Quản lý hoạt động tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 26 - 27)

9. Cấu trúc luận văn

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.5. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn

Quản lý hoạt động TCM là quá trình tác động có tổ chức, có định huớng của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến đối tượng quản lý (tổ chuyên môn) nhằm đảm bảo cho hoạt động của tổ chuyên môn đi vào nề nếp, đạt hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế của trường. Thông qua tổ chuyên môn Hiệu trưởng nắm bắt sâu sát được hoạt động của giáo viên. Để việc hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu thì cần thiết phải quản lí, chỉ đạo nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp quản lý khả thi nhất phù hợp điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh trong mơi trường sư phạm của nhà trường.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn chủ yếu là tác động đến tổ trưởng chuyên môn và tập thể giáo viên trong tổ chuyên môn để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo.

Nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của nhà trường là tổ chức giảng dạy và học tập. Trong nhà trường hiệu trưởng quản lý việc giảng dạy thông qua hoạt động của TCM; quản lý việc học tập của học sinh thông qua công tác giảng dạy của GV. Hoạt động của TCM có nhiệm vụ nâng cao hiệu quả cơng tác giảng dạy trong nhà trường. Để quản lý có hiệu quả hoạt động TCM trong nhà trường, HT cần thực hiện công tác quản lý của mình thơng qua TCM để thúc đẩy hoạt động TCM. Để hoạt động của TCM có chất lượng thì HT cần tiến hành thực hiện cơng tác quy hoạch TCM, quản lý hoạt động DH, hoạt động sinh hoạt của TCM, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng TCM, đội ngũ tổ viên trong TCM.

Dạy học - giáo dục là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp trong nhà trường đều hướng vào tiêu điểm này. Vì vậy, quản lý hoạt tổ chuyên môn của Hiệu trưởng thực chất là quản lý quá trình dạy học - giáo dục trong nhà trường.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 26 - 27)