8. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp cho HS tại các trường
2.4.1. Thực trạng quản lí mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp tạ
Để tìm hiểu thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam, tôi đã trưng cầu ý kiến của 340 CBQL, GV. Kết quả thu được ở bảng 2.12 như sau:
Bảng 2.12. GBQL, GV đánh giá công tác quản lý mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
TT Nội dung quản lý
Đánh giá của CBQL, GV (N =340)
Mức độ thực hiện (%) Kết quả thức hiện (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Rà sốt, cập nhật các văn bản của các cấp quản lý về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS
0,00 21,47 65,00 13,53 0,00 18,53 53,53 27,94
2
Tổ chức quán triệt cho GV rõ mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh
0,00 11,18 62,94 25,88 0,00 20,29 57,06 22,65
3
Hướng dẫn các bộ phận và GV xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS
0,00 17,94 74,41 7,65 0,00 30,00 56,47 13,53
4
Quản lý việc chuẩn bị và tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của GV
10,88 36,76 45,29 7,06 15,00 32,94 45,00 7,06
5
Tổ chức các buổi tập huấn cho GV về nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
0,00 12,65 82,06 5,29 8,24 26,47 62,06 3,24
6
Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS
11,76 19,71 62,35 6,18 13,53 27,65 54,41 4,41
7
Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS
Từ bảng 2.12. ta nhận thấy: việc thực hiện các nội dung quản lý mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở mức độ “Rất thường xuyên” và “Thường xuyên” còn thấp như nội dung: Tổ chức các buổi tập huấn cho GV về nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp khi mức độ thường xuyên trở lên chỉ chiếm 12,65%; Tổ chức quán triệt cho GV rõ mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp cho học sinh có mức “Rất thường xuyên”, “Thường xuyên” chỉ chiếm 11,18%; Hướng dẫn các bộ phận và GV xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS khơng có mức“Rất thường xuyên”, “Thường xuyên” có 17,94%, Ở nội dungXây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS có “Rất thường xuyên”, “Thường xuyên” chiếm 6,18%, Có 6/7 nội dung quản lý mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được đánh giá mức độ “Thỉnh thoảng” trên 50%, 01 nội dung cũng ở mức 45% thậm chí có những nội dung mà mức độ “Thỉnh thoảng” được đánh giá đến 82,06% như việc tổ chức các buổi tập huấn cho GV về nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Đặc biệt có hai nội dung mà nhiều CBQL và GV đánh giá mức “Chưa thực hiện” cao như: Tổ chức quán triệt cho GV rõ mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh (25,88%), Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS (31,18%),
Từ mức độ thực hiện như trên nên kết quả thực hiện đạt được chưa cao, Cả 7 nội dung quản lý mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS có kết quả thực hiện ở mức “Trung bình” từ 45% trở lên, mức độ “Tốt” chưa đạt tới 15 % thậm chí có đến 4 nội dungkhơng được đánh giá “Tốt”. Qua đây có thể thấy sự tương ứng giữa mức độ và kết quả thực hiện rất rõ rang, nếu được thực hiện thường xuyên thì kết quả sẽ tốt hơn.
Qua kết quả phân tích, có thể thấy các cấp quản lý THCS trên điah bàn huyện chưa quan tâm đến việc quản lý mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tuy một cách thường xuyên và tích cực. Rất nhiều nội dung cần tìm ra biện pháp khắc phục hạn chế như rà soát văn bản, quán triệt mục tiêu, nội dung hay hướng dẫn GV xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
2.4.2. Thực trạng quản lí chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường THCS