8. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp cho học sinh tại các
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh học sinh
Nhận thức là cơ sở hoạt động tâm lí của con người, nhận thức đúng sẽ dẫn đến thái độ và hành vi đúng. Vì vậy, trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, muốn đạt được chất lượng hiệu quả chúng ta phải chú ý đến nhận thức của các lực lượng, các đối tuợng tham gia hoạt động.
a. Mục đích
Làm cho mọi CBQL, GV và PHHS hiểu rõ tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, nhận thức rõ về nội dung, hình thức tổ chức và yêu cầu về năng lực cần có của người giáo viên để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng về tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho cán bộ quản lý và giáo viên đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở trường THCS.
Giúp giáo viên tăng cường kiến thức, kỹ năng về xác định tên chủ đề hoạt động; xây dựng kế hoạch; kịch bản cho hoạt động; xác lập quy trình tổ chức hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động đồng thời huy động các nguồn lực để triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh một cách hiệu quả.
b. Nội dung và cách tiến hành * Nội dung:
Nhận thức đúng vai trò của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đối với quá trình GD tồn diện.
Thấy được sự cần thiết phải tổ chức hiệu quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thông qua các HĐGDNGLL trong nhà trường tiểu học.
Ủng hộ, sẵn sàng tham gia hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có hiệu quả. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tổ chức các hội thảo, tư vấn, chia sẻ về sự cần thiết, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho CBQL, GV. Đưa ra lợi ích của học tập thơng qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đối với sự hình thành và phát triển các năng lực, các phẩm chất trí tuệ của học sinh.
Nhà trường tổ chức học tập nghiêm túc nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, các văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Xác định cho mọi thành viên trong hội đồng sư phạm thấy được vị trí chức năng nhiệm vụ của mình trong quản lý, tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần quan trọng trong giáo dục tồn diện cho HS, GVCN. Tổng phụ trách Đội là người tổ chức trực tiếp, GV Bộ mơn hỗ trợ, bộ phận hành chính quản lý chung, Ban giám hiệu chịu trách nhiệm cao nhất.
Để thực hiện được biện pháp này đòi hỏi Hiệu trưởng phải tiến hành đánh giá, tự đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường, từ đó xác định yêu cầu bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường về hoạt động trải nghiệm.
Hiệu trưởng chủ động tạo ra được môi trường lành mạnh để giáo viên, cán bộ quản lý tự giác thực hiện hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm để hoàn thiện năng lực.
Hiệu trưởng cần quan tâm bồi dưỡng các kỹ năng về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học và điều kiện của nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường, giáo viên, các lực lượng giáo dục cần phải tuyên truyền để giúp các em học sinh hiểu được yêu cầu của xã hội ngày nay đòi hỏi người lao động khơng chỉ có trình độ mà cịn phải có khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng... Để nâng cao nhận thức và thu hút đông đảo HS tham gia nếu chỉ dùng lý lẽ không chưa chắc đã mang lại hiệu quả mà nên tuyên truyền dưới dạng tổ chức hoạt động vui chơi: “Giải ô chữ”, “Thi hùng biện” (vai trị của HĐTN để HS tự tìm hiểu, tự nói nên suy nghĩ của mình) kết hợp với tổ chức trị chơi, giao lưu văn nghệ. phù hợp với đặc thù từng môn học, liên môn với đặc điểm lứa tuổi HS và cơ sở vật chất, kinh phí của từng trường, từng địa phương.
Nhận thức của cha mẹ HS đúng sẽ cùng phối hợp với nhà trường tổ chức tốt các hoạt động cho các em. Do vậy, thông qua kỳ họp phụ huynh cần giúp cho họ hiểu rõ vai trị của HĐTN, HN với sự hình thành nhân cách HS, rèn luyện tính chủ động sáng tạo, củng cố, mở rộng kiến thức cho các mơn học chính khoá, giúp thư giãn, thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Đồng thời, sau những HĐTN, HN học sinh sẽ hiểu bài một cách sâu sắc hơn, sẽ có được một số kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá; kỹ năng sống hoà nhập đồng thời HĐTN, HN đồng thời củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, tạo cho các em sự tự tin trước bạn bè thầy cơ và các tình
huống xảy ra trong quá trình hoạt động.
Cần cung cấp cho cha mẹ HS những kiến thức, thông tin về xu thế GD thế giới, bài học các nước đã thành công bằng con đường đầu tư cho GD. Đầu tư cho GD là đầu tư cho tương lai, là tài nguyên của mỗi đất nước, tài sản của mỗi gia đình. Để PHHS tạo điều kiện cho con em mình tham gia HĐTN, HN có hiệu quả cung cấp cho phụ huynh kiến thức về đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THCS, nắm được chương trình đào tạo của nhà trường, yêu cầu của GD & ĐT bằng nhiều hình thức thơng qua buổi họp phụ huynh, toạ đàm, trò chuyện riêng khi tiếp xúc với PHHS.
* Cách tiến hành:
Hiệu trưởng tổ chức hoặc kết hợp với các buổi sinh hoạt chính trị, nghe thời sự, học nghị quyết, họp hội đồng GD học do các cấp tổ chức từ đầu năm học… giúp cho CB, GV hiểu rõ sự cấp thiết của vấn đề GD tồn diện HS, từ đó họ hiểu rõ hơn vai trị của GD thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.Có thể mời báo cáo viên triển khai cho các GV, sau đó chính họ lại tiếp tục nhân lên cho các GV khác.Thông qua các buổi sinh hoạt với nhiều hình thức khác nhau sẽ tác động đến tâm lí, nhận thức của CBQL, GV về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
-Hiệu trưởng nhà trường tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THCS, Đồng thời tổ chức các buổi Hội thảo, trao đổi sáng kiến kinh nghiệm về quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp cho CB, GV hiểu rõ hơn về ý nghĩa của hoạt động này và biện pháp tổ chức, quản lý hợp lí đem lại hiệu quả cao nhất.
-Hiệu trưởng phối hợp Cơng đồn nhà trường tổ chức cho CB, GV tham quan học tập những đơn vị trường học có hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tiêu biểu, hiệu quả.
-Phối hợp với các tổ chức chính quyền, Đồn thể chính trị xã hội tun truyền vận động mọi lực lượng xã hội tham gia hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
-Tổ chức tuyên truyền nhằm giúp các tổ chuyên môn dựa vào kế hoạch chung của nhà trường trong năm mà có sự sắp xếp nội dung của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho phù hợp thời cơ chủ điểm, thời cơ những mốc thời gian (cần lựa chọn thời điểm, cách tổ chức, địa điểm tổ chức cho phù hợp với khung thời gian năm học, thời tiết, các mốc sự kiện của đất nước và địa phương).
-Tổ chức bồi dưỡng các kĩ năng cho người tổ chức như: kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức…hoặc tổ chức các buổi ngoại khóa, chuyên đề về văn hóa giáo dục, đạo đức, pháp luật… giúp GV có kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
-Đưa việc tham gia bồi dưỡng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp vào các tiêu chí thi đua đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ, Hằng tháng, quý, cuối học kỳ và cuối năm học cần đánh giá việc tham gia tự bồi dưỡng, tham gia tập huấn chun mơn nói chung và tập huấn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nói riêng để điều chỉnh kế
hoạch bồi dưỡng, điều chỉnh nội dung và phương pháp tập huấn, triển khai cho phù hợp và hiệu quả hơn.
- Mời PHHS cùng tham gia một số hoạt động: giúp phụ huynh cảm nhận đầy đủ hơn về vai trị của HĐTN từ đó tuyên truyền tới các phụ huynh khác. Ví dụ: tổ chức “Tham quan một số di tích lịch sử”,“Toạ đàm”... những hình thức mà nhà trường chưa có điều kiện hoặc nhờ họ huy động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tài trợ cho chương trình và trực tiếp tham gia chương trình để họ có cái nhìn đầy đủ hơn.
- Tổ chức các hội thảo bàn về vai trò và tầm quan trọng của HĐTN, HN đối với việc tiến hành và phát triển nhân cách của HS, nhằm tìm ra một quan điểm đúng đắn về vấn đề này. Tổ chức diễn đàn nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ CB, GV trong nhà trường tham gia xây dựng nền nếp, trật tự kỷ cương trong hoạt động của nhà trường. Ngoài ra cần tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá về các vấn đề đạo đức, pháp luật, an tồn giao thơng. tham gia giao lưu với các trường khác giúp GV học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Trên cơ sở thu nhận những ý kiến kết luận bổ ích, phù hợp từ các chuyên gia, nhà trường tiến hành xây dựng thành các quy định nội bộ để tổ chức thực hiện.
c. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện biện pháp nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và PHHS về tầm