Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 38 - 41)

- Về thực tiễn:

2.1.1. Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế

Lợi ích

Bàn về "lợi ích" trong dịng chảy phát triển lý luận có nhiều cách hiểu và luận giải khác nhau. Tiêu biểu là khái niệm lợi ích được C.Mác khẳng định là "sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội đó" [12, tr.189]. Và ở mức độ sâu hơn C.Mác và Ph. Ăng ghen đã khẳng định: "Lợi ích là thuộc tính tất yếu của con người và nó gắn kết các thành viên xã hội dân sự lại với nhau" [17, tr.184]. Như vậy, khái niệm lợi ích ở đây khơng chỉ là một nhu cầu tồn tại khách quan của con người mà nó cịn bao hàm ý nghĩa là động lực gắn kết xã hội hay gắn kết con người lại với nhau. Điều đó cũng có nghĩa lợi ích là động lực cho sự phát triển chung của xã hội, của loài người.

Theo Từ điển Bách khoa tồn thư Việt Nam, lợi ích được hiểu là "một trong những động lực quan trọng trực tiếp thúc đẩy hành động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân, gia đình, tập thể, giai cấp, dân tộc và xã hội" [64, tr.143]. Ở định nghĩa này, lợi ích chỉ đơn giản là một nhu cầu sống và nó khơng bao hàm các nội dung liên quan tới điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngồi ra, gắn với các chủ thể lợi ích khác nhau thì có các loại lợi ích khác nhau, chẳng hạn như gắn với bản thân mình thì lợi ích được gọi là lợi ích cá nhân, gắn với cộng đồng thì lợi ích được gọi là lợi ích cộng đồng… Tựu chung lại, lợi ích chính là nhu cầu thỏa mãn khách quan của con người, được con người nhận thức trong mối tương quan với trình độ phát triển của xã hội, tạo cơ sở ra đời cho các mối quan hệ trong xã hội đó. Xét về vai trị, lợi ích có vai trị là động lực cho sự phát triển của xã hội lồi người. C.Mác

viết: "tất cả cái gì mà con người đấu tranh để giành lấy, đều dính liền với lợi ích của họ" [18, tr.109]. Lịch sử lồi người đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh. Dù thời điểm các cuộc chiến có khác nhau thì có một điều khơng bao giờ thay đổi trong mọi cuộc chiến, đó là nguyên nhân của mọi cuộc chiến, nó ln ln xuất phát từ sự mâu thuẫn lợi ích. Khi con người khơng được đáp ứng lợi ích chính đáng, họ sẽ vùng lên đấu tranh, địi lại những lợi ích chính đáng của mình. Q trình giải quyết các mâu thuẫn lợi ích tạo động lực cho sự phát triển.

Lợi ích kinh tế

Nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith đã khẳng định tầm quan trọng của LIKT trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Theo đó, ơng cho rằng "động lực to lớn để mỗi cá thể lao động mang lại của cải cho xã hội, mang lại sự thịnh vượng cho quốc gia chính là lợi ích cá nhân, sự tư lợi, vị kỉ của mỗi người" [103, tr.63]. Họ nhận thức được những lợi ích mà họ đạt được sau khi lao động, vơ hình chung trở thành nền tảng thúc đẩy họ tạo ra của cải vật chất. Ông khẳng định rằng "mỗi cá nhân, mỗi con người với ham muốn làm giàu, khơng ngừng nỗ lực thực hiện lợi ích cá nhân sẽ giúp xã hội trở nên phồn thịnh hơn" [103, tr.65]. Vậy nên, điều mà những NLĐ mong muốn chính là LIKT cho chính bản thân họ. Họ sẽ lao động cho người khác vì họ muốn nhận được lợi ích có thể thỏa mãn nhu cầu của chính họ. Do đó, khi muốn người khác làm việc, nên nhấn mạnh tới cái mà họ sẽ đạt được khi hồn thành q trình lao động đó, thay vì nói về nhu cầu của người mua sức lao động đó. Adam Smith viết: "Anh cho tơi thứ mà tơi thích, anh sẽ có thứ mà anh u cầu, đó chính là ý nghĩa của trao đổi" [103, tr.65]. Đó chính là nội dung căn bản của QHLI kinh tế giữa các chủ thể liên quan trong một mối quan hệ kinh tế bất kỳ. Tuy nhiên, có những lợi ích của chủ thể này sẽ làm hạn chế lợi ích của chủ thể khác. Điều này đòi hỏi sự cân bằng LIKT giữa các chủ thể và tạo ra mối quan hệ tương quan lẫn nhau giữa các chủ thể nhằm đạt được sự cân bằng chung. Đến Ricardo

[112] luận giải sâu hơn rằng LIKT của các tầng lớp trong xã hội được hình thành dựa trên cơ sở của giá trị hàng hóa như: Tiền lương của cơng nhân, lợi nhuận của nhà tư bản và địa tô của địa chủ. Quan trọng hơn ông đã chỉ ra QHLI của công nhân với nhà tư bản tỉ lệ nghịch với nhau.

Khi bàn về vấn đề LIKT, C.Mác và Ăngghen cho rằng động lực căn bản nhất thúc đẩy con NLĐ chính là vấn đề LIKT: "Những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó biểu hiện trước hết dưới hình thức lợi ích" [18, tr.376]. Trong q trình sản xuất tư bản, mối quan hệ giữa nhà tư bản và NLĐ làm th ln được hình thành dựa trên nhu cầu LIKT. Người công nhân lao động để nhận được tiền lương, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản của họ và gia đình họ. Cịn nhà tư bản mua sức lao động để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, với ham muốn thu về lượng tư bản lớn. Hai chủ thể trong mối quan hệ này thực hiện việc trao đổi nhằm mục đích cuối cùng là thỏa mãn ham muốn "vật chất" của mình. Trong quá trình trao đổi sức lao động, lợi ích của nhà tư bản có xu hướng lấn át và hạn chế lợi ích của người cơng nhân, bóc lột sức lao động của người cơng nhân để có được những LIKT cho nhà tư bản. Nếu khơng vì mục tiêu "lợi ích kinh tế", thì trong lịch sử nhân loại đã khơng chứng kiến việc nhiều nhà tư bản bóc lột sức lao động của người công nhân đến vậy. Cũng chính từ đó, mối quan hệ giữa nhà tư bản và người công nhân luôn ở trong thế giằng co, cân bằng giữa việc thu lợi nhuận cao hơn hay trả tiền lương cho công nhân cao hơn. Từ vấn đề LIKT này, nhiều cuộc đình cơng, địi cơng bằng, u cầu tăng lương, giảm giờ làm của NLĐ đối với giới chủ đã nổ ra rất nhiều trong lịch sử. Có rất nhiều cách phân loại lợi ích tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận của các học giả, nhà nghiên cứu. Nếu chia theo lĩnh vực thì có thể chia lợi ích thành LIKT, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa… Nếu xét theo nhu cầu của con người thì có thể chia lợi ích thành lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Nhìn từ góc độ các chủ thể thì có thể chia lợi ích thành lợi ích cá nhân, lợi ích cộng đồng, lợi ích dân tộc…

Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên ngành kinh tế chính trị, lợi ích ở đây chủ yếu là LIKT, lợi ích vật chất, đó là những giá trị kinh tế mà con người nhận được khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh tế. Trong nền KTTT, LIKT có thể được biểu hiện dưới hình thức là tiền lượng, thu nhập, lợi nhuận của chủ thể.Điều đó chỉ rõ LIKT phản ánh quan hệ kinh tế, là giá trị kinh tế hay giá trị vật chất mà các cá nhân có được khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh tế của xã hội. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh đồng nhất với quan điểm về LIKT của tác giả Nguyễn Văn Hảo, rằng "Lợi ích kinh tế là lợi ích vạ t chất, nó phản ánh mục đích và đọ ng co khách quan của các chủ thể khi tham gia vào các hoạt đọ ng kinh tế - xã họ i và do hẹ thống quan hẹ sản xuất quyết định" [62, tr.37].

Quan hệ lợi ích kinh tế

Từ "quan hệ" nói chung là từ dùng để sự tương tác giữa ít nhất hai chủ thể, hai đối tượng với nhau. Theo ý nghĩa đó, QHLI kinh tế cũng được hiểu là sự tương tác giữa các chủ thể với nhau dựa trên cơ sở, động lực của LIKT hay lợi ích vật chất. Các chủ thể tương tác ở đây rất đa dạng, có thể là giữa các cá nhân con người với nhau, hoặc giữa cá nhân với tổ chức, cá nhân với xã hội, tổ chức với tổ chức, tổ chức với xã hội… nhằm xác lập các lợi ích cho cả hai bên, trong đó lợi ích này có mối liên hệ với trình độ sản xuất của xã hội, hay nói cách khác được đặt trên nền tảng của sản xuất xã hội.

Quan hệ LIKT xét cho cùng là mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế, xuất phát từ chính các quan hệ kinh tế, mà trực tiếp là quan hệ phân phối trong 3 mặt của quan hệ sản xuất. Lợi ích kinh tế chính là động lực thúc đẩy các chủ thể kinh tế liên kết hợp tác hoặc đấu tranh với nhau. Lợi ích kinh tế càng lớn thì nó thúc đẩy các chủ thể kinh tế xác lập các mối quan hệ càng lớn càng đa dạng và phức tạp.

Nếu như mọi mối quan hệ nói chung đều có hai mặt là thống nhất và mâu thuẫn thì QHLI kinh tế cũng phản ánh hai mặt này. Về mặt thống nhất, các chủ thể tham gia mối QHLI kinh tế sẽ đều được đáp ứng các yêu cầu của mình, được thỏa mãn về mong muốn, nguyện vọng. Về mặt mâu thuẫn, một trong các bên hoặc tất cả các bên có lợi ích mâu thuẫn nhau, khơng đáp ứng được mong muốn hay yêu cầu của nhau. Do đó, hài hịa QHLI kinh tế nói chung được hiểu là tìm giải pháp thỏa mãn yêu cầu của các bên khi tham gia vào mối quan hệ đó, khắc phục các xung đột, để từ đó cùng nhau phát triển một trong phạm vi được xác định.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w