Tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 74)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường mẫu giáo, huyện Bắc Trà

3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực

quản lý cho tổ trưởng chun mơn

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa

Hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn ở các trường mẫu giáo là nhiệm vụ thường xuyên của Phòng GDĐT và của nhà trường còn được gọi là bồi dưỡng thường xuyên. Đây là hoạt động bắt buộc theo quy định Thông tư 12/2019/TT- BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên. Thơng tư quy định Mục tiêu “Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo viên mầm non; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non (GVMN), đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên mầm non với yêu cầu phát triển giáo dục mầm non (GDMN) và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non”.

- Bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ là q trình học tập nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức, năng lực nghề nghiệp cần thiết giúp TCM tổ chức, điều hành các hoạt động trong tổ, đáp ứng yêu cầu mới “căn bản, toàn diện” trong giáo dục đào tạo theo tinh thần nghị quyết số 29/TƯ ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương đảng khóa XI.

- Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng là hoạt động không thể thiếu trong các cơ sở giáo dục, cùng với sự thay đổi và phát triển của xã hội nói chung và phát triển giáo dục nói riêng chúng ta cần phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng, rèn luyện để nắm bắt kịp thời những văn bản chỉ đạo của các cấp, những hoạt động đổi mới trong công tác chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng giúp giáo viên có được sự hiểu biết nâng cao trình độ, năng lực chun mơn, phẩm chất chính trị tốt để đảm nhiệm vai trò trong điều hành TCM.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

- Quản lý nội dung bồi dưỡng gồm: Bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, nhận thức

chính trị cho đội ngũ giáo viên; bồi dưỡng cho cán bộ và giáo viên về tin học, chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; năng lực công tác; viết sáng kiến kinh nghiệm; bồi dưỡng qua chương trình Bồi dưỡng thường xuyên của Bộ giáo dục quy định.

- Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của tổ: Bồi dưỡng bằng hình thức tập trung nhằm hướng dẫn cách tự học, thực hành, hệ thống kiến thức, giải đáp các thắc mắc, hướng dẫn nội dung học tập khó, tạo điều kiện cho đội ngũ có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình bồi dưỡng.

- Quản lý hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng tại chỗ; phát động các cuộc thi giáo

bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn; tham gia hội thảo, đi thực tế; tham dự các hội nghị; trao đổi, giao lưu về chuyên môn qua mạng Internet…

- Bồi dưỡng cách đánh giá học sinh, đánh giá chất lượng giáo viên, các hoạt động sinh hoạt chuyên môn.

- Bồi dưỡng tổ chức điều hành sinh hoạt chuyên môn tổ, tổ chức chuyên đề, hội thi cho giáo viên, hội thi cho trẻ.

- Bồi dưỡng công tác đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

- Trang bị cho TTCM kiến thức về một số văn bản mới như: Luật giáo dục năm 2019 giúp TCM nắm được mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục mầm non. Thông tư 52 của Bộ giáo dục Đào tạo về Điều lệ trường mầm non; Thông tư 12/2019/TT- BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.

- Nâng cao nhận thức vai trò trách nhiệm, quyền hạn của TCM: Tổ chuyên môn là một tổ chức hành chính của nhà trường, TTCM có trách nhiệm quản lý các thành viên trong tổ, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng chuyên môn, chất lượng học sinh trong tổ, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua các hoạt động dự giờ, thao giảng, hướng dẫn giáo viên thực hiện hồ sơ sổ sách chuyên môn theo quy định, thực hiện hồ sơ các loại vở cho học sinh.

- Tổ chức tập huấn công tác bồi dưỡng thường xuyên theo quy định: Ngoài việc bồi dưỡng thường xun của Phịng GDĐT, trường thì mỗi TCM định kỳ tháng, quý, học kỳ, năm học phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của tổ mình. Các nội dung sinh hoạt bồi dưỡng của tổ phải thiết thực, đặc biệt các TTCM phải tập trung vào công tác bồi dưỡng là đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” , chuyên đề kiểm tra đánh giá, việc sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp, việc trang trí lớp theo chủ đề, chủ điểm, thảo luận bổ sung kiến thức mới vào bài giảng, xây dựng chuyên đề tích hợp, chuyên đề rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.

- Để làm tốt công tác BDTX cho đội ngũ trước hết là công tác chỉ đạo, kiểm tra của Phịng GDĐT, cơng tác quản lý của hiệu trưởng. Các cấp quản lý giáo dục phải phát động phong trào tự học để nâng cao nhận thức đội ngũ của ngành.

- Trong mỗi năm học, hiệu trưởng phải xác định nội dung cần phải bồi dưỡng tập trung, thời lượng, điều kiện, báo cáo viên. Kế hoạch bồi dưỡng tập trung phải xác lập trong học kỳ, năm học cần bố trí thời gian hợp lý để tất cả các giáo viên được tham gia.

- Cần đa dạng các hình thức bồi dưỡng cho đội ngũ, ngồi hình thức tự học của giáo viên, nhà trường cịn có thể tổ chức bồi dưỡng thơng qua sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức dạy hội giảng, thao giảng, xây dựng các kế hoạch và chuyên đề về chuyên môn.

- Hiệu trưởng tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, xây dựng các công cụ, tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với điều kiện, khả năng của đội ngũ. Dựa vào kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ. Trong đánh giá phải công khai cho đội ngũ biết để phát huy và điều chỉnh kịp thời những hạn chế.

- TTCM cùng hiệu trưởng tham gia các nội dung kiểm tra nội bộ trong nhà trường, tổ chức điều hành sinh hoạt tổ chuyên môn, điều hành việc đánh giá viên chức, đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong tổ, tham gia đánh giá chất lượng học sinh. Có thể nói TTCM là cánh tay nối dài của Hiệu trưởng, mỗi tổ trưởng đều nhận thức được vai trị trách nhiệm của mình thì sẽ quản lý tốt các hoạt động trong tổ từ đó các hoạt động đi vào nề nếp và trở thành hoạt động thường xuyên sẽ giúp TTCM quản lý tốt các hoạt động từng bước nâng cao chất lượng trong nhà trường, tạo được niềm tin đối với các thành viên trong tổ.

- Đối với huyện Bắc Trà My là huyện miền núi đa số các trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn, về điều kiện cơng nghệ thơng tin có nơi khơng có mạng điện thoại di động, mạng Internet, các điểm thơn cách trường chính có nơi xa từ 7 đến 10 km đường đồi dốc, đi lại khó khăn, vào mùa mưa đường sạt lỡ giáo viên phải đi bộ từ 02 đến 04 giờ, vì vậy điều kiện học tập ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy rất khó khăn. Vì vậy cần tăng cường tổ chức bồi dưỡng công nghệ thông tin cho TCM, GV.

Bồi dưỡng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Tuyên truyền cho TCM, giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học; thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, hội thảo chuyên đề; thông qua dự giờ thăm lớp và qua việc triển khai các cuộc thi có ứng dụng CNTT do trường tổ chức.

- Tạo điều kiện cho TTCM, GV học tập nâng cao trình độ Tin học, tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm và kĩ năng sử dụng Tin học. Nhà trường tổ chức tập huấn cho một số giáo viên cịn hạn chế về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy, tập huấn cách soạn giáo án điện tử, lập các biểu mẫu thống kê bằng fil excel…

- Bố trí sắp xếp để TTCM, giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng CNTT do ngành tổ chức.

- Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên đề Hiệu trưởng kết hợp bồi dưỡng về ứng dụng CNTT cho TCM, GV khai thác sử dụng phần mềm vned về cơ sở dữ liệu kết nối trường học, đăng tải kế hoạch giáo dục trong và ngoài đơn vị nhằm chia sẽ kế hoạch và học tập được những nội dung mới, sáng tạo trong kế hoạch giáo dục của giáo viên trong và ngoài đơn vị. Hiệu trưởng mời chuyên gia CNTT về hướng dẫn một số nội dung mà giáo viên còn lúng túng chưa thực hiện được.

chia sẻ kinh nghiệm qua việc đăng tải các nội dung hoạt động học tập và vui chơi của trẻ là nơi cập nhật những văn bản chuyên môn, văn bản chỉ đạo của các cấp, kế hoạch của nhà trường một cách chính thống được Hiệu trưởng phê duyệt, là nơi tuyên truyền, quản bá chất lượng giáo dục của nhà trường đến phụ huynh và các tổ chức xã hội. Vì vậy trong các buổi sinh hoạt chun mơn Ban giám hiệu nhà trường giao trách nhiệm cho mỗi tổ một tuần phải đăng tải ít nhất một kế hoạch hoạt động học hoặc vui chơi được tổ trưởng phê duyệt để giáo viên các tổ học tập lẫn nhau qua việc ứng dụng công nghệ thông tin của các nhà trường.

Bồi dưỡng nội dung sinh hoạt chuyên môn.

- Sinh hoạt chuyên môn là một nhiệm vụ quan trọng để giúp TCM, GV trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau về cơng tác chun mơn. Có rất nhiều nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên mơn, tùy tình hình thực tế, nhu cầu của giáo viên trong tổ đề xuất các nội dung sinh hoạt chuyên môn cho phù hợp. Từ đầu năm học Hiệu trưởng chỉ đạo TCM thông qua hội nghị đầu năm của tổ GV đề xuất nội dung cần bồi dưỡng, TCM xây dựng kế hoạch được hiệu trưởng phê duyệt và theo dõi nội dung sinh hoạt chuyên môn tổ đã xây dựng. Hiệu trưởng tham gia dự các buổi sinh hoạt chun mơn hoặc phân cơng Phó hiệu trưởng tham dự để hỗ trợ giúp đỡ. Bên cạnh đó, muốn TCM thay đổi nội dung hình thức sinh hoạt chun mơn thì trước hết nhà trường phải thường xuyên thay đổi nội dung hình thức theo nhu cầu của tổ. Thông qua nội dung sinh hoạt chuyên môn của nhà trường TCM học tập được một số nội dung để áp dụng vào sinh hoạt chun mơn của tổ, từ đó dần dần hình thành và phát triển những nội dung đổi mới trong sinh hoạt TCM.

Bồi dưỡng công tác đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp GVMN

- Đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVMN là cơ sở để Hiệu trưởng nhà trường có được kết quả về khả năng phát triển, điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên để nhà trường có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng với những tiêu chí được quy định theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục Đào tạo ban hành. Để kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVMN đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng triển khai các văn bản đến TTCM Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT, Thông tư ban hành

đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; Công văn 5569/BGDĐT- NGCBQLGD V/v hướng dẫn thực hiện Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; Thông tư Số: 06/2019/TT-BGDĐT Thông tư quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Để TCM nắm

được những nội dung và quy trình đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV trong tổ, Hiệu trưởng rà soát các văn bằng chứng chỉ của GV theo quy định, cho TTCM, TPCM đánh giá chuẩn nghề nghiệp đối với bản thân mình, để đạt được mức xếp loại tốt, khá, trung bình thì cần những minh chứng gì, để đạt được mức xếp loại tốt ngay từ đầu

năm học GV phải đưa ra mục tiêu đạt được và thu thập minh chứng từ đầu năm học, từ kết quả đánh giá của TTCM triển khai quy trình đánh giá và thu thập minh chứng cụ thể để cuối năm kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV đạt kết quả cao.

3.2.4. Quản lý họat động sinh hoạt chuyên mơn theo hình thức nghiên cứu bài học

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa

- Sinh hoạt chuyên mơn theo NCBH là hình thức sinh hoạt chuyên môn mới, giúp CBQL nắm quy trình, nội dung sinh hoạt chun mơn theo nghiên cứu bài học. Quản lý nền nếp sinh hoạt TCM nhằm duy trì sinh hoạt TCM một cách thường xuyên theo lịch; tạo cho GV trong TCM tác phong làm việc khoa học, có ý thức, thói quen trong cơng việc. Nhận ra một cách đầy đủ sâu sắc về khả năng, năng lực của giáo viên giúp giáo viên dám vận dụng cái mới vào để giải quyết các vấn đề thực tế nảy sinh tại lớp. Sinh hoạt chuyên môn theo NCBH phải tạo cơ hội để giáo viên được học hiệu quả, tất cả giáo viên được tham gia vào quá trình học tập bằng thực tế, theo phương thức chia sẻ chuyên môn.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

- Xây dựng kế hoạch SHCM theo NCBH

- Tổ chức thực hiện kế hoạch theo sự phân công của TCM

- Đánh giá kết quả, chất lượng buổi sinh hoạt chuyên môn theo NCBH.

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện

- Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ CM xây dựng kế hoạch hoạt động SHCM theo NCBH dựa trên văn bản chung của nhà trường phù hợp với trình độ GV trong tổ và đặc điểm tâm lý lứa tuổi trẻ của khối lớp. TTCM xây dựng kế hoạch SHCM theo NCBH, phân công giáo viên cụ thể theo từng tháng để ai cũng được trải nghiệm dạy minh họa, ưu tiên giáo viên tự nguyện xung phong dạy minh họa

- Cụ thể hóa mục tiêu dạy học trong sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn theo nghiên cứu bài học cần được thể hiện trên các nội dung:

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho CBQL, GV về sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: CBQL, GV phải nắm chắc các văn bản chỉ đạo về đổi mới sinh hoạt TCM; thay đổi thói quen về sinh hoạt chun mơn theo lối cũ; thuyết phục, động viên, nhắc nhở giáo viên tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; nâng cao trình độ của đội ngũ, lấy tự học tự nghiên cứu làm chủ yếu.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch sinh hoạt TCM theo nghiên cứu bài học đạt hiệu quả: Sau khi triển khai kế hoạch bồi dưỡng nhận thức về sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, Ban giám hiệu nhà trường phải kiểm tra thực tế các TCM, nắm bắt tình hình sinh hoạt chun mơn theo nghiên cứu bài học ở các tổ. Chỉ đạo mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học cần phân công nhiệm vụ phù hợp, phát huy tối đa năng lực và vai trò của mỗi giáo viên trong tổ, đảm bảo thực hiện

đầy đủ 4 bước

Bước 1: Chuẩn bị bài dạy minh họa: Phân công người dạy, chuẩn bị bài dạy, yêu cầu đối với bài dạy minh họa là có sự sáng tạo.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 74)