủ yếu ở mức “Trung bình” và “Yếu” từ 60% đến 80%, đặc biệt ở 02 nội dung Tổ chức trưng cầu ý kiến về nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Rà soát, khai thác CSVC, thiết bị, đồ dùng và tư liệu để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đánh giá mức “Trung binh” và “Yếu” trên 84%,

Từ số liệu qua khảo sát thực trạng công tác quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường THCS trên địa bàn huyện Bắc Trà My cho thấy,

GV đánh giá việc quản lý nội dung của CBQl còn nhiều hạn chế. Nhiều lãnh đạo chưa quan tâm nhiều đến quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, công tác quản lý chủ yếu chú trọng việc tổ chức thực hiện các nội dung đã được các cấp quy định làmảnh hưởng đến kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thơng mới 2018. Chính vì vậy, địi hỏi các cấp quản lý cần có biện pháp để trưng cầu ý kiến của các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, chọn những nội dung phù hợp với đặc điểm của HS mình để tổ chức đạt hiệu quả cao,

2.4.3. Thực trạng quản lí hình thức tổ chức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)