Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về tổchức hoạt động trải nghiệm, hướng

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 91 - 95)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp cho học sinh tại các

3.2.2. Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về tổchức hoạt động trải nghiệm, hướng

một số điều kiện sau:

-Hiệu trưởng cần nhận thức đúng đắn và thấy được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Từ đó có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

-Hiệu trưởng phải xác định được nội dung chương trình bồi dưỡng, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho giáo viên.

-CBQl, GVCN cần giữ mối liên lạc thường xuyên với Ban Đại diện cha mẹ học sinh của trường, của lớp để có những thông tin 2 chiều kịp thời.

-Tạo điều kiện về thời gian cho GV tham gia hoạt động bồi dưỡng.

- Cần kinh phí khi tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho các lực lượng GD, Giáo viên phải nhận thức đúng về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và có kế hoạch tuyên truyền cụ thể Đển cha mẹ học sinh để có sự đồng thuận cao nhất trong quá trình tổ chức.

3.2.2. Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hướng nghiệp

GV có vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.GV chính là người cụ thể hóa mục tiêu, nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của đơn vị trường học. Một đội ngũ GV giỏi, nhiệt tình sáng tạo sẽ hiện thực hóa một cách hiệu quả mọi mục tiêu, kế hoạch công việc đã đề ra. Chính vì vậy, cơng tác bồi dưỡng GV có vai trị quan trọng và cần được thực

hiện thường xuyên, nghiêm túc.

a. Mục đích

Bồi dưỡng cho GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS. Tăng cường bồi dưỡngviệc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách kiểm tra đánh giá trong các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp một cách hiệu quả góp phần nâng cao năng lực thiết kế các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho đội ngũ giáo viên.

Biện pháp này nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cho GV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục nói chung và quản lí tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nói riêng.

Giúp giáo viên tăng cường kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS.

b. Nội dung và cách tiến hành

Trước tiên, Hiệu trưởng tiến hành đánh giá, phân loại GV từ đó xác định yêu cầu rèn luyện, Khi tổ chức chỉ đạo phải có sự thống nhất trong toàn thể hội đồng sư phạm của nhà trường. Mọi GV phải nghiên cứu kỹ nội dung, thao tác thực hiện phải thống nhất, q trình thực hiện có lơgic chặt chẽ, Qua thực tế hoạt động, GV sẽ nhận thấy những mặt mạnh yếu của mình để cùng nhau trao đổi nâng cao tay nghề, Sau đó, hình thành và rèn kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho GV.

Để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đạt hiệu quả, nhà trường cần có đội ngũ CBGV có năng lực vững vàng, có uy tín với đồng nghiệp, đặc biệt là phải có khả năng huy động các lực lượng tham gia hoạt động. Để có nguồn nhân lực này thì nhà trường phải chủ động trong đào tạo, bồi dưỡng, Một trong những cách thức đào tạo nguồn nhân lực là:

- Tổ chức tập huấn: Trong thực tế, kiến thức mà sinh viên được cung cấp ở các

trường Sư phạm mang tính lý thuyết là chính, cịn kinh nghiệp thực tiễn còn rất hạn chế.Hiện nay, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chỉ được tổ chức thông qua các tiết HĐNGLL ở các trường THCS chưa được chú trọng như hình thức đơn điệu, chưa hiệu quả nên giáo viên học các kiến thức tổ chức hoạt động này trên thực tế là khơng có. Vì vậy phải tiến hành bồi dưỡng thường xun cho GV về cách tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp để họ cập nhật kiến thức mới, phát triển một số kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và qua đó chính họ được phát triển, từ đó u thích cơng việc của mình, Có thể thực hiện các hình thức tổ chức, như sau:

+ Mời báo cáo viên triển khai cho các GV, Sau đó, chính họ lại tiếp tục nhân lên cho các GV khác.

+ Mời tham gia các hội thảo, tập huấn của các cấp cao hơn, Giao lưu học hỏi các mơ hình tốt.

+ Tổ chức nhiều hình thức đào tạo tại chỗ có thể ở tại trường hoặc hình thức dã ngoại. + Hiện nay Hiệu trưởng thường có tư tưởng lựa chọn giáo viên để phân công tổ

chức các hoạt động này dẫn đến nhiều giáo viên khơng có kinh nghiệm và khơng có khả năng tổ chức, Chính vì vậy, việc mạnh dạn giao nhiệm vụ cho nhiều giáo viên khác nhau có sự hướng dẫn, giúp đỡ, hộ trợ và có sự giám sát kiểm tra sẽ giúp tất cả giáo viên đều có khả năng tổ chức.

+ Dạy một số môn bổ trợ cho người tổ chức rèn luyện các kĩ năng và mạnh dạn, tự tin hơn khi tổ chức hoạt động như: nghệ thuật thuyết trình, nghệ thuật giao tiếp, ca hát…hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động mang yếu tố “động”, bởi vậy người tổ chức hoạt động phải ln trau dồi về trình độ chun mơn, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng đánh giá…vấn đề cốt lõi là phải ý thức được trách nhiệm và yêu cầu công việc để đáp ứng với xu thế phát triển.

+ Nội dung bồi dưỡng cần đi sâu bồi dưỡng kỹ năng thiết kế hoạt động trải nghiệm cho GV.

+ Kỹ năng thiết kế hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là nội dung quan trọng, quyết định tới sự thành công của hoạt động, Việc thiết kế các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cụ thể được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu, đối tượng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Căn cứ mục tiêu và chương trình giáo dục, người xây dựng cần tiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành, tìm hiểu rõ đối tượng học sinh tham gia hoạt động. Việc hiểu rõ đặc điểm học sinh tham gia vừa giúp nhà giáo dục thiết kế hoạt động phù hợp đặc điểm lứa tuổi, vừa giúp có các biện pháp phịng ngừa những đáng tiếc có thể xảy ra cho học sinh.

Bước 2: Xác địnhchủ đề của hoạt động

Chủ đề của hoạt động tự nó đã nói lên được mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Chủ đề hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tích cực của học sinh. Vì vậy, cần có sự tìm tịi, suy nghĩ để đặt tên chủ đề hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn.

Việc đặt tên cho chủ đề hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.

- Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động.

- Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh.

Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động

Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng tháng nhưng cũng có những mục tiêu cụ thể của hoạt động đó.

Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động.

Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mực độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị.

Nếu xác định đúng mục tiêu sẽ có các tác dụng là:

- Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động.

- Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trị.

Tùy theo chủ đề ở mỗi tháng, đặc điểm HS và hoàn cảnh riêng của nhà trường mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng.

Khi xác định mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:

- Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?).

- Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động?

- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động?

Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức, điều kiện

để tổ chức của hoạt động

Mục tiêu có thể đạt được hay khơng phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lý những nội dung và hình thức của hoạt động.

Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện.

Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phương tiện cần có để tiến hành hoạt động. Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là chủ đạo, cịn hình thức khác là phụ trợ.

Bước 5: Hoàn thiện kế hoạch thực hiện

Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực thì phải lập kế hoạch.

Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực (nhân lực - vật lực - tài liệu) và thời gian, khơng gian,,, cần cho việc hồn thành các mục tiêu.

Xác định chi phí về tất cả các mặt, Hơn nữa phải tìm ra phương án chi phí tối ưu nhất cho mỗi nhiệm vụ, Vì đạt được mục tiêu với chi phí ít nhất là để đạt được hiệu quả cao nhất trong cơng việc.

Sự hài hịa của kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải biết phân bổ các nguồn lực và điều kiện đáp ứng ứng với mỗi nhiệm vụ cụ thể sao cho các nguồn lực và điều kiện được dàn trải đều cho việc thực hiện các mục tiêu một cách phù hợp nhất. Cân đối giữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng, hay nói khác đi, cân đối giữa yêu cầu và khả năng đòi hởi người giáo viên phải nắm vững khả năng mọi mặt, kể cả các tiềm năng có thể có, thấu hiểu từng mục tiêu và tính tốn tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục tiêu theo một phương án tối ưu.

Bước 6: Dự kiến các hoạt động chi tiết

Trong bước này, cần phải xác định:

- Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao?

- Cách thức và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào?

- Các cơng việc đó do ai phụ trách chính, ai là người hỗ trợ để thực hiện.

- Nêu rõ yêu cầu cần đạt của mỗi việc.

Để cụ thể các nội dung trên và đảm bảo các bộ phận, lực lượng tham gia được tường minh, cần thiết kế thành bảng như sau:

TT Mục tiêu Nội dung, cách thức tiến hành Thời gian, địa điểm Lực lượng tham gia Người chịu trách nhiệm chính Người hỗ trợ Kinh phí, Phương tiện thực hiện … ……… ……… ……, ………, ………, ……… ………

Bước 7: Trình bày kế hoạch và trưng cầu ý kiến đóng góp ý cũng như rà sốt

nội dung

- Trình bày bảng kế hoạch, dự kiến hoạt động cụ thể trước Tổ chuyên môn, HĐSP nhà trường.

- Lắng nghe ý kiến của tất cả CBQL, GV trong nhà trường.

- Đối chiếu, phân tích những ý kiến đóng góp để điều chỉnh nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được.

- Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và ban hành kế hoạch tổ chức.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

-Nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng về tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

-Chuẩn bị các điều kiện (địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị, chuyên gia, báo cáo viên….) để thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

-Tạo được nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên, Gắn yêu cầu bồi dưỡng với trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ.

-Báo cáo viên tham gia tập huấn phải thực sự là chuyên gia về tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

3.2.3. Đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp để phát triển năng lực, phẩm chất học sinh

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)