Xây dựng qui chế phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh và chính

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 98 - 102)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp cho học sinh tại các

3.2.4. Xây dựng qui chế phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh và chính

nghiệp cho học sinh

a. Mục đích

Phát huy vai trò của PHHS, các lực lượng giáo dục trong các HĐGD của nhà trường nói chung và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nói riêng góp phần thúc đẩy việc thực hiện nội dung và nhiệm vụ của các biện pháp được thuận lợi hơn.

b. Nội dung và cách tiến hành

*Nội dung :

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động nhà trường kết nối với cộng đồng nhiều nhất, nhất là các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tổ chức thông qua các HĐGDNGLL. Vì vậy, để hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có chất lượng và hiệu quả, ngồi việc giáo dục của các thầy cơ trong nhà trường thì gia đình và các lực lượng xã hội có vai trị rất quan trọng.

Nhà trường, gia đình, xã hội có liên quan mật thiết với nhau trong q trình giáo dục học sinh, nếu biết kết hợp tốt giữa 3 lực lượng này sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Việc thực hiện kết hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong QL hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là một trong những chủ trưong xã hội hóa GD của Đảng và nhà nước ta, nhằm phát huy

sức mạnh tổng hợp các nguồn lực cho sự nghiệp GD nói chung và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nói riêng.

Các lực lương giáo dục bao gồm:

-Lực lượng GD trong trường: Gồm có Chi bộ Đảng, tổ trưởng chun mơn, các

GVCN, GV bộ môn, nhân viên… mỗi thành viên đều có chức năng, nhiệm vụ riêng. Đây là lực lượng có khả năng sư phạm, kinh nghiệm trong tổ chức GDHS. Hiệu trưởng nhà trường bắt buộc toàn thể cán bộ, hội viên tham gia hướng dẫn, tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS, trong đó GVCN có vai trị quan trọng nhất. Các CB còn lại tùy thời cơ khả năng, năng lực của họ bố trí một cơng việc phù hợp như phụ trách câu lạc bộ, ngoại khóa, tham quan. Trên cơ sở việc thành lập Ban chỉ đạo hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Hiệu trưởng xác định mục tiêu của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, lên kế hoạch, phân công công việc, định ra chế độ sinh hoạt, cơ chế phối hợp HĐ, để mọi HĐ đều được bàn bạc thống nhất phát huy mọi tiềm năng của mọi thành viên trong tổ chức, hướng dẫn, quản lí các HĐGD.

-Lực lượng GD ngoài nhà trường bao gồm: PHHS, Hội đồng Đội huyện, xã,

Đoàn thanh niên, các trung tâm y tế…các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh, các công ty, các xí nghiệp nhà máy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, các tổ chức quần chúng, mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, chữ thập đỏ, cựu chiến binh, nhà văn hóa, nhà hảo tâm… mỗi tổ chức, cá nhân có một vị trí chức năng, chun mơn tài chính riêng, phát huy năng lực chuyên mơn của họ có thể đóng góp một phần vào thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, kể cả sự đóng góp về vật chất và tinh thần. Nếu nhà trường biết phát huy và phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, cá nhân trên, chắc chắn hiệu quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp sẽ ngày càng cao.

Hiệu trưởng xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường trong cả năm học đến CMHS trong buổi Hội nghị CMHS đầu năm học và thống nhất quy chế phối hợp giữa CMHS, các lực lượng xã hội với nhà trường trong từng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong nhà trường có sự tham gia của CMHS, các lực lượng xã hội.

Cha mẹ tham gia khơng chính thức vào việc đánh giá các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong nhà trường nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhà trường mà thông qua các chi hội CMHS ở từng lớp để tham gia chính thức vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động, tham mưu giúp nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phù hợp với điều kiện nhà trường, điều kiện kinh tế của phụ huynh, địa phương và nhận được sự đồng thuận, hỗ trợ khi thực hiện...

Mức độ tham gia của cha mẹ vào xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp diễn ra từ thấp đến cao, từ bị động lên chủ động, từ ít tự nguyện đến tự giác. Vì vậy, phải có những tác động có chủ đích từ phía nhà trường, GVCN

nhằm huy động tối đa lực lượng cha mẹ học sinh, các lực lượng nhiệt tình và có khả năng tham gia vào xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp một cách tồn diện cho cả năm học nhằm cơng khai tất cả các nội dung của kế hoạch giúp cho việc quản lý và trao đổi thông tin nhanh giữa các lực lượng giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội từ đầu năm học để các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được sự tham gia, ủng hộ và chỉ đạo kịp thời và hiệu quả. Để giúp xây dựng kế hoạch trải nghiệm, hướng nghiệp cho năm học phục vụ cho nhà trường và gia đình quản lý tốt hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của trẻ nhất thiết cần có sự thống nhất của gia đình và nhà trường về mục đích, nội đung, u cầu và phương pháp giáo dục

+ Thống nhất mục tiêu xây dựng kế hoạch:

Mục đích xây dựng kế hoạchlà những yêu cầu cần được xác định nhằm đạt được kết quả cuối cùng của kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách nói chung, con người chịu nhiều tác động giáo dục và tự giáo dục của môi trường hồn cảnh, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội... những loại tác động này có thể gây ra những ảnh hưởng trái ngược nhau, cản trở nhau trong quá tình định hướng phát triển nhân cách, đặc biệt khi nhận thức của trẻ còn thấp, kinh nghiệm và điều kiện trải nghiệm cuộc sống chưa nhiều, chưa bền vững dễ dẫn đến những khó khăn trong việc lựa chọn định hướng đúng đắn, hoặc lựa chọn các giá trị đối với quá trình phát triển nhân cách cá thể.Vì vậy, việc xây dựng mục đích tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đối với trẻ là rất quan trọng phải có sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường mà cơ bản là giữa bố mẹ và thầy cơ giáo nhằm tránh xảy ra tình trạng đối cực trong quá trình giáo dục.

+ Thống nhất nội dung kế hoạch tổ chức

Nội dung của kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là những yếu tố cơ bản quyết định kết quả việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục đích dự kiến. Muốn đạt được mục tiêu nhất định phải xây dựng những nội dung tri thức, những cách thức, hình thức tổ chức rõ ràng, trong đó cần quy định trách nhiệm của gia đình, của BGH, GVCN, các lực lực lượng xã hội tạo nên phối hợp hài hòa, phù hợp với mục tiêu đặt ra và đem lại hiệu quả cao nhất.

+ Thống nhất yêu cầu trong kế hoạch tổ chức:

Yêu cầu được coi như là đơn vị chất lượng khi đánh giá kết quả của quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và được xem là một giới hạn cần phải đạt được của các kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp c hay của một mặt giáo dục nào đó. Vì vậy, trong quá trình giáo dục bố mẹ và thầy cô giáo phải thống nhất được các yêu cầu nhằm làm cơ sở kiểm tra, động viên, khích lệ sự nổ lực của trẻ đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các bên đối tác có cơ sở thơng tin để đánh giá những ưu điểm cùng các mặt cịn bất cập trong q trình tu dưỡng, phấn đấu của trẻ nhằm tìm ra cách thức tác động phù hợp.

Trên cơ sở những hiểu biết về điều kiện tâm sinh lí lứa tuổi của trẻ, trên cơ sở thống nhất nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường và của gia đình. Nhìn chung gia đình và nhà trường đều phải sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo nghĩa rộng như: diễn giảng, tọa đàm, nêu gương, nêu giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, khen thưởng....nhưng nhà trường sử dụng các phương pháp đó mang nặng ý nghĩa giáo dục theo nghĩa hẹp. Gia đình và nhà trường nếu xuất phát từ những quan điểm trên thì sự định hướng thống nhất phương pháp sẽ là điều rất cần thiết nhằm vạch ra con đường ngắn nhất giúp trẻ học tập có hiệu quả.

+ Thống nhất thời gian, địa điểm và nguồn lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Thời gian, địa điểm và nguồn lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp rất quan trọng để quyết định sự thành công của kế hoạch. Việc tổ chức vào thời điểm ở đâu và cần bao nhiêu kinh phí, cần điều kiện gì cần tham khảo ý kiến của CMHS và các lực lượng xã hội vì các hoạt động này cần sự hỗ trợ, tham gia đóng góp của CMHS và các lực lượng xã hội nên phải có ý kiến của họ để họ chủ động sắp xếp công việc cá nhân, chuẩn bị các điều kiện…để tham gia hỗ trợ được thuận lợi và hiệu quả nhất.

Bước 2: Triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng

nghiệptrên tinh thần tăng cường sự phối hợp nhà trường, gia đình và địa phương

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác phối hợp: Hiệu trưởng tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, phụ huynh, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội về ý nghĩa, vai trị của cơng tác phối hợp ba môi trường nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh nói chung và sự phối hợp trong tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nói riêng.

+ Xây dựng kế hoạch phối hợp giữ các lực lượng: Hiệu trưởng nhà trường phải lập kế hoạch huy động, phối hợp QL hành động: trên cơ sở đặc điểm và điều kiện của từng địa phương nhà trường chủ động lập kế hoạch, thảo luận với các tổ chức, cá nhân ngoài trường về nhân lực, tài lực, vật lực, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan đến từng môi trường giáo dục; nêu rõ ý thức luôn sẵn sàng phối hợp, chủ động phối hợp mà khơng có thái độ trơng chờ hay ỷ lại vào môi trường giáo dục khác.

+ Xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: Hiệu trưởng cần xác định rõ những hoạt động cần tổ chức trong năm học, dự kiến nguồn kinh phí cần huy động cũng như địa chỉ hướng đến để huy động. Trên cơ sở kế hoạch huy động, hiệu trưởng công khai cho địa phương, phụ huynmh được rõ ràng tất cả các khoản cần thiết để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong năm, từ đó kêu gọi các nhà hảo tâm, phụ huynh có điều kiện hoặc chính quyền địa phương để tổ chức tốt cho các hoạt động.

+ Trên cơ sở kế hoạch cụ thể, nhà trường chủ động chỉ đạo các kế hoạch hội họp, hướng dẫn các HĐ, nắm bắt tình hình kết quả HĐ, những hành vi, nội dung cần điều

chỉnh để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, thích hợp. Nhà trường phối hợp với các lực lượng, cá nhân ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp như: GD truyền thống, GD văn hóa từ thiện nhân đạo, phối hợp địa phương lao động, hướng nghiệp, phối hợp với các cơ quan GD pháp luật, phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội, phối hợp với các đoàn thể GD năng khiểu, giao luu văn hóa, văn nghệ, phịng chống cháy nổ… Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình là phương châm GD của Đảng, Trong đó đề cao vai trị, vị trí của gia đình trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Vì thế, nhà trường cần phối hợp với gia đình một cách thuờng xuyên dựa trên điều lệ trường phổ thông và pháp luật về trách nhiệm của gia đình trong GDHS.

Nói chung, Hiệu trưởng phải xây dựng cấu trúc phối hợp và cơ chế phối hợp mềm dẻo, đa dạng, linh hoạt trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với các tổ chức, cá nhân ngoài trường tham gia GD.

+ Hiệu trưởng kiểm tra hàng tháng, cuối học kỳ và kiểm tra sau mỗi HĐ được thực hiện. Sau mỗi lần kiểm tra, Hiệu trưởng tổ chức họp Ban chỉ đạo công tác hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp để sơ kết, tổng kết công tác phối hợp. Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác này trong những HĐ tiếp thời cơ.

+Tăng cường ứng dụng công nghệ trong việc thông tin giữa nhà trường và phụ huynh cũng như chính quyền địa phương. Nhà trường cần xây dựng quy chế sử dụng, ứng dụng CNTT, các trang mạng xã hội trong việc xây dựng mối liên hệ với phụ huynh, địa phương, Thường xuyên cập nhật trang web của nhà trường và hệ thống tin nhắn SMS, trang Facebook, Zalo của trường trong việc đưa thông tin về công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đến PHHS cũng như vận động, khuyến khích PHHS, các lực lượng cùng phối hợp, tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với nhà trường, Xây dựng các hội, nhóm trên các ứng dụng Zalo, Facebook nhằm thông tin hai chiều đến phụ huynh kịp thời những định hướng, những góp ý trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phải nắm vững các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành quy định về chức năng nhiệm vụ của CMHS, các LLGD; xây dựng quy chế phối hợp rõ ràng với các lực lượng XH trong các HĐGD, Đồng thời có mối quan hệ tích cực với các LLXH trên địa bàn cơng tác.

Cần liên kết chặt chẽ với các trường dạy nghề trong tỉnh, các công ty trên địa bàn huyện, các địa chỉ đỏ…để phát huy hiệu quả các hoạt động.

3.2.5. Xây dựng các văn bản hướng dẫn tổ chức hoạt động, xây dựng bộ tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)