Vai trị của quan hệ lợi ích trong thu hút FDIvào phát triển công nghiệp ở tỉnh

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 51 - 54)

- Về thực tiễn:

2.1.6.2. Vai trị của quan hệ lợi ích trong thu hút FDIvào phát triển công nghiệp ở tỉnh

nghiệp ở tỉnh

Một là, là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh theo

hướng theo hướng hiện. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp là định hướng và mục tiêu phấn đấu của mọi tỉnh, thành phố trong cả nước, đây là tất yếu khách quan để các địa phương phát triển bắt kịp với xu hướng phát triển theo hướng hiện đại của đất nước. Đặc biệt, trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ở nước ta. Tuy nhiên, ngoại trừ các thành phố lớn trên, các tỉnh thành nước ta, nhất là các tỉnh miền núi thường có những hạn chế nhất định để đẩy nhanh chuyển

dịch cơ cấu sang hướng CNH, HĐH. Ở nhiều tỉnh, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Nếu khơng có địn bẩy mạnh thì rất khó đạt được mục tiêu tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nơng nghiệp. Vì vậy, FDI coi là là địn bẩy kinh tế quan trọng cho tỉnh để PTCN. Vấn đề đặt ra là làm sao để tỉnh có thể thu hút được nguồn vốn này. Như đã phân tích ở các phần trên, QHLI tích cực giúp thúc đẩy thu hút FDI, vì vậy QHLI có vai trị là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh. Quan hệ lợi ích là tất yếu khách quan trong hoạt động thu hút đầu tư nói chung, nó là cơ sở để các nhà đầu tư tìm đến các tỉnh, hợp tác với các chủ thể kinh tế khác ở tỉnh để thoả mãn các LIKT cho mình cũng như thoả mãn các yêu cầu lợi ích của các chủ thể đó. Khi QHLI được xác lập, đáp ứng các yêu cầu cơ bản,tiến bộ của các chủ thể tức là nhà đầu tư sẽ đến với tỉnh, từ đó mở ra cơ hội PTCN ở tỉnh.

Hai là, góp phần quan trọng để củng cố các mối quan hệ giữa các chủ thể lợi

ích, gia tăng trách nhiệm cho các bên, tạo động lực cho các chủ thể hồn thiện khả năng lao động. Lợi ích là cơ sở để các chủ thể liên quan trong hoạt động thu hút FDI vào PTCN xác lập mối liên kết với nhau. Nhưng bất kỳ mối liên kết nào cũng bao gồm sự chi phối và ảnh hưởng. Các bên đều chi phối lợi ích của nhau. Để gia tăng giá trị lợi ích, các chủ thể đều phải gia tăng trách nhiệm, khả năng của mình. Chẳng hạn, trong mối QHLI giữa nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp FDI với NLĐ, quan hệ này có vai trị thúc đẩy nhà đầu tư phải gia tăng trách nhiệm của mình với NLĐ, phải có trách nhiệm đối với các vấn đề về an toàn vệ sinh lao động, sức khoẻ của NLĐ. Về phần mình, NLĐ trong doanh nghiệp FDI phải trau dồi bản thân, nỗ lực nâng cao trình độ chun mơn, tay nghề, kỉ luật lao động để đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngồi. Vơ hình chung, QHLI trong thu hút đầu tư FDI vào PTCN giúp củng cố sự gắn kết giữa các bên, thúc đẩy các chủ thể cùng cố gắng, nỗ lực để tạo ra các giá trị lợi ích mong muốn. Lợi ích kinh tế càng lớn thì QHLI giữa các bên sẽ càng bền chặt hơn, dễ giải quyết xung đột hơn.

Ba là, tạo ra sức mạnh tổng hợp, làm tiền đề cho đổi mới và phát triển hệ

sinh thái bền vững, hiện đại, từ đó thu hút thêm nhiều nhà đầu tư vào tỉnh. Trước hết, QHLI là một trong những nhân tố cơ bản để tạo dựng nên một hệ sinh thái đầu

tư ổn định, bền vững, hiện đại và thu hút ở các tỉnh. Trong nhiều năm qua, Việt Nam ln là điểm đến an tồn cho các nhà đầu tư nhờ môi trường ổn định. Tuy nhiên, chỉ vậy thơi là chưa đủ, phải có một hệ sinh thái bền vững mới đủ sức cạnh tranh thu hút FDI với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hệ sinh thái đầu tư cần sự tham gia của rất nhiều các chủ thể và các chủ thể này cần phải hỗ trợ lẫn nhau thì mới có thể phát triển bền vững, hiện đại. Trong đó nhà nước, chính phủ, chính quyền địa phương có vai trị rất lớn trong việc hình thành, ni dưỡng hệ sinh thái này. Như vậy, quan hệ lợi ích nhìn chung đã chứa đựng sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các chủ thể trong hệ sinh thái đầu tư. Quan hệ lợi ích tập hợp sức mạnh của các chủ thể. Vì để thiết lập các mối quan hệ thì các chủ thể đều phải cố gắng để hồn thiện mình, phát huy hết khả năng của mình. Từ đó tạo ra tính liên kết cao trong hoạt động thu hút đầu tư FDI vào PTCN ở tỉnh.

Đồng thời, QHLI trong thu hút FDI vào PTCN có vai trị góp phần thúc đẩy sự điều chỉnh các cơ chế, chính sách PTCN của đất nước và địa phương. Để thu hút các nhà đầu tư, các quốc gia đều có các chính sách ưu đãi riêng cùng nhiều cơ chế, chính sách pháp luật khác. Những cơ chế, chính sách này ở mỗi giai đoạn khác nhau có sự phù hợp khác nhau, do đó cần có sự điều chỉnh linh hoạt để thu hút các nhà đầu tư nhiều hơn. Quan hệ lợi ích trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh được hình thành trên cơ sở lợi ích của các chủ thể liên quan. Tuy nhiên, những lợi ích đó đều ít nhiều chịu sự chi phối, kiểm sốt hoặc tác động từ các cơ chế, chính sách ở tầm vĩ mơ của nhà nước, chính phủ, các ban ngành. Ở chiều ngược lại, các cơ chế chính sách được xây dựng dựa trên những phản ánh từ thực tế của các chủ thể liên quan. Quan hệ lợi ích trong thu hút FDI sẽ phần nào phản ánh sự phù hợp hay chưa phù hợp của các cơ chế, chính sách ở trung ương và địa phương trong thu hút FDI vào PTCN. Từ đó, thúc đẩy sự hồn thiện hoặc điều chỉnh linh hoạt của các cơ chế, chính sách này.

Bốn là, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo các phương thức giải quyết mâu thuẫn

phù hợp với sự phát triển nhanh từ thực tiễn. Quan hệ lợi ích trong thu hút FDI vào PTCN ở địa bàn tỉnh tất yếu bao hàm cả sự hợp tác lẫn đấu tranh ở trong đó. Chủ thể nào cũng muốn dành cho mình phần lợi nhiều hơn và xung đột trong QHLI tất

yếu sẽ diễn ra. Vấn đề là tìm ra phương thức tối ưu để giải quyết những xung đột, mâu thuẫn trong lợi ích. Ở từng cặp QHLI khác nhau cần có sự giải quyết xung đột khác nhau,linh hoạt, thích nghi, uyển chuyển. Nếu giải quyết theo lối mịn khơng thành cơng thì phải đổi mới, sáng tạo với các phương thức phù hợp. Chính những va chạm trong QHLI sẽ tạo ra những phương thức giải quyết mới, đó cũng là cơ sở, động lực cho sự phát triển của các mối quan hệ nói riêng, cho sự phát triển của xã hội con người nói chung. Ví dụ, giải thích cho NLĐ tại các doanh nghiệp FDI về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để cùng chia sẻ lợi ích; hay nâng cao nhận thức để thực hiện tốt các tiêu chuẩn ISO trong hội nhập quốc tế để mọi người đều có lợi ích trong đó... Bên cạnh đó, QHLI cũng góp phần chi phối đối với các mâu thuẫn lợi ích. Rõ ràng chủ thể nào cũng muốn gia tăng lợi ích và vì vậy khơng có cách nào khác tốt hơn là phải đề tất cả các bên đều "win - win" hay nói cách khác là hợp tác cùng có lợi. Từ đó, các chủ thể sẽ đều tìm kiếm giải pháp để "xoa dịu" mâu thuẫn, khơng đưa nó lên cao trào.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 51 - 54)