9. Cấu trúc luận văn
2.2. Khái quát điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội huyện Bắc Trà My tỉnh
Trà My tỉnh Quảng Nam.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Bắc Trà My là huyện miền núi cao được tách ra cùng với huyện Nam Trà My từ huyện Trà My (cũ) của tỉnh Quảng Nam vào năm 2003, cách trung tâm tỉnh lỵ - thành phố Tam Kỳ 50 km về phía Tây; phía Tây – Tây Nam giáp với huyện Nam Trà My, phía Tây Bắc Giáp với huyện Phước Sơn, phía Bắc Giáp huyện Hiệp Đức, phía Đơng Đơng Bắc giáp huyện Núi Thành, Tiên Phước, phía Nam giáp huyện Trà Bồng – Quảng Ngãi. Diện tích tự nhiên là 846,9 km2, với gần 21% đất nông nghiệp và 69% đất lâm nghiệp. Tồn huyện có 13 đơn vị hành chính xã, thị trấn; số xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) theo quy định của Nhà nước là 07/13 xã, thị trấn; Tỉ lệ hộ nghèo năm 2020 chiếm khoảng 28,93% (giảm 23,13% so với năm 2015); có 20 thành phần dân tộc, trong đó chủ yếu gồm: Kinh, Kor, Cadong, Xêđăng, Mơnông và các thành phần dân tộc khác cùng sinh sống; Dân số tồn huyện khoảng 46.000, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 58,7%, có trên 11.000 hộ gia đình. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và lâm nghiệp. Mạng lưới giao thông của huyện được quy hoạch, xây dựng liên xã thuận lợi cho việc đi lại giữa các xã, các vùng trong huyện. Khoảng cách đi lại từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã vùng cao xa nhất của huyện là 45 km.
Ngoài ra, huyện Bắc Trà My là một nơi được biết đến có nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh thiên nhiên, các loại cây dược liệu quý hiếm và có bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc anh em, trong đó phải kể đến là Khu di tích Trung Trung bộ Nước Oa – là căn cứ địa cách mạng Khu ủy Khu V, khu Di tích lịch sử Đồn Xã Đốc; Thủy điện Sông Tranh 2, núi Hòn Bà hùng vỹ; vùng sơn cước Bắc Trà My được người xưa lưu truyền là “Cao sơn ngọc quế”. Do sự kỳ thú của thiên nhiên và đặc điểm địa hình miền núi cao đang nắm giữ sản phẩm quý có giá trị kinh tế cao là quế Trà My và cây dược liệu quý hiếm như Sa nhân đỏ; có điệu múa cồng chiêng của dân tộc Kor và Ca dong,... Tất cả đã làm nên bản sắc văn hóa độc đáo và rất riêng của Đất và Người Bắc Trà My.
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam duy trì được mức tăng trưởng khá. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn được giữ vững, hệ thống chính trị các cấp được kiện toàn. Các tiềm lực trong khu vực phòng thủ được xây dựng ngày càng vững chắc, thế trận quốc phịng tồn dân được tăng cường; giáo dục quốc phịng tồn dân được triển khai có hiệu quả. Cơng tác nắm bắt tình hình đời sống, sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS ngày càng được tăng cường.
2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội
nay, tình hình kinh tế - xã hội của huyện không ngừng phát triển. Với nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều Dự án lớn được đầu tư, sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh Quảng Nam và sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bắc Trà My, kinh tế của huyện bình quân trong 5 năm gần đây tăng trưởng khá trên các lĩnh vực: nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hố; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni hợp lý, bền vững, đặc biệt là phát triển mạnh cây công nghiệp lâu năm (quế, keo, cao su); xây dựng, thương mại và dịch vụ phát triển nhanh,... đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững cơ bản đáp ứng được yêu cầu nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ, phù hợp với điều kiện vùng nông thôn miền núi tạo thuận lợi cho nền kinh tế huyện Bắc Trà My từng bước phát triển.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có nhiều khởi sắc: Dịch vụ, du lịch đã có bước phát triển; Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm mạnh; An sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên; Quốc phịng, an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội được giữ vững, ổn định. (Nguồn: Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bắc Trà My lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025).
2.2.3. Khái qt tình hình cơng tác giáo dục và đạo tạo huyện Bắc Trà My
Công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện luôn được cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo cụ thể bằng các Chương trình, Nghị quyết, Kế hoạch,... nên trong 5 năm qua giáo dục đã đạt được những thành tựu quan trọng: Cơng tác huy động, duy trì sĩ số học sinh đạt chỉ tiêu giao; bình quân hàng năm huy động học sinh ra lớp đạt 99,6% và duy trì trên 98%. Mạng lưới trường lớp được quy hoạch, củng cố phù hợp với điều kiện từng vùng, từng trường để đảm bảo tạo điều kiện cho học sinh đến trường, đến lớp. Cơ sở vật chất, thiết bị thường xuyên được đầu tư; xóa dần các phịng học tạm, phòng mượn. Chất lượng giáo dục ngày càng chuyển biến theo chiều hướng tích cực; tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày năm sau cao hơn năm trước; số lượng học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được học Tin học, ngoại ngữ cơ bản đảm bảo theo quy định. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên bố trí tương đối đầy đủ và đồng đều; trong 5 năm (2015- 2020) tổ chức 3 đợt xét tuyển viên chức với trên 400 GV các cấp học để bổ sung giáo viên cho các trường học cịn thiếu để thực hiện nhiệm vụ. Cơng tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (ĐCQG) được chú trọng, nhiều trường học được xây dựng khang trang đã góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nơng thôn mới ở các địa phương. Kết quả phổ cập giáo dục các cấp học ln được duy trì và giữ vững, xã hội hóa giáo dục có bước phát triển,... nhờ đó huy động được nhiều nguồn lực phát triển giáo dục trên địa bàn huyện trong những năm gần đây.
- Về quy mô mạng lưới trường, lớp học:
Tồn huyện có 41 trường học cơng lập, khơng có trường tư thục, dân lập. Trong đó có 39 trường học cấp học Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở trực thuộc Phòng Giáo Dục và Đào tạo quản lý. Trong đó:
+ Giáo dục mầm non: 15 trường (Mẫu giáo: 13, Mầm non: 02).
+ Giáo dục phổ thơng: Tồn huyện có 24 trường, trong đó: Tiểu học: 11 trường (05 trường PTDTBT TH, 06 trường Tiểu học); THCS: 10 trường (04 trường
PTDTBT THCS, 06 trường THCS); Trường PTDTBT TH&THCS: 03 trường (sáp nhập 03 trường tiểu học và THCS thành trường PTDTBT TH&THCS).
Kết quả huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp năm học 2020-2021: 11.261/11.302 học sinh, đạt tỷ lệ 99,63% (tăng 0,08% so với năm 2019), đạt chỉ tiêu Nghị quyết của Huyện Đảng bộ, HĐND huyện đề ra.
2.2.4. Sự phát triển giáo dục bậc học mầm non
Huyện Bắc Trà My có 15 trường mầm non, mẫu giáo cơng lập với 3128 trẻ, tỷ lệ trẻ dân tộc thiểu số chiếm hơn 50% trẻ trên địa bàn huyện. Tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi toàn huyện đạt 100%; tỉ lệ trẻ 3-5 tuổi được học 2 buổi/ ngày đạt 100%; Có 9/15 trường tổ chức bán trú cho trẻ; tỷ lệ: 60%.Tổng số trẻ nhà trẻ, mẫu giáo học bán trú là 1170 trẻ; tỉ lệ 37.5%; các cơ sở giáo dục thực hiện công tác tuyên truyền về công tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục đến cha mẹ trẻ như: Xây dựng thư viện thân thiện trong trường, lớp mầm non, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chăm sóc giáo dục vệ sinh, tham gia làm đồ dùng đồ chơi, lao động làm tường rào, sân chơi và mua sắm bổ sung dụng cụ đồ dùng cá nhân cho trẻ; Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong trường, lớp mầm non, khơng có trẻ bị tai nạn, thương tích hay bị bạo hành trong các trường học; thực hiện tốt Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của chính phủ quy định về xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 quy định về xây dựng trường học an tồn, phịng, chống tai nạn thương tích trong các cơ sở GDMN. 100% trẻ được chăm sóc giáo dục theo chương trình GDMN quy định. Các trường học luôn chú trọng xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp giúp trẻ vui chơi thoải mái, thực hiện đúng phương châm “Học thông qua hoạt động vui chơi”.
Tuy nhiên, so với các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, huyện Bắc Trà My vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Địa bàn có nhiều sơng suối, đồi núi cao vào mùa mưa dể gây lũ lụt, sạt lỡ đất gây khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp. Một số trường mẫu giáo ở các xã đặc biệt khó khăn có nhiều điểm trường lẽ gây khó khăn cho cơng tác tổ chức bán trú, cơ sở vật chất chưa được đầu tư đồng đều nên tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp so với các huyện cùng điều kiện
Bảng 2.1. Qui mô số lớp, số HS của các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, năm học 2020-2021
TT Tên trường Số
lớp
Tông số học sinh
Tổng số Nữ HS người
dân tộc
1 Mẫu giáo Tuổi Thơ 12 254 121 244
2 Mẫu giáo Tuổi Hồng 10 246 116 245
3 Mẫu giáo Hoa Phượng 12 234 118 229
4 Mẫu giáo Trà Tân 7 164 98 101
5 Mẫu giáo Măng Non 6 126 60 123
6 Mẫu Giáo Sơn Trà 13 285 141 273
7 Mẫu giáo Trà Giác 10 216 101 211
8 Mẫu giáo Hương Sen 6 120 52 117
9 Mẫu giáo Hương Trà 5 112 41 103
10 Mẫu giáo Sơn Ca 6 152 66 2
11 Mẫu giáo Hoa Hồng 9 204 105 10
12 Mẫu Giáo Họa Mi 10 215 97 131
13 Mẫu giáo Hướng Dương 9 166 73 76
Tổng cộng 115 2,494 1,189 1865
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam)
Số lượng, chất lượng đội ngũ GV và CBQL của các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện nay được thể hiện qua bảng 2.2.
Bảng 2.2. Số lượng, chất lượng đội ngũ GV và CBQL của các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My TT Chức danh Tông số Nữ Người dân tộc Đảng viên
Chia theo trình độ đào tạo Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp 1 Hiệu trưởng 13 13 0 13 0 13 0 0 2 P.Hiệu trưởng 18 18 0 18 0 18 0 0 3 Giáo viên 183 183 32 43 0 126 40 17
(Nguồn: Phịng GD&ĐT huyện Bắc Trà My)
Nhìn chung, đội ngũ CBQL, GV trên địa bàn Huyện đã đáp ứng về số lượng, tỉ lệ theo qui định. Tất cả CBQL đạt chuẩn về trình độ chun mơn theo qui định. Trong đó có một tỉ lệ khá lớn về đạt trình độ trên Chuẩn đào tạo.
Từ đó có thể đánh giá rằng đội ngũ GV và CBQL cấp mầm non huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đủ về số lượng, đạt tỉ lệ GV/lớp theo qui định.
2.2.5. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non của hoạt động tổ chuyên môn ở trường mầm non
Nhằm đánh giá mức độ nhận thức quan trọng của hoạt động TCM ở trường mầm non, qua khảo sát, chúng tơi có được kết quả thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát nhận thức về vai trò của Tổ chuyên môn
TT Mức độ đánh giá Ý kiến đánh giá CBQL GV Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Rất quan trọng 10 76,9 97 74,6 2 Quan trọng 3 23,1 20 15,3
3 Tương đối quan trọng 0 0 10 7,69
4 Không quan trọng 0 0 3 2,3
5 Hồn tồn khơng quan trọng 0 0 0 0
Qua kết quả thể hiện ở bảng 2.3. cho thấy: Hầu hết CBQL, TTCM, và GV được khảo sát đều có nhận thức tích cực và đánh giá cao về vai trò của TCM trong nhà trường. 76,9% CBQL, 74,6 % TTCM và GV đánh giá là rất quan trọng. Đa số CBQL, TTCM và GV đều nhận thức được TCM chính là nơi thực hiện mọi chủ trương - đường lối của Đảng, chính sách - pháp luật của Nhà nước, của các cơ quan QLGD. Khơng có ý kiến nào cho rằng vai trị của TCM là khơng quan trọng. Như vậy, hầu hết CBQL và GV ở các của các trường mẫu giáo, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đều có nhận thức đúng đắn về vai trò của TCM trong nhà trường. Tuy nhiên vẫn còn 2,3 % giáo viên đánh giá không quan trọng nên một số giáo viên tham gia sinh hoạt TCM chưa nhiệt tình, chưa đóng góp ý kiến về công tác giáo dục trẻ, từ thực trạng trên đặt ra yêu cầu CBQL các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My cần nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động của tổ chuyên môn.