Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 67 - 68)

9. Cấu trúc luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng các trường mẫu giáo huyện Bắc Trà My phải đảm bảo các nguyên tắc sau

3.1.1. Đảm bảo tính mục đích

Điều 23, Luật giáo dục năm 2019 đã đưa ra mục tiêu giáo dục mầm non:

Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.[8]

Các biện pháp phải có tác dụng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, giúp CBQL, TTCM, GV nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm của hoạt động TCM, tác động mạnh mẽ đến một số thói quen, hạn chế trong công tác quản lý của nhà trường. Định hướng cho các nhà trường xây dựng chiến lượt phát triển, xác định giá trị cốt lõi, tầm nhìn trung hạn, dài hạn hướng tới xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Để đảm bảo tính mục tiêu, mọi hoạt động đều phải đảm bảo tính pháp quy. Sự chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường đều phải căn cứ Luật Giáo dục, các văn bản chỉ đạo của Ngành (Bộ, Sở GD&ĐT) và xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.

3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ

Mọi hoạt động của nhà trường đều hướng đến sự phát triển nhưng phải đảm bảo đồng bộ giữa các bộ phận từ BGH nhà trường, TCM, GV, NV trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá. Khi thực hiện phải có sự ăn khớp, đồng thuận hài hịa với nhau tạo thành một khối thống nhất và được sự tin tưởng của toàn thể CB, GV, NV trong nhà trường thì các biện pháp mới đem lại hiệu quả.

Đảm bảo tính đồng bộ với các biện pháp quản lý hoạt động khác trong nhà trường tạo được mối quan hệ chặt chẽ về định hướng trong quản lý để đạt được mục tiêu giáo dục. Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thì hiệu quả chất lượng hoạt động TCM mới được nâng cao.

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa

Đảm bảo tính kế thừa là nguyên tắc nhằm giúp nhà trường phát huy những điểm mạnh cũng như những thành tựu từ thực tiễn trong cơng tác QL nhà trường nói chung và quản lý hoạt động tổ chun mơn nói riêng và phát huy nó lên một mức độ cao hơn. Do đó, đây là một nguyên tắc rất quan trọng không thể thiếu trong việc đề xuất

những biện pháp QL hoạt động TCM các trường mẫu giáo huyện Bắc Trà My. Thực tế cho thấy trong mỗi tổ chức, mỗi nhà trường đều có thế mạnh riêng vì vậy khi đưa ra biện pháp cần kế thừa những điểm mạnh trước đó và phát huy hơn nữa những cái hay, cái mới đã được áp dụng và cải tiến những tồn tại hạn chế sao cho phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

Những biện pháp đề ra phải xuất phát từ thực tiễn và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương; kế thừa những biện pháp đã thực hiện phát huy hiệu quả, thay thế những biện pháp khơng cịn phù hợp.

3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả

Trên cơ sở thực trạng của hoạt động TCM của các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My đề xuất các biện pháp phải đem lại hiệu quả cao. Hiệu quả là những việc làm được mà bất cứ một nhà quản lý nào cũng đặt ra mục tiêu hướng đến và mong muốn đạt được. Để đạt được hiệu quả cần phải có kế hoạch cụ thể cho từng nội dung biện pháp, chỉ đạo TCM một cách chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra hồ sơ sổ sách của TCM, tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ để hoạt động của TCM đi vào nề nếp đạt hiệu quả cao.

Các biện pháp phải tác động mạnh mẽ đối với đội ngủ, tránh đưa ra những biện pháp không rõ ràng, lang mang hiệu quả đem lại không cao.

Hiệu quả của biện pháp đem lại niềm tin của đội ngủ đối với nhà quản lý, thúc đẩy các hoạt động khác của nhà trường từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non, nâng cao vị thế của nhà trường trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 67 - 68)