9. Cấu trúc luận văn
2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động TCM
2.5.1. Mặt mạnh
Trong những năm qua hoạt động TCM của các trường mẫu giáo huyện Bắc Trà My đã đi vào nề nếp, TTCM đã bám sát các quy định nội dung hoạt động TCM của điều lệ trường mầm non. Đa số TTCM có trình độ đào tạo trên chuẩn, có năng lực chuyên mơn giỏi, am hiểu về Chương trình Giáo dục mầm non, được bổ nhiệm từ GV có kinh nghiệm giảng dạy, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực trong cơng tác quản lý, nhiệt tình, trách nhiệm trong cơng việc.
Hiệu trưởng các nhà trường đã quản lý khá tốt hoạt động TCM, luôn quan tâm đến các hoạt động chuyên môn trong nhà trường, xây dựng kế hoạt năm, tháng, kế hoạt giáo theo các văn bản chỉ đạo của các cấp và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Luôn chú trọng đến công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo chuyên môn của các cấp. Công tác kiểm tra, đánh giá luôn đi vào chiều sâu, đảm bảo tính cơng bằng, dân chủ trong nhà trường.
Ban giám hiệu các nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho TCM hoạt động, đáp ứng các nhu cầu học tập của giáo viên để nâng cao trình độ chun mơn.
Đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn cao, luôn tâm huyết với nghề, n tâm cơng tác, có ý thức học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, nhận thức đúng đắn về tầm quan trong của các nội dung hoạt động của TCM, mặc dù đa số giáo viên công tác tại các trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn.
Điều kiện về cơ sở vật chất được các cấp đầu tư, xây dựng, thiết bị, máy móc được mua sắm, bổ sung hằng năm tương đối đảm bảo cho các hoạt động sinh hoạt của TCM, đảm bảo các điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Hiệu trưởng
ln quan tâm đến môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức các Hội thi làm đồ dùng dạy học, hội thi cho trẻ nhằm phát huy năng lực của trẻ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin bước vào lớp một.
2.5.2. Mặt yếu
Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động TCM của HT ở các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My vẫn còn một số hạn chế nhất định
Một số HT chưa nhật thức sâu sắc về tầm quan trọng hoạt động TCM, cịn khốn trắng cho PHT. Chưa thường xuyên kiểm tra các hoạt động của TCM, ít tham gia các buổi SHCM của các tổ. Việc quản lý nội dung SHCM theo nghiên cứu bài học chưa chặt chẽ, dẫn đến một số TCM chưa xây dựng kế hoạt và tổ chức SMCM theo NCBH.
Việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM, GV của HT chưa được thường xuyên dẫn đến chất lượng chuyên môn một số trường chưa cao, đặt biệt các trường ở xã vùng đặc biệt khó khăn.
Hiệu trưởng một số trường chưa tạo điều kiện cho TCM, GV giao lưu sinh hoạt TCM ở các trường trên địa bàn huyện.
Một số TTCM chưa tâm huyết với nghề, cịn ngại khó, ngại khổ, chưa đổi mới nội dung SHCM, cịn rập khn máy móc, chưa tạo cơ hội cho giáo viên phát huy hết khả năng, năng lực trong các hoạt động chuyên môn của nhà trường.
Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, một số GV vùng sâu, vùng xa ý thức chưa tốt, chưa thực hiện đúng quy chế chuyên môn, chưa thực hiện tốt các quy định về hoạt động chuyên môn. TTCM ở một vài trường vùng sâu, vùng xa có chuyên mơn chưa vững vàng, nên ít tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, chưa đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn, thường làm cho các buổi sinh hoạt chun mơn mang tính đối phó.
Việc đánh giá chất lượng giáo viên của TCM còn chung chung, chưa rõ ràng, chưa kịp thời động viên khuyết khích GV có sự đổi mới trong cơng tác chuyên môn, công tác khen thưởng của nhà trường chỉ dựa vào kết quả thi đua cuối năm nên chưa tạo động lực cho giáo viên tham gia các hoạt động của nhà trường.
2.5.3. Nguyên nhân
2.5.3.1 Nguyên nhân khách quan.
Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện cịn gặp nhiều khó khăn, giao thơng đi lại giữa các trường không thuận lợi, cơ sở vật chất chưa được đầu tư đồng đều, phương tiện máy móc phục vụ cho công tác dạy học chưa đảm bảo, một số trường thuộc xã đặc biệt khó khăn việc giao lưu sinh hoạt tổ chuyên môn giữa các trường còn hạn chế. Năng lực quản lý của Hiệu trưởng còn hạn chế, chưa đồng đều, việc nghiên cứu, áp dụng các văn bản chỉ đạo chuyên môn của các cấp chưa đồng bộ.
CBQL dự nguồn cịn nhiều bất cập. Hằng năm có sự thay đổi, điều động giáo viên giữa các vùng thuận lợi và khó khăn làm cho đội ngũ giáo viên không ổn định, việc bố trí, sắp xếp phân cơng giáo viên gặp nhiều khó khăn. TTCM xác định khơng làm chức vụ đó lâu dài, ổn định nên ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, thái độ không tốt đối với việc bồi dưỡng để nâng cao năng lực.
Số lượng giáo viên chỉ đủ bố trí, sắp xếp 2 giáo viên/lớp đối với lớp bán trú và 1 giáo viên/lớp đối với lớp học 2 buổi/ngày nên việc áp dụng giảm giờ làm cho TTCM theo quy định để đầu tư cho công tác chuyên môn của tổ chưa đảm bảo.
2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Sự chỉ đạo của HT đối với các TCM chưa sâu sắc, còn giao khốn cho PHT chun mơn và các tổ trưởng TCM. Nội dung chỉ đạo hoạt động TCM của một số HT còn chung chung, việc tư vấn hỗ trợ cho công tác chuyên môn của Hiệu trưởng chưa sấu sát. Công tác kiểm tra của HT chưa thường xuyên, chưa thúc đẩy các hoạt động của TCM; việc xử lý các GV vi phạm chưa kiên quyết, còn cả nể.
Chưa tổ chức các lớp bồi dưỡng về các kỹ năng quản lý cho đội ngũ tổ trưởng TCM một cách có hệ thống.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng TTCM theo học kỳ, năm học, chu kỳ chưa có sự sáng tạo, đổi mới về nội dung và hình thức.
Một số CBQL, TTCM, GV chưa nhận thức sâu sắc được vai trị, vị trí của TCM trong nhà trường. Một số HT chưa phát huy sự chủ động, sáng tạo, quyền tự chủ trong vai trò QL tổ của các TTCM.
Trong các Nhà trường, BGH, TTCM chưa có kế hoạch kiểm tra thường xun cơng tác hoạt động của TCM nên việc uốn nắn, sửa chữa những sai lệch của TTCM và GV chưa kịp thời. Kiểm tra xây dựng các kế hoạch hoạt động cho TCM chưa thường xuyên. Chưa thực hiện việc kế hoạch hóa các hoạt động của nhà trường nói chung, hoạt động của TCM nói riêng.
Cơng tác xã hội hóa giáo dục ở một số vùng chưa được thực hiện có hiệu quả, đời sống của một bộ phận dân cư cịn khó khăn, sự nhận thức về công tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ chưa cao.
Tiểu kết chương 2
Công tác quản lý hoạt động TCM có vai trị ý nghĩa rất quan trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Kết quả khảo sát cho thấy CBQL, GV các trường mẫu giáo huyện Bắc Trà My đã có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc thực hiện và QL hoạt động TCM. Các nhà trường đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn đúng định kỳ, nội dung sinh hoạt chuyên môn phù hợp với nhu cầu thực tế của từng đơn vị, hình thức sinh hoạt chun mơn được thay đổi tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao năng lực chuyên môn. Nội dung sinh hoạt chuyên
môn theo NCBH đã được các nhà trường triển khai thực hiện
Quản lý tốt hoạt động đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVMN từ đó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên theo từng năm học để chất lượng giáo viên được nâng lên
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu giáo dục đề ra
Tuy nhiên việc quản lý các hoạt động của TCM còn nhiều hạn chế nhất định, nội dung và hình thức sinh hoạt chun mơn của một số trường chưa được đổi mới, nội dung sinh hoạt chuyên môn theo NCBH chưa được các nhà trường quan tâm, việc chỉ đạo nội dung sinh hoạt chun mơn theo NCBH của Phịng Giáo dục Bắc Trà My chưa sâu sát. Vì vậy cần có những biện pháp khắc phục để chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục mầm non nói riêng được nâng lên đáp ứng xu thế phát triển hiện nay.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO, HUYỆN BẮC TRÀ MY,
TỈNH QUẢNG NAM