Lợi ích của doanh nghiệp cơng nghiệp FD

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 121 - 125)

- Về thực tiễn:

Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

3.2.2.2. Lợi ích của doanh nghiệp cơng nghiệp FD

Lợi ích của doanh nghiệp FDI hay nhà đầu tư FDI trong mối tương quan với chính quyền địa phương được thể hiện thơng qua việc chính quyền địa phương thực hiện những cơ chế, chính sách ưu đãi theo quy định của chính phủ Việt Nam và thơng qua việc bản thân địa phương đó xây dựng những cơ chế ưu đãi thêm cho nhà đầu tư. Ngồi ra, lợi ích của doanh nghiệp FDI trên thực tế khó tiếp cận và sẽ khó đánh giá mức thu lợi nhuận để chỉ ra mức độ hài hịa trong QHLI với NLĐ và chính quyền địa phương họ có thể thực hiện các hình thức chuyển giá, trốn thuế…). Tuy nhiên, có thể thơng qua các chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng, tăng vốn đầu tư, tăng quy mô, sản lượng… để đánh giá.

Từ năm 1987 đến nay, Việt Nam đã trải qua nhiều lần xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm thu hút nhà đầu tư FDI. Chính phủ thường xuyên

qua từng thời kỳ. Về cơ bản, các ưu đãi nhằm thu hút nhà đầu tư FDI nhiều nhất là các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu và ưu đãi về đất đai. Dưới sự chỉ đạo của chính phủ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên nghiêm túc thực hiện các ưu đãi này cho các nhà đầu tư FDI trên địa bàn cũng như để thu hút các nhà đầu tư FDI tương lai. Dưới đây là bảng tóm tắt các ưu đãi đầu tư và điều kiện nhận ưu đãi này cho các nhà đầu tư FDI ở Việt Nam hiện nay [71].

Bảng 3.13: Các ưu đãi và điều kiện ưu đãi cho doanh nghiệp FDI muốn đầu tư vào Việt Nam hiện nay

Ưu đãi Lĩnh vực

Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 04 năm đầu tiên, giảm 50% cho 09 năm tiếp theo

Dự án đầu tư mới trong "khu kinh tế, khu công nghệ cao; trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và cơ sở hạ tầng; bảo vệ môi trường, xử lý chất thải; công nghiệp hỗ trợ".

Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 04 năm đầu tiên, giảm 50% cho 05 năm tiếp theo

Lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại "địa bàn khơng thuộc danh mục địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn".

Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 02 năm đầu tiên, giàm 50% cho 04 năm tiếp theo

Dự án đầu tư mới tại địa bàn "có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn;thuộc lĩnh vực sản xuất thép cao cấp; sản phẩm tiết kiệm năng lượng; máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề thủy sản; ở KCN (trừ KCN nằm trên địa bàn có điều kiện KT-XH thuận lợi)".

Nguồn: [71].

Về ưu đãi thuế xuất nhập khẩu, chính quyền tỉnh Thái Nguyên áp dụng miễn thuế xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp FDI "nhập khẩu để gia công cho nước ngồi và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngồi thì được miễn thuế xuất khẩu; Hàng hóa nhập khẩu để gia công …".

Về ưu đãi đất đai, trước năm 2014, các doanh nghiệp FDI có thể được giảm giá thuê đất để xây dựng các nhà máy với mức ưu đãi là giảm từ 20% tới 50%. Tuy nhiên, kể từ năm 2014, các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Thái Nguyên hoặc các nhà đầu tư tương lai được nhận các hỗ trợ về tiền thuê đất đai theo Quy định của Luật đất đai 2013 như "Điều chỉnh giảm tỷ lệ tính đơn giá thuê đất xuống còn 1% (quy định

xác định giá đất để tính thu tiền thuê đất" [74].

Cùng với các ưu đãi mà chính phủ ban hành nhằm thu hút các nhà đầu tư FDI, tỉnh Thái Nguyên đã và đang áp dụng một số ưu đãi riêng cho các nhà đầu tư. Cụ thể: Để thu hút các dự án đầu tư vào các huyện Võ Nhai và Định Hóa (những huyện có thuận lợi cho đầu tư SXCN của tỉnh), tỉnh ưu đãi giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% cho nhà đầu tư. Đối với các nhà đầu tư ở các địa phương như huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ, huyện Đại Từ hay huyện Phú Bình và thị xã Phổ Yên, mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng chỉ là 17% trong thời gian dài tới 10 năm. Đặc biệt, ngồi các ưu đãi của chính phủ và của địa phương nêu trên, tỉnh cịn có các hỗ trợ hấp dẫn khác cho nhà đầu tư như: hỗ trợ về mặt xây dựng kết cấu hạ tầng cho nhà đầu tư. Ngồi ra, tỉnh cịn thể hiện sự linh hoạt trong thu hút nhà đầu tư bằng việc phối hợp với các nhà đầu tư để nghiên cứu trình Chính phủ Việt Nam các ưu đãi riêng biệt khác, phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương.

Bên cạnh đó, lợi ích của nhà đầu tư FDI còn được thể hiện bằng việc rút gọn thủ tục hành chính. Qua thực hiện khảo sát đối với 55 doanh nghiệp FDI ở tỉnh về mức độ hài lòng của họ đối với việc thực hiện thủ tục hành chính, nghiên cứu sinh thu được một số kết quả như sau:Về thực trạng cung cấp, hỗ trợ thông tin, dịch vụ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp FDI: Có 24,82% doanh nghiệp đánh giá rất hài lòng, 48,16% đánh giá hài lòng, 21,02% đánh giá bình thường và 6% chưa hài lịng. Đối với phần câu hỏi tại sao doanh nghiệp chưa hài lịng thì một số lý do chính được doanh nghiệp nêu ra là thủ tục hành chính yêu cầu nhiều giấy tờ, thời gian xử lý chậm, nơi tiếp nhận hồ sơ chật chội, trang thiết bị hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính cịn nghèo nàn. Về đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp FDI đối với các cán bộ thực thi các cơng vụ về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp FDI, chỉ có 13,11% doanh nghiệp cho điểm rất hài lòng, 31,37% cho điểm hài lịng, 36,52% cho điểm bình thường và 9% chưa hài lòng. Đối với phần câu hỏi tại sao chưa hài lòng, các doanh nghiệp đánh giá thấp khả năng truyền đạt thông tin, ứng xử và thời gian giải quyết thủ tục, hồ sơ của cơ quan chuyên trách. Về đánh giá mức độ hài lịng của doanh nghiệp FDI đối với tính minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính ở tỉnh: có 96,51% doanh nghiệp đánh giá chính

niêm yết cơng khai. Tuy nhiên, vẫn cịn khoảng 3,49% doanh nghiệp chưa đánh giá cao tính minh bạch trong thủ tục hành chính của tỉnh. Đối với phần câu hỏi tại sao khơng hài lịng, doanh nghiệp cho rằng họ phải nộp nhiều hồ sơ, giấy tờ hơn mức yêu cầu đã được niêm yết công khai.

Biểu đồ 3.12: Khảo sát doanh nghiệp FDI về mức độ hài lòng của họ đối với việc giải quyết thủ tục hành chính của địa phương tỉnh Thái Nguyên

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

Kết quả khảo sát trên đây cho thấy, tỉ lệ doanh nghiệp FDI hài lịng với cơng tác thực hiện thủ tục hành chính của địa phương cịn ở mức trung bình khá chứ chưa thực sự hồn tồn lấy được niềm tin cũng như thu hút được các nhà đầu tư. Đặc biệt, chất lượng của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện các cơng tác này là bài tốn cần được quan tâm hơn nữa. Hiện nay, đội ngũ cán bộ quản lý địa phương ở tỉnh còn nhiều hạn chế về ngoại ngữ, đây là một trong những cản trở cho họ trong công tác truyền tài thông tin cho doanh nghiệp FDI. Ngồi ra, một bộ phận cán bộ, nhân viên cịn lúng túng trong việc thực hiện các quy định mới cũng như giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp FDI do những cơ chế, chinh sách về thu hút FDI của chính phủ và địa phương có nhiểu bổ sung, sửa đổi trong thời gian gần đây. Thái độ phục vụ của một bộ phận cán bộ, nhân viên còn theo tư tưởng "cửa trên" thay vì coi doanh nghiệp, nhà đầu tư FDI như "khách hàng đặc biệt". Thời gian xử lý thủ tục còn chậm, gây cản trở cho quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Đây là những thực trạng cần phải nhanh chóng giải quyết triệt để để có thể tạo hành lang thơng thống thu hút nguồn vốn FDI vào PTCN ở tỉnh.

sản xuất...Chứng tỏ phần tích cực trong thực các QHLI đúng chiều hướng xác định.

3.2.3. Thực trạng quan hệ lợi ích trong thu hút FDI giữa chính quyền,doanh nghiệp FDI và người dân ở tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 121 - 125)