Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 78 - 81)

- Về thực tiễn:

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về thu hút đầu tư FDI. Năm 2019, FDI trực tiếp của Trung Quốc đạt 124,39 tỷ đô la, tăng 6% so với năm 2018 [138, tr.29]. Giai đoạn từ năm 1979 tới 2017, dịng chảy FDI vào Trung Quốc có bước tăng ngoạn mục (biểu đồ 2.1). Những thay đổi trong dòng chảy FDI vàoTrung Quốc giai đoạn này đều liên quan mật thiết tới các chính sách tự do hóa, chính sách FDI và những điều chỉnh hợp lý về các QHLI của các chủ thể trong thu hút FDI vào PTCN của quốc gia này.

Biểu đồ 2.1: Dòng chảy FDI vào Trung Quốc giai đoạn từ 1979 tới 2017

Nguồn: [138, tr.29].

Ngồi những thành cơng trong thu hút FDI vào PTCN thời kỳ đổi mới 1979- 1991 đã qua, từ 1992 đến nay, có thể khái qt việc giải quyết hài hịa QHLI giữa các chủ trong thu hút FDI vào PTCN là:

Thứ nhất, quan tâm đến lợi ích chính đáng của chủ đầu tư FDI. Giai đoạn

1992-2001 đánh dấu thời kì bắt đầu tăng trưởng của nguồn vốn FDI vào Trung Quốc. Theo đó, chính phủ cho phép các doanh nhân nước ngồi có ý định thành lập

các công ty FDI ở Trung Quốc quyền được sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm cả bất động sản nhà ở, thương mại, cơng nghiệp và giải trí. Đồng thời, chính phủ Trung Quốc tiếp tục chính sách tự do hóa dịng vốn FDI. Một loạt những thay đổi đã tác động tới không nhỏ tới QHLI giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI có lợi thế về vốn và công nghệ lớn hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nội địa Trung Quốc, tuy nhiên doanh nghiệp FDI lại phụ thuộc vào doanh nghiệp "mẹ" hay công ty "mẹ" ở nước ngoài. Doanh nghiệp FDI cơ bản mang nguồn vốn vào Trung Quốc nhằm khai thác đất đai, lao động giá rẻ và chính sách ưu đãi để tạo ra lợi ích tối đa cho mình.Mặt khác,để vực dậy các doanh nghiệp yếu kém trong nước, chính phủ đã chủ trương kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiêp trong nước vơi nhiều hình thức đã dạng, thiết thực để thúc đẩy thế mạnh, tiềm năng của hai bên theo hướng hài hịa lợi ích cho họ. Cụ thể là, chính phủ ban hành rất nhiều quy định về luật pháp cùng các cơ chế, chính sách vừa để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong nước, vừa thu hút đầu tư FDI cũng như khuyến khích hoạt động của doanh nghiệp FDI như điều chỉnh và sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp nước ngoài, Luật bản quyền, Quy định bảo vệ phần mềm, Luật sửa đổi bằng sáng chế, Luật nhãn hiệu, Quy định pháp lý của ngân hàng nước ngồi, Luật giao dịch chứng khốn, Luật ngân hàng, Quy chế kiểm soát ngoại hối, Luật Công ty, Quy định tạm thời liên quan đến một số vấn đề về việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bằng cổ phần với vốn đầu tư nước ngoài, Quy định tạm thời về hướng dẫn đầu tư nước ngoài và Danh mục hướng dẫn các ngành đầu tư nước ngoài… Nhờ thiết lập một khung pháp lý FDI phù hợp và có hệ thống nên về cơ bản đã tạo được sự phối hợp ăn ý giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Năm 1992, dòng vốn FDI vào Trung Quốc đạt 11 tỷ đô la, tăng gấp đôi so với năm 1991. Năm 1993, dịng vốn tăng gấp đơi một lần nữa, đạt 27,5 tỷ đơ la. Dịng vốn FDI tăng trưởng cao từ năm 1994 đến năm 1997; sau đó chậm lại sau năm 1997 và giảm khơng đáng kể vào năm 1999 và 2000, chủ yếu do khủng hoảng tài chính Đơng Á làm suy yếu khả năng đầu tư của các nền kinh tế Đông và Đông Nam Á, vốn là nhà đầu tư quan trọng ở Trung Quốc thời điểm đó [138, tr.13].

hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Năm 2002, Trung Quốc bắt đầu gia nhập Tổ chức

thương mại thế giới WTO, nhiều chính sách luật pháp đã được điều chỉnh và sửa đổi để phù hợp với bối cảnh mới và từ đây, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư đến với Trung Quốc. Cụ thể, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt các quy định để thực hiện các cam kết của mình với WTO như: Năm 2005, Luật Công ty mới được ban hành nhằm đơn giản hóa các u cầu thành lập cơng ty và mở rộng quyền của các cổ đông ở Trung Quốc; năm 2006, Quy định về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp trong nước của các nhà đầu tư nước ngoài đã được ban hành cho phép các nhà đầu tư nước ngồi có được lợi ích cơng bằng với các cơng ty trong nước của Trung Quốc; năm 2007, ban hành Luật chống độc quyền và thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, thống nhất mức thuế cho các doanh nghiệp nước ngồi và trong nước là 25%... Nhờ đó, dịng vốn FDI vào Trung Quốc đã tăng từ 46,9 tỷ đô la năm 2001 lên 108,3 tỷ đô la năm 2008. Mặc dù Khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 đã khiến dịng vốn vào Trung Quốc giảm xuống 95 tỷ USD năm 2009, nhưng sau đó nó đã phục hồi lên 114,7 tỷ USD năm 2010 và 135 tỷ USD năm 2017 [138, tr.19]. Trong giai đoạn 2002-2017, các nhà đầu tư ồ ạt vào Trung Quốc mang lại nguồn vốn FDI khổng lồ, cùng với đó là sự hình thành của hàng loạt các KCN, cụm cơng nghiệp, KCX trên tồn đất nước Trung Quốc.

Thứ ba, giải quyết hài hòa QHLI giữa nhà nước với người dân khi thu hồi đất để thu hút FDI. Cùng với tăng cường lợi ích cho nhà đầu tư FDI theo chính sách

đặc thù tuân thủ luật pháp quốc tế, Trung Quốc đã tiến hành nhiều giải pháp để giải quyết tốt cơng tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để đảm bảo lợi ích cho người dân và chính quyền các địa phương xây dựng KCN, KCX. Để bảo vệ lợi ích của người dân, chính phủ chủ trương hạn chế tối đa việc thu hồi đất cũng như những tác động xấu do ảnh hưởng của cơng tác giải phóng mặt bằng tác động tới người dân. Trong trường hợp khơng thể khơng giải phóng mặt bằng thì việc đền bù cho người dân được quan tâm chu đáo. Trước khi quyết định có quyết định bắt buộc phải thu hồi đất, chính quyền địa phương tính tốn kĩ lưỡng phương án đền bù, cam kết đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất có mức sống bằng hoặc hơn lúc chưa bị thu hồi đất. Pháp luật Trung Quốc quy định, khi Nhà nước thu hồi đất thì người nào sử

dụng diện tích đất thu hồi đó phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thu hồi đất. Về cơ bản, người dân hay người bị mất đất sẽ được hưởng 3 loại tiền đền bù là tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp về tái định cư, tiền trợ cấp bồi thường hoa màu trên đất. Việc tính tốn các loại tiền này sẽ do cơ quan Nhà nước là Cục quản lý tài nguyên đất tại điạ phương đứng ra tính tốn, đo đạc và ước lượng giá trị của diện tích đất bị thu hồi đó. Đối với chỗ ở của người dân sau khi bị thu hồi đất hoặc nhà để xây dựng các KCN, Trung Quốc hỗ trợ cho người dân nhà ở tái định cư, hoặc hỗ trợ tiền mặt cho họ bằng việc cộng ba khoản tính là: Giá cả xây dựng lại hay chênh

lệch giữa giá xây dựng lại nhà mới và nhà cũ + Giá đất tiêu chuẩn + Trợ cấp về giá cả. Trong đó việc bồi thường nhà ở cho dân sống ở các đơ thị, thành phố có trình độ

phát triển cao sẽ có chút khác biệt so với cho dân sống ở các vùng nông thôn, miền núi. Chẳng hạn ở các đô thị, người dân chủ yếu nhận bồi thường bằng tiền mặt. Giá nhà bồi thường sẽ theo giá của thị trường bất động sản và do các cơ quan nhà nước xác định. Trong khi đó ở các vùng q nơng thơn, người dân có thể nhận nhiều hình thức bồi thường khác nhau như nhận tiền bồi thường hoa màu, tiền bồi thường sử dụng đất, tiền bồi thường tài sản.

Đối với công tác tái định cư, Trung Quốc chủ trương ban hành các thủ tục chi tiết, cụ thể cho người dân đồng thời thực hiện các chính sách đảm bảo cuộc sống cho người dân như giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất sản xuất, hỗ trợ mua nhà ở tái định cư… Chính quyền các tỉnh chịu tồn bộ trách nhiệm trong việc bồi thường cho người dân cũng như hỗ trợ cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất. Nhờ thực hiện tốt công tác bồi thường và hỗ trợ cho người dân sau giải phóng mặt bằng, chính quyền có được sự tin tưởng của người dân, từ đó giúp hoạt động thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng được diễn ra thuận lợi. Mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân được hài hịa, góp phần khiến cho các nhà đầu tư FDI đến Trung Quốc ngày một nhiều.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 78 - 81)