Đánh giá, kiểm tra kết quả tổchức hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 43 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp tại trườngTHCS

1.3.5. Đánh giá, kiểm tra kết quả tổchức hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp

Đánh giá kết quả giáo dục trong Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a. Mục đích đánh giá là thu thập thơng tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt so với chương trình; sự tiến bộ của học sinh trong và sau các giai đoạn trải nghiệm. Kết quả đánh giá là căn cứ để định hướng học sinh tiếp tục rèn luyện hoàn thiện bản thân và cũng là căn cứ quan trọng để các cơ sở giáo dục, các nhà quản lí và đội ngũ giáo viên điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

b. Nội dung đánh giá là các biểu hiện của phẩm chất và năng lực đã được xác định trong chương trình: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp. Các yêu cầu cần đạt về sự phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân chủ yếu được đánh giá thông qua hoạt động theo chủ đề, hoạt động hướng nghiệp, thơng qua q trình tham gia hoạt động tập thể và các sản phẩm của học sinh trong mỗi hoạt động.

Đối với Sinh hoạt dưới cờ và Sinh hoạt lớp, nội dung đánh giá chủ yếu tập trung vào sự đóng góp của học sinh cho các hoạt động tập thể, số giờ tham gia các hoạt động và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể. Ngoài ra, các yếu tố như động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực đối với hoạt động chung của học sinh cũng được đánh giá thường xuyên trong quá trình tham gia hoạt động.

c. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá của cộng đồng; giáo viên chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá.

d. Cứ liệu đánh giá dựa trên thông tin thu thập được từ quan sát của giáo viên, từ ý kiến tự đánh giá của học sinh, đánh giá đồng đẳng của các học sinh trong lớp, ý kiến nhận xét của cha mẹ học sinh và cộng đồng; thông tin về số giờ (số lần) tham gia hoạt

động trải nghiệm (hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm thường xuyên, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động lao động, ...); số lượng và chất lượng các sản phẩm hoàn thành được lưu trong hồ sơ hoạt động.

e. Kết quả đánh giá đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực và có thể phân ra làm một số mức để xếp loại. Kết quả đánh giá Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được ghi vào hồ sơ học tập của học sinh (tương đương một môn học).

1.3.6. Điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp a. Điều kiện về con người

- Năng lực của Hiệu trưởng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả quản lý và sự phát triển của tồn trường. Nhà trường có thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm của mình hay khơng một phần quyết định quan trọng là tùy thuộc vào những phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng. Sự quyết đoán, tinh thần cầu tiến giúp cho Hiệu trưởng có khả năng tiếp cận và phát triển các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh.

- Năng lực tổ chức HĐTN, TN cho học sinh của GV, Tổng phụ trách Đội: Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất cho thành công của mọi công việc; để, tổ chức tốt HĐTN, HN thì năng lực của đội ngũ giáo viên trực tiếp phụ trách HĐTN, HN cho HS sẽ là yếu tố quyết định. Yêu cầu của HĐTN, HN với nhiều chủ đề phong phú, đa dạng, thể hiện các trạng thái động từ kiến thức đến hình thức, do vậy địi hỏi người tổ chức phải có nhưng năng lực đặc trưng như: kỹ năng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động, năng lực thu thập, tổng hợp thông tin, khả năng diễn đạt tốt, sự năng động, sáng tạo và tâm huyết. Nếu năng lực của giáo viên phụ trách HĐTN, HN hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút HS hứng thú tham gia hoạt động được và hoạt động không thể đạt kết quả tốt được.

- Nhận thức, hứng thú của HS khi tham gia hoạt động trải nghiệm: Tư duy của học sinh THCS đang phát triển, phát triển năng lực sở trường, phát triển năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, các em có khả năng thu thập thơng tin ở các nguồn khác nhau làm giàu thêm vốn hiểu biết của bản thân. Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nếu khơi dậy nhu cầu ham học hỏi, tự tìm tịi kiến thức, khám phá cái mới đồng thời giúp các em củng cố, trải nghiệm những kiến thức đã học ở trên lớp thì chắc chắn sẽ thu hút được các em tham gia hoạt động một cách tích cực. Nếu nội dung nghèo nàn, hình thức đơn điệu khơng phù hợp với lứa tuổi thì sẽ khó thu hút được học sinh tham gia một cách tích cực, kết quả hoạt động sẽ hạn chế.

- Công tác phồi hợp, cũng như sự quan tâm của các lực lượng ngoài nhà trường: Các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương; tổ chức chính quyền địa phương; các đơn vị kinh tế - xã hội; hội cha mẹ học sinh...

b. Chính sách phát triển của Ngành

các giáo viên và đặc biệt các em học sinh trong trau dồi kiến thức, kỹ năng,... Đối với học sinh THCS, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cần đạt yêu cầu: Biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống của địa phương, đất nước; Bước đầu nhận ra được ý nghĩa và giá trị của bản thân và những người thân; quan tâm đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân và người thân; có cư xử đúng mực với bản thân và mọi người; Thể hiện trách nhiệm trong học tập và rèn luyện của bản thân, trách nhiệm với người thân và cuộc sống sinh hoạt gia đình, tuân thủ các quy định nơi công cộng; Trung thực với bản thân và người khác; Chăm chỉ, tự giác trong học tập, lao động và rèn luyện..Đây là những căn cứ bản lề giúp quá trình học tập trải nghiệm thành cơng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS.

c. Điều kiện về cơ sở vật chất và nguồn kinh phí

. Đây là nhân tố có tác dụng hỗ trợ các hoạt động trải nghiệm tiến hành có mơi trường một cách hiệu quả. Các nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động trải nghiệm được huy động từ ngân sách nhà nước, cha mẹ phụ huynh HS, các cá nhân, tổ chức tài trợ,... Tùy vào từng địa bàn mà nguồn kinh phí dành cho các HĐTN, HN huy động nhiều hay ít, nhất là các trường tiểu học ở vùng nông thôn, miền núi, dân tộc là rất hạn chế nguồn lực này. Khả năng huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, PHHS sẽ góp phần đem lại kết quả cho HĐTN, TN ở các trường. Một số đồ dùng thường sử dụng để tổ chức các HĐTN, HN cần đảm bảo:

- Đồ dùng để trình diễn, hướng dẫn: video clip về các nội dung giáo dục; phần mềm về hướng nghiệp; dụng cụ lao động phù hợp với hoạt động lao động;

- Đồ dùng để phục vụ hoạt động tập thể: loa đài, ampli; bộ lều trại;

- Đồ dùng để thực hành: bộ tranh ảnh về quần áo, giày dép, ... theo mùa, theo giới tính, theo lứa tuổi của học sinh; bộ tranh ảnh về trang phục các dân tộc Việt Nam; bộ tranh ảnh về trang phục các dân tộc trên thế giới; bộ tranh về các nghề, làng nghề truyền thống; bộ tranh về các lễ hội; bảng trắc nghiệm nhân cách; dụng cụ lao động phù hợp với hoạt động lao động;

- Đồ dùng khác phù hợp với chủ đề hoạt động cụ thể.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)