Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 37 - 41)

9. Cấu trúc luận văn

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn

1.5.1. Yếu tố chủ quan

- Năng lực của hiệu trưởng

+ Phẩm chất, năng lực là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý của Hiệu trưởng. Nếu Hiệu trưởng có phẩm chất chính trị, lập trường vững vàng, nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm vững chủ trương, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục cấp trên thì sẽ chỉ đạo đúng hướng, đúng mục tiêu của cấp học.

+ Hiệu trưởng có khả năng xử lý thơng tin tốt, có khả năng tổ chức tốt các hoạt động sẽ dẫn dắt nhà trường lần lượt đạt được các mục tiêu, tập hợp được các nguồn lực, phát huy được sức mạnh của tập thể đưa hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả cao.

+ Năng lực chuyên môn của Hiệu trưởng cũng là một yếu tố cần cho quản lý dạy học. Hiệu trưởng giỏi chuyên mơn sẽ nắm chắc các phương pháp giảng dạy, có kỹ năng phân tích, đánh giá chun mơn của giáo viên và khả năng học tập của học sinh. Có năng lực chun mơn, Hiệu trưởng sẽ có khả năng dự báo đón đầu những sự việc, những tình huống có thể xảy ra trong dạy học, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chuyên môn của giáo viên, nắm bắt và chỉ đạo đúng yêu cầu giảng dạy trong từng giai đoạn, nhất là đổi mới về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giai đoạn hiện nay.

- Năng lực của tổ trưởng chuyên môn: Trong hoạt động của tổ chun mơn vai trị của người tổ trưởng chuyên môn là rất quan trọng. Bởi vì, tổ trưởng chun mơn là người trực tiếp quản lý tổ chuyên môn, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của giáo viên trong tổ. Như vậy, năng lực của tổ trưởng chuyên môn ảnh hưởng đến kết quả của chất lượng giáo viên, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mà cụ thể tập trung vào một số năng lực như: Năng lực chủ trì, năng lực điều khiển hoạt động sinh hoạt chuyên môn…

- Năng lực của giáo viên: Bên cạnh năng lực của người tổ trưởng chun mơn thì năng lực của giáo viên cũng có vai trị rất quan trọng đến kết quả của hoạt động của tổ chuyên môn.

+ Người giáo viên có năng lực chun mơn, gương mẫu thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước, nắm vững được các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, sáng tạo thì mới tạo được sự hứng thú đối với bài học của trẻ.

- Mơi trường, bầu khơng khí trong tổ chun mơn: Là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của hoạt động tổ chun mơn. Bầu khơng khí trong tổ chun mơn có thoải mái, cởi mở, môi trường làm việc có thân thiện, mọi người được chia sẻ,

giúp đỡ lẫn nhau thì giáo viên mới hào hứng tham gia vào các hoạt động của tổ chuyên môn.

- Động lực của giáo viên trong hoạt động tổ chuyên mon: Là sự khao khát và tự nguyện của giáo viên nhằm tăng cường những nỗ lực để thực hiện những mục tiêu giáo dục trong nhà trường. Trong hoạt động tổ chuyên môn, động lực chủ yếu thúc đẩy giáo viên chính là sự hồn thiện bản thân, khả năng nâng cao tay nghề nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường. Ngồi ra cịn là sự cải thiện những mối quan hệ giữa mọi người trong tổ chuyên môn với nhau.

1.5.2. Yếu tố khách quan

- Chủ trương, chính sách quản lý giáo dục cao cấp: Chủ trương, chính sách quản lý giáo dục các cấp ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý nhà trường. Yếu tố này chi phối đến các hoạt động, các quyết định quản lý trong nhà trường. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trương tiến hành “Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [1] . Đồng thời cũng xác định việc đổi mới sinh hoạt chuyên mơn ở các trường mầm non đóng vai trị then chốt trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục chỉ đạo và ban hành nhiều văn bản đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong các nhà trường như:

+ Bộ GD&ĐT, Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 quy định về đạo đức nhà giáo

+ Bộ GD&ĐT, Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT ngày 8/10/2018 quy định chuẩn nghề nghiệp GV mầm non.

+ Bộ GD&ĐT, Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT ngày 8/10/2018 ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non.

+ Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2019-2020; 2020-2021;

+ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực CM nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lý và GV mầm non năm học 2019-2020, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

+ Bộ GD&ĐT, Thông tư 11/2019/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 8 năm 2019 Thơng tư Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục non;

+ Bộ GD&ĐT, Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 8 năm 2019 Thông tư Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non;

+ Bộ GD&ĐT, Điều lệ trường mầm non – TT 52/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020

chuyên môn là một trong các hoạt động quan trọng của nhà trường. tổ chuyên môn là cánh tay nối dài của Hiệu trưởng, giúp Hiệu trưởng quản lý đội ngũ giáo viên thực hiện nhiệm vụ chính trị, chun mơn trong nhà trường. Chính vì vậy, việc Hiệu trưởng quan tâm và chỉ đạo đến hoạt động này để khẳng định chất lượng chuyên môn của nhà trường. Bởi vì, Hiệu trưởng là người có quyết định cao nhất đến chất lượng tổ chuyên môn. Nếu Hiệu trưởng thường xuyên quan tâm và chỉ đạo đến hoạt động tổ chuyên môn sẽ góp phần đảm bảo q trình hoạt động tổ chun mơn được diễn ra theo đúng quy trình, đồng thời, khích lệ đội ngũ giáo viên tự nguyện tham gia tốt các hoạt động trong tổ chun mơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp chính quyền địa phương, Phịng Giáo dục, sự thống nhất đoàn kết trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là động lực thúc đẩy giúp Hiệu trưởng, tổ chun mơn hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị trường học: Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong trường học có vai trị giúp giáo viên, nhà trường quyết định cho việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh, một trường học có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ phù hợp cho từng cấp học là yếu tố sư phạm có mối quan hệ tương tác hỗ trợ qua lại cho việc dạy học, truyền đạt kiến thức của giáo viên và việc tiếp thu kiến thức.

Trường học khang trang, có đầy đủ thiết bị dạy học phù hợp như máy móc, các cơng cụ, phịng chức năng, sân chơi, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ..., đội ngũ giáo viên có đầy đủ kiến thức là nơi sẽ đào tạo ra mơi trường học tập giúp trẻ phát triển tồn diện đáp ứng được nhu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tiểu kết chương 1

Trong hệ thống quản lý nhà trường, tổ chuyên môn là một đơn vị công tác được tổ chức theo điều lệ trường mầm non, tổ chuyên mơn giữ một vị trí rất quan trọng bởi nó đảm nhận trực tiếp việc điều hành, theo dõi hoạt động chuyên môn trong tổ nhằm thực hiện nhiệm vụ Ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Tổ chun mơn là nơi giáo viên trực tiếp bồi dưỡng, giúp đỡ nhau về chuyên môn nghiệp vụ, trực tiếp đánh giá hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường, trực tiếp triển khai thực hiện chủ trương đổi mới chương trình, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Quản lý hoạt động TCM là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý của HT. Để quản lý hoạt động TCM có hiệu quả thì cần phải xây dựng TCM theo hướng đổi mới tích cực hơn, phát huy được sự năng động, vai trò tự chủ của TCM trong thực hiện nhiệm vụ. Cùng với đó cũng cần có những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với TCM để nâng cao được hiệu suất, hiệu quả giảng dạy.

mơn có những thay đổi, địi hỏi tổ trưởng chun mơn cần kịp thời đổi mới tư duy và hành động trong công tác quản lý, hội nhập với xu thế đổi mới, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường.

Trong chương 1, chúng tơi đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản của đề tài. Đây là nền tảng, và cơ sở lý luận để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường mẫu giáo, huyện Bắc Trà My nói riêng và các trường mẫu giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung.

Để đưa ra một số biện pháp có hiệu quả về công tác quản lý hoạt động tổ chun mơn ở trường mẫu giáo thì phải đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng hoạt động tổ chuyên môn và công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mẫu giáo, huyện Bắc Trà My. Vì vậy trong chương 2 sẽ tập trung làm rõ thực trạng hoạt động tổ chuyên môn và quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mẫu giáo, huyện Bắc Trà My trong những năm gần đây.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO, HUYỆN BẮC TRÀ MY,

TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 37 - 41)