Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 37 - 38)

9. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Yếu tố chủ quan

- Năng lực của hiệu trưởng

+ Phẩm chất, năng lực là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý của Hiệu trưởng. Nếu Hiệu trưởng có phẩm chất chính trị, lập trường vững vàng, nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm vững chủ trương, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục cấp trên thì sẽ chỉ đạo đúng hướng, đúng mục tiêu của cấp học.

+ Hiệu trưởng có khả năng xử lý thông tin tốt, có khả năng tổ chức tốt các hoạt động sẽ dẫn dắt nhà trường lần lượt đạt được các mục tiêu, tập hợp được các nguồn lực, phát huy được sức mạnh của tập thể đưa hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả cao.

+ Năng lực chuyên môn của Hiệu trưởng cũng là một yếu tố cần cho quản lý dạy học. Hiệu trưởng giỏi chuyên môn sẽ nắm chắc các phương pháp giảng dạy, có kỹ năng phân tích, đánh giá chuyên môn của giáo viên và khả năng học tập của học sinh. Có năng lực chuyên môn, Hiệu trưởng sẽ có khả năng dự báo đón đầu những sự việc, những tình huống có thể xảy ra trong dạy học, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chuyên môn của giáo viên, nắm bắt và chỉ đạo đúng yêu cầu giảng dạy trong từng giai đoạn, nhất là đổi mới về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giai đoạn hiện nay.

- Năng lực của tổ trưởng chuyên môn: Trong hoạt động của tổ chuyên môn vai trò của người tổ trưởng chuyên môn là rất quan trọng. Bởi vì, tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lý tổ chuyên môn, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của giáo viên trong tổ. Như vậy, năng lực của tổ trưởng chuyên môn ảnh hưởng đến kết quả của chất lượng giáo viên, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mà cụ thể tập trung vào một số năng lực như: Năng lực chủ trì, năng lực điều khiển hoạt động sinh hoạt chuyên môn…

- Năng lực của giáo viên: Bên cạnh năng lực của người tổ trưởng chuyên môn thì năng lực của giáo viên cũng có vai trò rất quan trọng đến kết quả của hoạt động của tổ chuyên môn.

+ Người giáo viên có năng lực chuyên môn, gương mẫu thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước, nắm vững được các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, sáng tạo thì mới tạo được sự hứng thú đối với bài học của trẻ.

- Môi trường, bầu không khí trong tổ chuyên môn: Là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của hoạt động tổ chuyên môn. Bầu không khí trong tổ chuyên môn có thoải mái, cởi mở, môi trường làm việc có thân thiện, mọi người được chia sẻ,

giúp đỡ lẫn nhau thì giáo viên mới hào hứng tham gia vào các hoạt động của tổ chuyên môn.

- Động lực của giáo viên trong hoạt động tổ chuyên mon: Là sự khao khát và tự nguyện của giáo viên nhằm tăng cường những nỗ lực để thực hiện những mục tiêu giáo dục trong nhà trường. Trong hoạt động tổ chuyên môn, động lực chủ yếu thúc đẩy giáo viên chính là sự hoàn thiện bản thân, khả năng nâng cao tay nghề nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường. Ngoài ra còn là sự cải thiện những mối quan hệ giữa mọi người trong tổ chuyên môn với nhau.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 37 - 38)