Mục tiêu quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng ở trường mẫu

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 31 - 32)

9. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường mẫu giáo

1.4.2. Mục tiêu quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng ở trường mẫu

1.4.1. Vai trò của hiệu trưởng đối với hoạt động của tổ chuyên môn

Hiệu trưởng trường mẫu giáo là người đứng đầu cơ sở giáo dục, là người chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của nhà trường và chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi sự quản lý đó. Hiệu trưởng là người dẫn dắt thực hiện sứ mệnh cao cả của nhà trường. Do vậy Hiệu trưởng để thực hiện công tác quản lý tốt thì địi hỏi khơng chỉ có kiến thức về lý luận quản lý GD mà cịn địi hỏi người Hiệu trưởng có đầy đủ các năng lực quản lý. Trước hết người Hiêụ trưởng phải có năng lực thực hiện tốt các chức năng quản lý, nắm bắt và xử lý thơng tin tốt. Hiệu trưởng phải có năng lực phân tích, dự báo và tầm nhìn đối với sự phát triển của nhà trường. Những năng lực này được thể hiện trong việc xây dựng các kế hoạch của nhà trường như kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, kế hoạch trung hạn, ngắn hạn. Hiệu trưởng là người tổ chức và dẫn dắt nhà trường thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Hiệu trưởng cần giải quyết tốt các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình quản lý, là trung tâm của sự đoàn kết tập thể sư phạm nhà trường. Hiệu trưởng đóng vai trị như là một thủ lĩnh đi tiên phong nhưng cũng như là một người với vai trò là người thúc đẩy, động viên các thành viên tiến lên. Hiệu trưởng phải là người biết đánh giá và thực hiện công bằng đối với mọi thành viên, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Vai trị QL các hoạt động chun mơn của HT chính là việc điều khiển, chỉ đạo các hoạt động dạy học trong nhà trường làm cho nó đi theo một quỹ đạo, vận hành nó một cách có khoa học, có kế hoạch, có tổ chức, ln phải kiểm tra, giám sát, uốn nắn, sửa chữa kịp thời các sai sót và phát huy cái tốt nhằm đạt mục tiêu đặt ra ban đầu. QL hoạt động TCM là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (HT) đến đối tượng quản lý (TCM) nhằm đảm bảo cho hoạt động của TCM đi vào nề nếp đạt hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội để nâng cao chất lượng giảng dạy - giáo dục trong nhà trường theo ý chí của chủ thể QL. HT chỉ đạo TCM xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, QL tổ viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và đổi mới PPDH cho GV, tổ chức QL kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn.

1.4.2. Mục tiêu quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng ở trường mẫu giáo mẫu giáo

Mục tiêu của công tác quản lý hoạt động TCM của hiệu trưởng là xây dựng đội ngũ GV trong TCM đủ về số lượng; đạt chuẩn về đào tạo; đồng bộ về cơ cấu; đồn kết nhất trí trên cơ sở đường lối giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam; ngày càng vững mạnh về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ; đủ sức thực hiện có chất lượng kế hoạch và mục tiêu giáo dục.

GV thành một tập thể đoàn kết để tạo nên sức mạnh tập thể trong sự hợp tác, giúp đỡ và thi đua với nhau giữa các thành viên, kể cả sự động viên, cổ vũ, chia sẻ cho nhau về mặt tinh thần và đấu tranh chống tiêu cực trong nội bộ nhà trường. Đội ngũ GV phải phát huy được tài năng sư phạm, tính sáng tạo của mỗi GV; làm cho mỗi GV đều hài lịng, gắn bó với nhà trường, thấy được sự phát triển của cá nhân gắn liền với sự phát triển của nhà trường. Chất lượng và thành quả lao động của đội ngũ GV phụ thuộc chủ yếu vào sự thành thạo, tinh thông nghề nghiệp và sự sáng tạo của họ. Có được điều này họ phải trải qua một q trình tích lũy, bổ sung thường xun những kiến thức, kỹ năng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của quá trình sư phạm và sự vận động không ngừng của xã hội. Chất lượng của từng GV sẽ làm nên sự vững mạnh về chất lượng của TCM. Mỗi GV vừa chịu trách nhiệm trong từng công đoạn cụ thể trong việc giáo dục HS, vừa chịu trách nhiệm giáo dục tồn diện cho nên nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng trong lao động của họ. Đội ngũ GV phải có sự đồng tâm, cùng làm, cùng chung vai gánh vác trách nhiệm, cùng chia sẻ những thành quả trong quá trình lao động sư phạm.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 31 - 32)