Các cơng trình nước ngồ

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 27 - 34)

Tác giả Guoqiang Long (2005) trong bài tạp chí "China’s policies on FDI: Review and Evaluation" (Các chính sách của Trung Quốc về FDI: Xem xét và đánh giá) phân tích những giải pháp mà chính phủ Trung Quốc đã thực hiện để thu hút FDI vào nước này [114, tr.59-80]. Giai đoạn 1993-2003 được coi là giai đoạn bùng nổ dòng chảy FDI vào Trung Quốc. Về cơ bản, Trung Quốc có các ưu đãi đặc biệt dành cho các nhà đầu tư nước ngoài hơn so với các doanh nghiệp nội địa. Việc hình thành các đặc khu kinh tế cũng song hành cùng với các lĩnh vực thu hút đầu tư.Trung Quốc cũng khuyến khích các nhà đầu tư thành lập các trụ sở Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại quốc gia này. Các trụ sở này được nhà nước Trung Quốc ưu ái tạo điều kiện đặt trụ sở gần các trường đại học, viện nghiên cứu trọng điểm của từng khu vực, khuyến khích hợp tác giữa các trụ sở R&D của nước ngoài với các Viện nghiên cứu, trường đại học Trung Quốc nhằm chia sẻ thành công nghiên cứu cũng như tận dụng, phục vụ cho mục đích chung của cả đơi bên. Đây cũng là cách cải thiện quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc với các quốc gia có nhà đầu tư FDI vào Trung Quốc. Bên cạnh đó, để tận dụng hiệu ứng lan tỏa của cơng nghệ, Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp nước ngồi phát triển "phân công lao động theo chiều dọc" với sự tham gia của các doanh nghiệp nội địa trong quá trình sản xuất. Đồng thời, để thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, Trung Quốc sử dụng chiến lược "hốn đổi thị trường cơng nghệ", theo đó, nó địi hỏi các nhà đầu tư nước ngồi nhập khẩu công nghệ tiên tiến để đổi lại sự thâm nhập thị trường nội địa.

Bài viết "The Strategy of Foreign-invested Manufacturing Enterpries in China: Export-orientated and Market-orientated FDI Revisited" (Chiến lược của các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngồi tại Trung Quốc: Đánh giá lại định

hướng xuất khẩu và định hướng thị trường) của Peter J. Buckley and Chen Meng (2005) phân tích chính sách thu hút FDI của Trung Quốc từ năm 1978 [122, tr.111-

136]. Kể từ khi chính sách mở cửa được khởi xướng vào năm 1978, chính phủ Trung Quốc đưa ra chính sách về FDI theo định hướng xuất khẩu mạnh. Các doanh nghiệp FDI được khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực có tỷ lệ xuất khẩu cao và sử dụng cơng nghệ mới. Năm 1986, Trung Quốc ban hành các quy định để khuyến khích đầu tư nước ngồi, mà theo đó, FDI định hướng xuất khẩu sẽ được hưởng ưu đãi như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm phí sử dụng đất, miễn thuế chuyển lợi nhuận và được ưu tiên trong các dịch vụ nước, điện, giao thơng và truyền thơng. Ngồi ra, các doanh nghiệp FDI này cịn được hưởng lợi ích trong tỷ lệ sản phẩm mà họ được phép bán tại thị trường Trung Quốc và trong việc đánh thuế doanh số bán hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI cũng có xu hướng tiếp cận với thị trường mới với lực lượng khách hàng tiềm năng lớn. Ban đầu, các doanh nghiệp FDI tại Trung Quốc có xu hướng tập trung vào thị trường của địa phương mà họ đặt nhà máy sản xuất và sau đó được mở rộng dần trên tồn quốc. FDI định hướng thị trường tuy có nhiều cản trở hơn so với định hướng xuất khẩu, nhưng càng ngày số lượng FDI định hướng thị trường ngày càng tăng lên và có xu thế vượt qua FDI định hướng xuất khẩu khi Trung Quốc trở thành một thị trường tiềm năng.

Mehmet Baykal (2014) phân tích lợi ích của FDI đối với các quốc gia đang phát triển trong bài tạp chí "Benefits of FDI for developing countries and the case of Turkey" (Lợi ích của nguồn vốn FDI đối với các quốc gia phát triển và trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ) của Journal of Administrative Sciences [118]. Cụ thể, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khuyến khích các hình thức hợp tác liên doanh hoặc hợp đồng thầu phụ, thuê công ty phụ trợ là các cơng ty nội địa thơng qua hình thức đánh thuế dựa trên phần trăm tham gia của các cơng ty nội địa, qua đó thu hút nguồn FDI lớn cho quốc gia này.

Ngân hàng Thế giới (2016), Kiểm sốt xung đột lợi ích trong khu vực cơng.

Quy định và thực tiễn ở Việt Nam [134]. Đây là một báo cáo được phối hợp thực

hiện giữa Ngân hàng thế giới (WB) với Thanh tra chính phủ Việt Nam nhằm đánh giá những xung đột lợi ích trong khu vực cơng ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp

giải quyết, kiểm sốt các xung đột này. Theo đó, các biện pháp được khuyến nghị bao gồm nâng cao nhận thức về xung đột lợi ích, xây dựng các chính sách pháp luật phù hợp để kiểm soát vấn đề này cũng như xây dựng chế tài phù hợp xử lý các vi phạm trong vấn đề xung đột lợi.

+ World Bank (2020) đã phân tích những tác động tích cực của các doanh nghiệp FDI Việt Nam khi họ thực hiện các giải pháp hỗ trợ chăm sóc con em của NLĐ thơng qua Báo cáo Lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp hỗ trợ NLĐ chăm sóc trẻ

em tại Việt Nam [135]. Đây là một giải pháp thiết thực để hài hòa QHLI giữa doanh

nghiệp với NLĐ.

1.3.2. Các cơng trình trong nước

Tác giả Phùng Xuân Nhạ (2000) nghiên cứu kinh nghiệm của Malaixia trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI nhằm phát triển lĩnh vực công nghiệp thông qua bài viết "Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ cơng nghiệp hóa ở Malaixia: kinh nghiệm đối với Việt Nam" [70]. Theo tác giả, để thu hút các cơng ty cơng nghệ và khuyến khích phát triển ngành cơng nghệ thông tin, công nghệ cao, nước này đã đề ra sáng kiến phát triển khu công nghệ thông tin. Nghiên cứu kinh nghiệm của Malaixia cho thấy Malaixia đã phân quyền quản lý ở cấp liên bang đối với chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngồi và các ưu đãi. Các bang ở nước này khơng có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư hoặc đưa ra các ưu đãi tài chính ở cấp địa phương. Những năm từ 1950-1960, Malaixia đã khuyến khích thu hút nguồn vốn FDI đầu tư vào những ngành xuất khẩu bằng việc giảm thuế thu nhập tới 3 năm cho các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành được lựa chọn. Sau đó, đến những năm 1990, Malaixia điều chỉnh lại các ngành, lĩnh vực được ưu đãi, phục vụ cho mục tiêu thu hút FDI vào những ngành sử dụng cơng nghệ cao, ít phát thải. Để giải quyết mối quan hệ giữa doanh nghiệp FDI với địa phương, Malaixia chú trọng đối thoại cho các bên, khuyến khích các bên tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Chẳng hạn như khuyến khích các doanh nghiệp FDI tuyển dụng lao động địa phương, nâng cao chất lượng đào tạo cho lao động địa phương.

Bài tạp chí "Kinh nghiệm của một số nước Châu Á về giải quyết mối QHLI khi nhà nước thu hồi đất trong quá trình CNH, HĐH" của tác giả Bùi Minh Hồng

(2010) nghiên cứu phương thức của một số quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề lợi ích nảy sinh khi người dân bị thu hồi đất [65, tr.48-62]. Trong q trình thu hút FDI, chính quyền cần thực hiện thu hồi đất nhằm bàn giao mặt bằng, tạo môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp FDI. Tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm về vấn đề này của bốn nền kinh tế là Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapo và Hồng Kơng. Theo đó, tại Trung Quốc và Hàn Quốc, chính quyền hai quốc gia này có xu hướng xây dựng các dự án chung cư, các khu tái định cư hoặc hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp xây dựng các dự án chung cư, các khu tái định cư dành cho người dân bị thu hồi đất. Đối với Singapo, chính quyền quốc gia này đã thực hiện "Chương trình nhà ở đặc biệt dành cho đối tượng có thu nhập thấp" bằng việc cung cấp nhà ở công cộng cho người dân có thu nhập thấp, có ưu đãi mua nhà dành cho người dân bị thu hồi đất. Trong khi đó, Hồng Kơng thực hiện chương trình đền bù này bằng việc mua lại đất của tư nhân trên cơ sở tự nguyện. Mặt khác, chính quyền sử dụng các khoảng đất trống thuộc sở hữu nhà nước đổi lấy đất của tư nhân, kèm theo đó là các ưu đãi trong xây dựng dành cho người dân bị thu hồi đất. Bằng cách này, lợi ích của nhà nước và cá nhân được đảm bảo hài hịa, hai bên đều có lợi, do đó thực hiện giải phóng mặt bằng diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh đó, để giải quyết vấn đề việc làm cho người nơng dân bị thu hồi đất, Trung Quốc thực hiện các chính sách đào tạo nghề dưới nhiều hình thức như hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp FDI sẽ đặt trụ sở tại đó, hoặc thúc đẩy xuất khẩu lao động. Đồng thời, trong quá trình định hướng phát triển đào tạo nghề, lĩnh vực công nghệ - kỹ thuật cao được ưu tiên góp phần chuyển giao cơng nghệ trong q trình dịch chuyển lao động.

Tác giả Trần Thị Lan (2012) trong luận án tiến sĩ kinh tế chính trị Quan hệ lội ích kinh tế trong thu hồi đất của nông dân để xây dựng các KCN và khu đô thị mới ở Hà Nội đã xây dựng khung lý luận về QHLI kinh tế giữa các chủ thể khi thu

hồi đất xây dựng các KCN [71]. Tác giả cho rằng, LIKT là phạm trù khách quan, biểu hiện cho giá trị mà chủ thể mong muốn đạt được để thỏa mãn nhu cầu của bản thân chủ thể. Nó được hiện hữu bằng các khoản thu nhập cũng như quyền sử dụng các nguồn lực để tạo ra các khoản thu nhập nhằm duy trì nhu cầu sống cơ bản của chủ thể. Do vậy, khi tiến hành thu hồi đất của nơng dân, lợi ích hoặc một phần lợi

ích của người nơng dân đã bị mất đi, ảnh hưởng tới đời sống của NLĐ đó và gia đình họ. Điều này địi hỏi khi thực hiện việc thu hồi đất, chính quyền cũng cần có các phương án đền bù phù hợp, không chỉ trước mắt là các khoản thu nhập đền bù mà cần ổn định kế sinh nhai của NLĐ như tạo công ăn việc làm, đào tạo bồi dưỡng năng lực phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động tại địa phương đó.

Tác giả Hồng Văn Luận (2014), "Quản trị xung đột lợi ích - các lý thuyết và vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay", bàn về các mối QHLI khi các chủ thể lợi ích có sự vi phạm lợi ích, xung đột lợi ích [74, tr.13-37]. Theo tác giả, xung đột lợi ích được hiểu là sự vi phạm, xâm phạm hoặc làm tổn hại lẫn nhau giữa các lợi ích trong một quan hệ nhất định. Đây là một hiện tượng xã hội mang tính tất yếu khách quan và phổ biến. Do vậy, việc quản trị xung đột lợi ích là một yếu tố quan trọng. Quản trị xung đột lợi ích là quá trình tác động của nhân tố chủ quan đến các xung đột lợi ích nhằm tạo ra sự cân bằng năng động giữa các lợi ích. Tác giả cũng cho rằng, mục tiêu quản trị xung đột lợi ích ở Việt Nam hiện nay không chỉ là tạo sự cân bằng giữa các lợi ích và nhóm lợi ích mà cịn tạo ra sự cân bằng năng động trong quản trị xung đột lợi ích, từ đó mới có thể tạo ra động lực cho sự phát triển.

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Minh Loan (2015), Lợi ích kinh tế của NLĐ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trên địa bàn thành phố Hà Nội,

nghiên cứu phương thức đảm bảo LIKT của người công nhân khi lao động sản xuất trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi [73]. Tác giả nhận định để đảm bảo LIKT của những người công nhân, cần phải đảm bảo LIKT của NLĐ thông qua tái sản xuất sức lao động và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của NLĐ; bảo đảm LIKT của NLĐ phải gắn chặt với hồn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm LIKT của NLĐ dựa trên mục đích duy trì hoạt động lâu dài của doanh nghiệp và thông qua thỏa ước tập thể, phát huy vai trò của tổ chức cơng đồn. Việc bảo đảm LIKT của NLĐ sẽ tạo điều kiện ổn định sản xuất và duy trì hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, hài hịa lợi ích giữa các chủ thể liên quan.

Tác giả Hà Quang Tiến (2015) nghiên cứu sâu về tác động hai mặt của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển KT-XH theo hướng bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc trong luận án tiến sĩ kinh tế chính trị Tác động của đầu tư trực tiếp nước

đến phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc [94]. Luận án nghiên cứu sâu về tác động hai

mặt của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển KT-XH theo hướng bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời đưa ra những phương hướng và giải pháp để phát huy hiệu quả tác động của FDI tại Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 như: Định kỳ đánh giá hiệu quả của từng dự án để có điều chỉnh phù hợp trong chính sách, hồn thiện cơng tác quy hoạch các cụm, KCN, phối hợp xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực cao. Về hài hịa lợi ích giữa các chủ thể là NLĐ, chính quyền, người dân và doanh nghiệp đầu tư FDI, luận án đề xuất hoàn thiện các thể chế pháp luật, giải quyết thỏa đáng vấn đề bồi thường thu hồi đất cho người dân, khuyến khích các doanh nghiệp FDI tận dụng nhân công là người dân địa phương, thường xuyên tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp với chính quyền địa phương và người dân để hài hịa lợi ích cho các bên.

Tác giả Giang Tuệ Minh (2016) với bài tạp chí "Quan hệ lợi ích giữa NLĐ và người SDLĐ trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi: nhìn từ góc độ cơng đồn" đã phân tích nhu cầu của NLĐ và nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nhằm tìm được tiếng nói chung của hai chủ thể, góp phần giải quyết vấn đề lợi ích trong mối quan hệ này [76, tr.8-21]. Theo tác giả, vấn đề cốt lõi trong giải quyết mối QHLI kinh tế giữa NLĐ và người SDLĐ chính là doanh nghiệp cân đối tài chính, trả cơng như thế nào để vừa khuyến khích được tính tích cực của NLĐ trong sản xuất lại vừa đảm bảo được tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp đặt ra. Tác giả nhận định, lợi ích của NLĐ chỉ có thể được đảm bảo khi LIKT của người SDLĐ được đảm bảo. Do vậy, hai chủ thể này cần có sự nhân nhượng lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ vì lợi ích chung, tạo nên sự hài hịa trong QHLI đơi bên.

Tác giả Dương Văn An (2018) với cuốn Chuyển giá trong doanh nghiệp có

vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam đã

nghiên cứu những vấn đề mới trong đầu tư trực tiếp nước ngoài mà phổ biến nhất là hoạt động "chuyển giá trong đầu tư FDI" [1]. Chuyển giá là hành động thao túng chi phí và thu nhập trong nội bộ cơng ty đa quốc gia giữa các chi nhánh tại các nước có mức thuế khác nhau để thơng báo lỗ tại nơi bị đánh thuế cao hơn và thông báo lãi tại nơi bị đánh thuế thấp. Hành động này còn được coi là chuyển lợi nhuận trong nội

bộ doanh nghiệp và diễn ra giữa các chi nhánh. Đây là hành động có chủ đích và sắp đặt trước, phục vụ cho lợi ích tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, hành động thiếu minh bạch này sẽ làm ảnh hưởng tới lợi ích của chính quyền nước sở tại. Do vậy, nhiều quốc gia sở tại đã đưa một số phương pháp ứng phó với chuyển giá ngay tại các quốc gia trong OECD và các nước phát triển cũng như các quốc gia đang phát triển. Từ đó, tác giả đánh giá tình hình chuyển giá trong doanh nghiệp FDI ở Việt Nam và đề xuất một số phương pháp ứng phó với chuyển giá tại Việt Nam như: hoàn thiện, bổ sung khung pháp lý về vấn đề chuyển giá, hồn thiện

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w