Hình thức tổchức và phương pháp tổchức

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 37 - 41)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp tại trườngTHCS

1.3.3. Hình thức tổchức và phương pháp tổchức

a. Phương thức tổ chức

* Định hướng chung

- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; làm cho mỗi học sinh đều sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực.

- Tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm, sáng tạo thơng qua các hoạt động tìm tịi, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống; hình thành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm.

- Tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ, phân tích, khái qt hố những trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng mới.

- Lựa chọn linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giáo dục phù hợp: phương pháp nêu gương; phương pháp giáo dục bằng tập thể; phương pháp thuyết phục; phương pháp tranh luận; phương pháp luyện tập; phương pháp khích lệ, động viên; phương pháp tạo sản phẩm và các phương pháp giáo dục khác.

* Một số phương thức tổ chức chủ yếu

- Phương thức Khám phá: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp học sinh khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ mơi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc tích cực và tình u q hương đất nước. Nhóm phương thức tổ chức này bao gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa và các phương thức tương tự khác.

- Phương thức Thể nghiệm, tương tác: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trị chơi và các phương thức tương tự khác.

- Phương thức Cống hiến: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thơng qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động cơng ích, tun truyền và các phương thức tương tự khác.

- Phương thức Nghiên cứu: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Nhóm hình thức tổ chức này bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ thuật và các phương thức tương tự khác.

b. Hình thức tổ chứchoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngồi trường học; theo quy mơ nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu: Hình thức tố chức các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng rất phong phú và đa dạng. Với cùng một nội dung hoặc một chủ đề nhưng hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức theo nhiều

hình thức hoạt động trải nghiệm khác nhau. Tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương mà giáo viên, nhà trường có thế lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động phù họp. Có thể lựa chon, kết hợp các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sau đây trong nhà trường tiểu học:

- Tổ chức theo hình thức hoạt động câu lạc bộ

Đây có lẽ là cách thức tổ chức dạy học trải nghiệm hiện nay được nhiều trường tiểu học áp dụng, hình thức này giúp HS có thể lựa chọn để tham gia theo nhu cầu nhằm thỏa mãn sở trường, sở thích, năng khiếu của cá nhân học sinh.

Hình thức tổ chức hoạt động dưới dạng câu lạc bộ, giáo viên là nhà giáo dục tạo mơi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các cá nhân học sinh để phát huy được những khả năng của học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức cịn học sinh là người chủ trì, dẫn dắt, thực hiện.

- Tổ chức các trò chơi

Học tập thơng qua trị chơi là một hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm thường xuyên được sử dụng, bởi vì trờ chơi là một loại hoạt động có tính giải trí, thư giãn cao đồng thời cịn là món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong cuộc sống của con người nói chung và trong cuộc sống của học sinh tiểu học. Việc lựa chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học sẽ có tác dụng rất tích cực tới mồi cá nhân HS, hạn chế được những tác động tiêu cực do tác động của sự phát triển công nghệ thông tin đối với trẻ.

Trong nhà trường, để trò chơi trở thành con đường học tập tích cực của học sinh, khi tổ chức hoạt động trị chơi, giáo viên phải có sự chọn lọc để tổ chức học tập trải nghiệm.

Đối với học sinh THCS, giáo viên có thế một số hình thức sau: trò chơi học tập, trò chơi vận động, trị chơi mơ phỏng game truyền hình... Nếu thiết kế hiệu quả các hình thức học tập thơng qua các trị chơi nêu trên sẽ làm cho hoạt động học tập trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục tích cực, phát huy được năng lực và khả năng của người học.

- Tổ chức các cuộc thi (sân khẩu hóa)

Tổ chức các cuộc thi hoặc sân khấu hóa các hoạt động trải nghiệm có thế được thực hiện trong nhà trường, lớp học hay ngồi khơng gian trường học; thơng qua hình thức tổ chức hoạt động này, giáo viên có thể lồng ghép các nội dung muốn giáo dục cho học sinh một cách tự nhiêm nhưng đềm lại hiệu quả giáo dục tốt. Do đó khi thiết kế hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua các cuộc thi cần chú ý đến ý nghĩa và tính giáo dục đối với học sinh.

Mồi hình thức có thể tổ chức cuộc thi hay sân khấu hóa theo từng chủ để trong đó mỗi chủ đề mang một hay nhiều nội dung giáo dục mà ở đó có sự gắn kết với nội dung chương trình cũng như giáo dục phẩm chất và năng lực của người học.

- Tổ chức tham quan dã ngoại

Đây là hình thức tổ chức học tập trải nghiệm có tính giáo dục tổng hợp cho học sinh đềm lại hiệu quả cao bởi tính hấp dẫn đối với học sinh.

Các hình thức tham quan dã ngoại mà hiện nay được các nhà trường tiểu học lựa chọn như: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, nhà máy, xí nghiệp; tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề, tham quan các viện bảo tàng, tham quan du lịch truyền thống... nhằm hướng tới giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống lịch sử...

- Hoạt động vì cộng đồng

Hoạt động vì cộng đồng, có tính nhân văn, nhân đạo là hoạt động trải nghiệm tác động đến tình cảm, tâm hồn của trẻ trước những nỗi đau của cộng đồng, trước những hồn cảnh khó khăn của những con người khác nhau như người nghèo, người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống... để từ đó giáo dục các em có tình u thương, chia sẻ, giúp đỡ mọi người.

c. Phương pháp hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Đối với hoạt động trải nghiệm, giáo viên cân được trang bị để thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh một số các phương pháp sau:

- Phương pháp giải quyết vẩn đề

Phương pháp giả quyết vấn đề là phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy và sáng tạo cho học sinh, giúp HS giải quyết được những tình huống xảy ra. Giáo viên phải thiết kế được tình huống có vấn đề và đặt các em vào tình huống có vấn đề để cá em có cơ hội giải quyết vấn đề từ đó HS tự lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng và phương pháp cho chính bản thân mình.

Trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, phương pháp GQVĐ thường được vận dụng khi người học phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một sự việc, hiện tượng phát sinh trong quá trình học tập hay trong hoạt động.

Phương pháp giải quyết vấn đề rất quan trọng, nếu GV sử dụng hợp lý, phù hợp sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS, giúp các em có cách nhìn đầy đủ hơn trước các vấn đề nảy sinh trong hoạt động, trong cuộc sống hàng ngày.

Phương pháp giải quyết vấn đề cần được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:

Thứ nhất: giúp học sinh nhận biết vấn đề. Tại đây, GV cần phân tích tình huống

đặt để HS hiểu và nhận biết được vấn đề để đạt yêu cầu, mục đích đặt ra.

Thứ hai: Giúp HS tìm phương án giải quyết

Giáo viên cần hướng dẫn đế HS biết so sánh, liên hệ với cách khác nhau trong giải quyết vấn đề tương tự hay kinh nghiệm đã có cũng như tìm phương án giải quyết mới. Giúp học sinh biết hướng giải quyết khi gặp khó khăn hoặc khơng tìm được phương án giải quyết thì cần quay trở lại việc nhận biết vấn đề để kiểm tra lại và tìm hướng giải quyết khác.

Thứ ba: Giúp học sinh biết cách ra quyết định phương án giải quyết

Đứng trước nhiều phương án giải quyết vấn đề, giáo viên cần giúp HS, biết lựa chọn và đưa ra quyết định lựa chọn phương án tối ưu.

Sắm vai là phương pháp giáo dục giúp HS thực hành cách đặt bản thân vào vị trí, vai trị của người khá, từ đó có những kỹ năng ứng xử, kỹ năng bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của chính bản thân HS. Đây là phương pháp GV sử dụng nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề cụ thể mà các em quan sát được. GV nên giúp HS hiểu rằng việc "diễn" không phải là phần quan trọng nhất mà cách xử lí tình huống khi diễn và thảo luận sau phần diễn đó mới là điều các em cần học.

Mục đích của phương pháp sắm vai là những gợi ý cho các cuộc thảo luận. Để bắt đầu cho một cuộc thảo luận thú vị và hiệu quả, hướng dẫn học sinh khi sắm vai có thể lựa chọn một tình huống hoặc hành vi chưa chuẩn mục, hoặc phải thực hiện nhiệm vụ vơ cùng khó khăn và từ đó dẫn dắt học sinh thảo luận về các tình huống, hành vi sai và đưa ra cách giải quyết tối ưu.

Có thể thấy phương pháp sắm vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triến các KN giao tiếp cho HS. Thông qua sắm vai, HS được rèn luyện, thực hành những KN ứng xử và bày tở thái độ trong mơi trường an tồn trước khi vận dụng và thực hành trong thực tiễn, tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của các em, khích lệ thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực trước một vấn đề hay đối tượng nào đó.

Phương pháp sắm vai được tiến hành theo các bước như sau:

Thứ nhất: Giáo viên đưa ra tình huống sắm vai phù họp với lứa tuổi học sinh và

chủ đề cần giáo dục

Thứ hai: giáo viên phân cơng, cử nhóm chuẩn bị vai diễn và yêu cầu HS tự xây

dựng kịch bản mang tính sân khấu nhưng không đưa ra lời giải hay cách giải quyết tình huống, cố gắng kịch bản gợi mở nhiều tình huống để HS suy nghĩ giải quyết.

Thứ ba: GV cho HS thảo luận sau khi đóng vai; đưa ra các câu hỏi liên quan để

HS trả lời hoặc thảo luận.

Thứ tư: giáo viên phải đưa ra được những ý kiến thống nhất và chốt lại các ý kiến

sau khi thảo luận.

-Phương pháp trò chơi

Trò chơi là phương pháp giáo viên tổ chức cho HS chơi để tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thơng qua một trị chơi nào đó.

Trị chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi thơng qua việc áp dụng nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “học mà chơi, chơi mà học”. Bởi lẽ trị chơi một hoạt động mang tính sáng tạo cao, giáo viên phải để học sinh lựa chọn chủ đề chơi, được tự phân vai để tạo ra tình huống, hồn cảnh chơi; định hướng sử dụng phương tiện thay thế trong các trò chơi sáng tạo, tự lựa chọn các phương thức hành động và phân chia tình huống chơi để giải quyết nhiệm vụ chơi trong những trị chơi có luật.

thế giới hiện thực xung quanh, kích thích trí tị mị ham hiểu biết của trẻ và giúp trẻ học cách giải quyết các nhiệm vụ trong hoạt động khi tham gia trò chơi từ đó hình thành tính họp tác với mọi người trong nhóm, tính tập thể, tính kỷ luật, tự chủ, tích cực, độc lập, sáng tạo, sự quan tâm lo lắng đến người khác, thật thà, dũng cảm, kiên nhẫn,... Trò chơi còn là phương tiện giáo dục thể lực cho HS, giáo dục thâm mỹ, hình thành các KN giao tiêp, KN xã hội, ...

-Phương pháp làm việc theo nhóm

Trong học tập, hoạt động nói chung, phương pháp làm việc theo nhóm là phương pháp tổ chức dạy học, giáo dục được áp dụng phổ biến. Khi sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm, GV cần sắp xếp HS thành những nhóm phù hợp theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên trong nhóm, để các thành viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối họp làm việc để hồn thành nhiệm vụ chung của cả nhóm.

Làm việc theo nhóm có tác dụng:

+ Thứ nhất, phát huy được vai trị chủ thể, tính chủ động, tích cực, sáng tạo, năng

động cũng như tinh thần trách nhiệm của HS tham gia; đồng thời tạo cho các em có cơ hội tự thể hiện và khẳng định được năng lực, khả năng của mình trong thực hiện nhiệm vụ bản thân được giao.

+ Thứ hai, giúp HS hình thành các kỳ năng xã hội và những phẩm chất và nhân

cách cần thiết như: kỳ năng quản lí, kỹ năng tổ chức, giải quyết các vấn đề, kỹ năng hợp tác... và khuyến khích tinh thần học tập lẫn nhau, tơn trọng tính cá biệt, giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết giữa các cá nhân.

+ Thứ ba, giúp người học nhận thức được mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và

nhân văn từ hoạt động làm việc nhóm: tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi cá nhân người học được khẳng định và được tơn trọng. Làm việc nhóm sẽ giúp HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho HS tự tin và hịa nhập với các thành viên trong nhóm và với lớp học...

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)