Lý luận về hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 27 - 31)

9. Cấu trúc luận văn

1.3. Lý luận về hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non

1.3.1. Mục đích, ý nghĩa của sinh hoạt chun mơn

Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường, là dịp để giáo viên trao đổi chun mơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy – học. Mục đích của sinh hoạt chun mơn là nhằm cập nhật các thông báo, văn bản chỉ đạo đồng thời bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình.

1.3.2. Vai trị, vị trí của tổ chun mơn ở trường mầm non.

Tổ chuyên môn là đầu mối mà Hiệu trưởng dựa vào đó để quản lý các hoạt động của tổ, cơ bản nhất là hoạt động dạy của giáo viên. Tổ chun mơn có chức năng giúp hiệu tưởng điều hành các hoạt động sư phạm, trực tiếp quản lý lao động của giáo viên trong tổ.

Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT, ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Giáo dục- Đào tạo Điều 13 Điều lệ trường mầm non ghi rõ

1. Tổ chun mơn gồm giáo viên theo khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; nhân viên nấu ăn. Mỗi tổ có ít nhất 03 thành viên, có tổ trưởng; nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có 01 tổ phó.

2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:

a) Căn cứ kế hoạch của nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình giáo dục mầm non

b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; tham gia đánh giá, xếp loại nhân viên theo quy định.

3. Tổ chun mơn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển năng lực chuyên môn. [5]

Trong nhà trường Mầm non, tổ chuyên môn là tổ chức cơ sở của bộ máy chính quyền nhà trường giúp Hiệu trưởng quản lý giáo viên một cách toàn diện về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, quy tắc ứng xử trong nhà trường, chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch giáo dục; quản lý về chất lượng giáo viên, nhân viên, số lượng và chất lượng ni dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ trong phạm vi tổ chuyên môn phụ trách. Tổ chun mơn cịn là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà trường với giáo viên, nhân viên. Tổ chuyên môn phải theo sát từng thành viên trong tổ để nắm bắt các hoạt động chuyên môn và khắc phục những tồn tại, hạn chế về phương pháp ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

1.3.3. Các hình thức SHCM ở trường mầm non

Sinh hoạt chuyên môn ở các nhà trường mầm non, một số hình thức đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay, đó là: Tổ chức theo tổ chun mơn định kỳ 2 lần/1 tháng; Sinh hoạt theo hình thức dự giờ, thao giảng, thông thường mỗi tháng tổ chuyên môn chọn một hay hai hoạt động giáo dục mà đa số giáo viên trong tổ còn lúng túng, tổ chuyên mơn phân cơng cho giáo viên có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cho giáo viên trong tổ tham dự, trong q trình chuẩn bị có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, sau đó tổ trưởng chun mơn chủ trì thảo luận nêu ra những ưu điểm, tồn tại để giáo viên rút kinh nghiệm.

Sinh hoạt chuyên môn qua các chuyên đề: Hằng tháng dựa vào kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên chung của tổ, tổ trưởng chuyên môn đánh giá kết quả hoạt động của tổ chuyên môn trong tháng, nêu lên những ưu điểm, tồn tại trong việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các nhiệm vụ khác của giáo viên, nhân viên và triển khai một số văn bản liên quan đến công tác chuyên mơn, sau đó tổ trưởng chuyên môn cho giáo viên thảo luận qua các bài học bồi dưỡng thường xuyên, hình thức này chủ yếu bồi dưỡng chun mơn qua lý thuyết tạo ra khơng khí sinh hoạt chun mơn rất nhàm chán, căng thẳng cho giáo viên.

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: Là hình thức sinh hoạt chun mơn mới được triển khai trong thời gian gần đây và bước đầu triển khai ở một số trường mầm non.

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một loại hình hoạt động cơ bản của nhà trường, nhằm tổ chức việc học tập, nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên tại nhà trường thông qua nghiên cứu cải tiến việc học của trẻ trong các hoạt động và bài học hằng ngày. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra ngun nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như ý muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào q trình học tập; giúp giáo viên có khả năng điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, trường mình.

Mục đích ý nghĩa của sinh hoạt chun mơn theo hướng nghiên cứu bài học là Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: Cải thiện mối quan hệ giữa Ban giám hiệu với giáo viên; giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, cán bộ quản lý/giáo viên/học sinh với các nhân viên trong nhà trường; giữa học sinh với học sinh. Tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.

1.3.4. Hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình giáo dục mầm non;

trường. Tổ chuyên môn giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến hoạt động dạy và học; trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định. Xây dựng kế hoạch năm học chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác. Tổ chuyên môn giúp Hiệu trưởng quản lý các thành viên trong tổ về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, chất lượng chuyên môn của giáo viên, nhân viên cấp dưỡng, chất lượng 5 lĩnh vực phát triển của trẻ, tỷ lệ trẻ có sức khỏe bình thường, trẻ béo phì, suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi. Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, chủ đề, tuần và kế hoạch giáo dục ngày nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Tổ trưởng chuyên môn là người đứng đầu trong khối, chịu sự quản lý của Ban giám hiệu nhà trường. Tổ trưởng chun mơn có nhiệm vụ truyền lại những chỉ đạo về các hoạt động trong nhà trường trong đó hoạt động dạy học là chính. Tổ chun mơn là nơi triển khai các hoạt động dạy học trong nhà trường, có quan hệ hợp tác phối hợp với các bộ phận và đoàn thể khác trong nhà trường. Tổ trưởng chun mơn chính là cầu nối giữa Ban giám hiệu và giáo viên nên cần có sự hiểu biết nhất định về quan hệ quản lý trong nhà trường.

- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu

quả cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

Bồi dưỡng chuyên môn là hoạt động không thể thiếu trong các nhiệm vụ của TCM, để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế và khả năng, năng lực của giáo viên, vào đầu năm học tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng chun mơn của giáo viên từ đó tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên mơn cho giáo viên sát với nhu cầu và tình hình thực tế trong tổ. Việc bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của từng tổ viên trong tổ chun mơn được thực hiện dưới nhiều hình thức: Qua tự học tập, nghiên cứu, tự bồi dưỡng; qua sinh hoạt thao giảng, hội giảng, dự giờ thăm lớp trong tổ chuyên môn; qua việc triển khai các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên trong tổ chuyên môn. Đồng thời quản lý, đánh giá việc sử dụng tài liệu, đồ dùng, thiết bị, đồ chơi của trẻ và xây dựng kế hoạch tự làm đồ dùng, đồ chơi, đề xuất mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi nhằm đảm bảo các điều kiện ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nâng cao chất lựng giáo dục trong nhà trường.

- Tham gia đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

Thực hiện theo thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT, ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ Giáo dục – Đào tạo Thông tư ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Tổ chuyên môn là nơi gần nhất và nắm bắt mọi hoạt động của giáo viên về phẩm chất nhà giáo; Phát triển chuyên môn; Xây dựng môi trường giáo dục Phát triển mối quan

hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng; Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Mục đích của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là giúp giáo viên tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, nắm vững các yêu cầu tiêu chí, chỉ báo và nguồn minh chứng, mỗi giáo viên có thể tự đánh giá đúng, khách quan năng lực nghề nghiệp của mình. Soi vào Chuẩn nghề nghiệp, giáo viên biết mình đạt được mức độ nào trong từng tiêu chí, từng yêu cầu. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập bồi dưỡng của riêng mình để rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ lên mức cao hơn. TCM giúp Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, giúp giáo viên nhận ra điểm mạnh, điểm yếu từ đó có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ để giáo viên phát triển tồn diện đáp ứng nhu cầu cơng việc hiện nay.

- Sinh hoạt tổ chuyên môn

Theo tác giả Hồng Tấn Bình Long: “Sinh hoạt chun mơn là một hoạt động

của tổ CM nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho GV, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong q trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn; là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thực tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ, rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn; từ đó nâng cao trình độ CM nghiệp vụ của GV. Sinh hoạt chun mơn nhằm góp phần bồi dưỡng GV theo Chuẩn nghề nghiệp GV” [[22] 15, tr.33].

Theo tác giả Vũ Thị Sơn: “Sinh hoạt tổ CM là hình thức hoạt động chung của

tập thể sư phạm trong một trường, một tổ bộ môn (hoặc khối) để GV trao đổi, học tập, bồi dưỡng và thực hiện các nhiệm vụ CM nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của GV cũng như chất lượng dạy học của nhà trường” [[30] ; tr. 20].

Sinh hoạt chun mơn là nhiệm vụ chính trị quan trọng của tổ chun mơn, đây là nơi tổ chuyên môn phát huy vai trò lãnh đạo về thực hiện thực nhiệm vụ nhà trường giao, tổ chức các hoạt động chuyên môn theo kế hoạch, nội dung sinh hoạt chuyên môn là những vấn đề về bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, thao giảng, chuyên đề, tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, xây xựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, bàn bạt thống nhất các nội dung, hình thức tổ chức các Hội thi cho trẻ. Nội dung sinh hoạt chuyên môn càng phong phú càng thu hút tổ viên tham gia vào hoạt động kích thích được tính sáng tạo của mỗi cá nhân trong tổ. Sinh hoạt chuyên môn giúp tổ chuyên môn nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của tổ viên, bên cạnh đó giúp tổ viên mạnh dạng chia sẻ những kinh nghiệm về công tác ni dương, chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm nâng cao chất lượng trong nhà trường.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)