Tình hình triển khai HĐNGLL của các trường trung học cơ sở huyện Bắc

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 57 - 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Khái quát tình hình kinh tế xã hội, giáo dục và đào tạo của huyện Bắc Trà My,

2.2.3. Tình hình triển khai HĐNGLL của các trường trung học cơ sở huyện Bắc

Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam

a. Tình hình qui mơ trường, lớp, học sinh, chất lượng giáo dục đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục

Cơng tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện luôn được cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo cụ thể bằng các Chương trình, Nghị quyết, Kế hoạch, ... nên trong 5 năm qua giáo dục đã đạt được những thành tựu quan trọng: Cơng tác huy động, duy trì sĩ số học sinh đạt chỉ tiêu giao; bình quân hàng năm huy động học sinh ra lớp đạt 99,6% và duy trì trên 98%. Mạng lưới trường lớp được quy hoạch, củng cố phù hợp với điều kiện từng vùng, từng trường để đảm bảo tạo điều kiện cho học sinh đến trường, đến lớp. Cơ sở vật chất, thiết bị thường xuyên được đầu tư; xóa dần các phịng học tạm, phịng mượn. Chất lượng giáo dục ngày càng chuyển biến theo chiều hướng tích cực; tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày năm sau cao hơn năm trước; số lượng học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được học Tin học, ngoại ngữ cơ bản đảm bảo theo quy định. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên bố trí tương đối đầy đủ và đồng đều; trong 5 năm (2015-2020) tổ chức 3 đợt xét tuyển viên chức với trên 400 GV các cấp học bổ sung giáo viên cho các trường học còn thiếu để thực hiện nhiệm vụ. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (ĐCQG) được chú trọng, nhiều trường học được xây dựng khang trang đã góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Kết quả phổ cập giáo dục các cấp học ln được duy trì và giữ vững, xã hội hóa giáo dục có bước phát triển, ... nhờ đó huy động được nhiều nguồn lực phát triển giáo dục trên địa bàn huyện trong những năm gần đây.

- Về quy mô mạng lưới trường, lớp học:

Tồn huyện có 41 trường học cơng lập, khơng có trường tư thục, dân lập. Trong đó có 39 trường học cấp học Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở trực thuộc Phòng Giáo Dục và Đào tạo quản lý. Trong đó:

+ Giáo dục mầm non: 15 trường (Mẫu giáo: 13, Mầm non: 02).

+ Giáo dục phổ thơng: Tồn huyện có 24 trường, trong đó: Tiểu học: 11 trường (05 trường PTDTBT TH, 06 trường Tiểu học); THCS: 10 trường (04 trường PTDTBT THCS, 06 trường THCS); Trường PTDTBT TH&THCS: 03 trường (sáp nhập 03 trường tiểu học và THCS thành trường PTDTBT TH&THCS).

Kết quả huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp năm học 2020-2021: 11.261/11.302 học sinh, đạt tỷ lệ 99,63% (tăng 0, 08% so với năm 2019), đạt chỉ tiêu Nghị quyết của Huyện Đảng bộ, HĐND huyện đề ra, cụ thể:

+ Cấp học mầm non có 140 lớp với 3007/3008 cháu, đạt tỷ lệ 99, 96%, tăng 0, 03% so với năm trước; (trẻ 5 tuổi ra lớp 1032/1033 đạt tỷ lệ 99, 90%);

+ Cấp Tiểu học có 215 lớp với 4947/4370 học sinh, đạt tỷ lệ 99, 95%, giảm 0, 02%.

+ Cấp THCS có 104 lớp với 2871/2907 học sinh, đạt tỷ lệ 98, 76%, tăng 0, 17%. 3410 học sinh/104 lớp

+ TH-THCS đạt 1015/1017 học sinh, đạt tỷ lệ: 99% giảm 0, 15%.

Bảng 2.2. Thống kê trường, lớp, học sinh các trường học thuộc Phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My (Thời điểm tháng 01/2021)

Năm học

MN-MG Tiểu học Trung học cơ sở Số trường Lớp/học sinh Số trường Lớp/học sinh Số trường Lớp/học sinh 2016-2017 15 161/3352 14 274/4465 13 103/2777 2017-2018 15 154/3383 14 283/4602 13 94/2935 2018-2019 15 136/3327 14 248/4749 13 99/3094 2019-2020 15 140/3022 14 223/5028 13 99/3553 2020-2021 15 134/3007 14 215/4947 13 104/2871

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My, Quảng Nam)

- Cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư hàng năm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và làm việc: Tồn huyện có 541 phịng học, trong đó có 12 phịng tạm, 05 phịng mượn; có 109 phịng ở giáo viên, 76 nhà ở học sinh; phịng chức năng hiện có 149 phịng (Phịng hiệu bộ: 102, phịng thư viện: 16, phịng bộ mơn: 31). Tình trạng thừa phịng học điểm lẻ, thiếu phịng ở điểm chính hoặc thừa ở đơn vị này nhưng lại thiếu ở đơn vị khác do quy hoạch mạng lưới trường lớp là những khó khăn, bất cập và tồn tại trong công tác sử dụng CSVC nhiều năm trở lại đây.

- Về đội ngũ CBQL, giáo viên: Hàng năm, Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ huyện tham mưu đảm bảo số lượng giáo viên, nhân viên ở các trường và điều động bổ nhiệm đội ngũ CBQL hàng năm. Đội ngũ CBQL, giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng chính trị và chun mơn nghiệp vụ, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu giảng dạy ở các bậc học. Hiện nay, tổng số CBQL các cấp học là 97, giáo viên các cấp học: 742 người, trong đó:

+ Giáo viên Mầm non: 195 giáo viên (đạt chuẩn: 91%). Tỉ lệ GV/lớp: 1,47 (bố trí 2 giáo viên/lớp đối với lớp bán trú, 1giáo viên/lớp đối với lớp không bán trú; trên chuẩn 137 giáo viên, tỷ lệ 70%. Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non: 100%.

+ Giáo viên Tiểu học: 323 người (đạt chuẩn: 76%). Tỉ lệ GV/lớp: 1,49. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp: 100%.

+ Giáo viên THCS: 300 người (đạt chuẩn: 78%). Tỉ lệ GV/lớp: 2,2. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp: 100%.

Bảng 2.3. Thống kê trình độ đào tạo đội ngũ CBQL, giáo viên (Thời điểm tháng 01/2021) Cấp học Số lượng CBQL-GV (biên chế) Trình độ chun mơn Trình độ chính trị TC CĐ ĐH SĐH SC TC CC Mầm non 228 16 43 169 129 34 Tiểu học 358 25 57 276 218 35 THCS 300 49 249 2 271 29

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My, Quảng Nam)

- Về thực hiện đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục: Cấp học mầm non, mẫu giáo thực hiện đảm bảo chương trình giáo dục mầm non và khung kế hoạch thời gian năm học theo quy định. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong trường mầm non; Tích cực đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, tổ chức các hoạt động, lễ hội và chuyên đề mầm non có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ. Cấp học phổ thông tăng cường điều chỉnh nội dung dạy học, dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;chú trọng công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa, ... Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng CTGDPT 2018 cho giáo viên và triển khai tổ chức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh nhằm giúp HS tiếp cận với chương trình giáo dục mới.

- Về thực hiện các chế độ, chính sách cho học sinh: Phịng GD&ĐT tham mưu thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách cho trẻ em mẫu giáo, học sinh phổ thông theo quy định, gồm:Chế độ, chính sách theo Nghị định 06/2018/NĐ-CP; Chế độ hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP; Chế độ theo Nghị định 116/2016/NĐ- CP, ...; Ngoài ra học sinh bán trú của trường PTDTBT được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, bao gồm: Nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phịng ăn, nhà tắm, cơng trình vệ sinh, cơng trình nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú theo tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành. Các chế độ này đã phần nào có tác động tích cực đến việc huy động, duy trì và nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

b. Tình hình triển khai HĐNGLL trong các năm học

- Thực hiện Công văn chỉ đạo của Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam, Phòng GDĐT Bắc Trà My, các đơn vị trường học xây dựng kế hoạch và ra quyết định thành lập Ban hoạt động NGLL ngay từ đầu năm học.

- Trong cơng tác giáo dục, ngồi những phương pháp dạy học truyền thống giáo viên bộ môn đã thực hiện việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy từ đó giúp các em học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về ý thức tu dưỡng rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong tồn thể học sinh.

- Các đơn vị trường học xác định được nhiệm vụ và giải pháp xây dựng “Trường học hạnh phúc”, lấy chỉ số hạnh phúc làm nền tảng trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá các hoạt động giáo dục trong nhà trường; trong đó chú trọng việc chỉ đạo giáo viên có biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học các môn học như môn Giáo dục công dân và một số mơn học có thể tích hợp, lồng ghép theo hướng cung cấp các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và nghĩa vụ trong các lĩnh vực Pháp luật gắn với cuộc sống và học tập của học sinh. Trong đó chú trọng các nội dung về an tồn giao thơng, bảo vệ mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng chống tệ nạn xã hội; ý thức tơn trọng Pháp luật, thói quen xử sự theo pháp luật của học sinh.

- Tất cả các đơn vị trường học đều tổ chức tuyên truyền, thông tin đến học sinh về Luật An ninh mạng, dự thảo Luật về đơn vị hành chính đặc biệt; giáo dục ý thức cho học sinh sử dụng Internet, mạng xã hội-facebook thông qua các cuộc họp, tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp nhằm giúp các em sử dụng mạng Internet đúng mục đích với các hình thức như:

+ Lãnh đạo các nhà trường thường xuyên chỉ đạo giáo viên cùng phối hợp với nhau để tham gia giáo dục, tuyên truyền cách sử dụng mạng Internet, mạng xã hội như thế nào là hợp lý.

+ Quán triệt không cho học sinh mang điện thoại di động vào lớp học.

+ Hướng dẫn cách tìm hiểu, xử lí và lắng nghe các thơng tin trên mạng Internet và mạng xã hội để học sinh có sự lựa chọn khi sử dụng. Giảm thiểu tối đa tác hại từ mặt trái của mạng internet và mạng xã hội mang lại cho các em.

+ Thông tin về tác hại của nội dung này đến cha mẹ học sinh trong các cuộc họp PHHS để cùng giáo dục cho các em.

- Các đơn vị trường học đã tổ chức các hoạt động giáo dục, hướng dẫn cách sử dụng, khai thác thông tin trên Internet cho học sinh với những nội dung, hình thức phù hợp, hiệu quả. Tuy nhiên, điều kiện huyện miền núi cịn khó khăn, đi lại cách trở nên việc tiếp cận công nghệ thơng tin của học sinh cịn nhiều hạn chế.

- Các đơn vị trường học đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, giá trị và kĩ năng sống; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tư vấn tâm lícho học sinh thơng qua các hình thức như:

+ Tổ chức tuyên truyền dưới cờ, các bài phát thanh măng non của học sinh, các tiết HĐNGLL, tổ chức phút sinh hoạt truyền thống trong ngày Lễ Khai giảng, ... Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trải nghiệm sáng tạo, thể dục thể thao trong các ngày lễ và tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cấp trường, Giải TTHS cấp huyện.

+ Tổ chức các hoạt động chào mừng kỉ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, như: Tổ chức các Hội thi, lao động, viếng dọn các khu Di

tích, Đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn huyện.... thăm hỏi và tặng quà cho mẹ VNAH; thăm, tặng quà và dự tọa đàm tại cơ quan quân sự huyện.

+ Tổ chức tư vấn tấm lí cho học sinh thông qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tư vấn tâm lí sức khỏe sinh sản vị thành niên và tư vấn chăm sóc sức khỏe cho bản thân,... thơng qua các giờ chào cờ đầu tuần, các tiết sinh hoạt chủ nhiệm.

+ Tổ chức gặp mặt giữa lãnh đạo, giáo viên với học sinh nhà trường để nắm bắt và xử lí kịp thời tâm tư, nguyện vọng của học sinh: Thực hiện và duy trì thường xuyên qua các cuộc họp HĐSP hàng tháng, sinh hoạt chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp.... nên đã kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và nhắc nhỡ, xử lý những vi phạm của học sinh; giúp các em hiểu và rèn luyện đạo đức, tác phong ngày một tốt hơn.

+ Các đơn vị trường học tổ chức hát Quốc ca, Đội ca theo nhịp trống hoặc trên nền nhạc beat, thông qua lễ chào cờ hằng tuần các em trực tiếp hát Quốc ca, Đội ca để nhằm mục đích giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Đồn TNCS Hồ Chí Minh.

+ Hằng tuần, hằng tháng các liên đội trường học đều tổ chức tuyên dương trước cờ đối với những học sinh làm được việc tốt như: nhặt được của rơi trả lại người mất, giúp đỡ bạn…

- Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông; thực hành tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông được tăng cường và tổ chức tốt.Các đơn vị trường học thành lập bộ phận tư vấn tâm lý cho học sinh; bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm làm công tác tư vấn tâm lý cho các em học sinh, đặc biệt luôn quan tâm đến các em học sinh cá biệt, có dấu hiệu bỏ học. Thường xuyên liên lạc với PHHS trong công tác giáo dục học sinh, lập danh bạ điện thoại của PHHS để báo kịp thời cho PHHS về những học sinh vắng học không lý do hoặc vi phạm nội quy nhà trường.

- Các hoạt động giáo dục pháp luật, tuyên truyền phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy, bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội khác là vấn đề rất quan trọng đối với trường học. Các hoạt động này thường được tổ chức vào các buổi ngoại khóa; tổ chức tuyên truyền vào các buổi chào cờ đầu tuần. Tổ chức tuyên truyền theo chủ điểm hàng tháng, trong đó chú trọng tổ chức truyên tuyền pháp luật về phòng chống tệ nạn ma túy, bạo lực học đường.

- Thường xuyên lồng ghép các hoạt động thăm gia đình học sinh thuộc các diện đặc biệt như: con gia đình chính sách, mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ, gia đình thuộc diện hộ nghèo, học sinh bị khuyết tật, học sinh vượt khó học giỏi.Vào các dịp ngày Lễ, tết…nhà trường triển khai các chương trình học sinh quyên góp hỗ trợ các phần quà động viên các em có hồn cảnh đặc biệt như đã nêu trên để quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện để các em học tập được tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)