Nhóm các nhân tố bên trong của tỉnh

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 64 - 67)

- Về thực tiễn:

2.2.2.1. Nhóm các nhân tố bên trong của tỉnh

Một là, điều kiện tự nhiên. Quan hệ lợi ích trong thu hút FDI vào PTCN ở

tỉnh chịu tác động rất nhiều vào điều kiện tự nhiên của tỉnh. Khi "ngắm nghía" một vùng đất để đầu tư, nhà đầu tư nào cũng hướng tới những địa điểm có vị trí thuận lợi cho hoạt động SXKD. Đó thường là những nơi hội tụ của các điều kiện căn bản như có diện tích đất rộng lớn, bằng phẳng, dễ kết nối hoặc các loại hình giao thơng với các tỉnh khác và nước ngồi. Có khí hậu ơn hồ hoặc tài ngun thiên nhiên phong phú. Càng những nơi có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi thì càng dễ dàng thu hút các nhà đầu tư FDI nhiều hơn, qua đó làm gia tăng lợi ích cho các chủ thể liên quan, từ đó mà QHLI giữa các bên dễ dàng được "xác lập" hơn. Ngược lại, ở những địa điểm có điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi thì sẽ là cản trở lớn, thậm chí là những cản trở rất khó khắc phục được để có thể thu hút các nhà đầu tư. Chẳng hạn ở những địa điểm có điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt như là nơi hay xảy ra động đất hoặc nơi thời tiết nóng oi bức quanh năm thì rất khó để thu hút được các nhà đầu tư. Giả sử như có thu hút được thì chính quyền địa phương cũng phải bỏ ra một nguồn vốn lớn mới có thể khắc phục được các điều kiện thiên nhiên không mong muốn. Nhà đầu tư rất hiếm khi lựa chọn những địa điểm có tính chất "mạo hiểm" như vậy đối với hoạt động SXKD của mình vì rủi ro rất cao. Khi khơng thể thu hút được nhà đầu tư FDI thì sẽ khơng có QHLI nào liên quan tới thu hút FDI vào PTCN được hình thành. Chính vì vậy, điều kiện tự nhiên có thuận lợi hay khơng chính là yếu tố tác động đầu tiên tới việc thu hút các nhà đầu tư và cũng từ đó tác động lên mối QHLI của các chủ thể liên quan trong quá trình thu hút FDI vào PTCN ở địa phương.

Hai là, điều kiện kinh tế. Là nhân tố tiên quyết được các nhà đầu tư FDI chú

trọng trong quá trình quyết định chọn một tỉnh để đầu tư. Thông thường các nhà đầu tư sẽ hướng tới những địa phương có sự ổn định và phát triển kinh tế để đảm bảo an toàn hiệu quả cho nguồn vốn đầu tư. Đồng thời, chính sự ổn định về kinh tế là những nơi có sự ổn định về dịng tiền, thị trường hàng hố, từ đó nguồn vốn bỏ ra

để SXKD của nhà đầu tư có khả năng sinh lời cao hơn những nơi khác. Trong khi đó, ở những địa phương phát triển kinh tế không ổn định, nhà đầu tư luôn phải sống trong tâm lý lo sợ dịng vốn của mình bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, họ sẽ ln ưu tiên chọn những nơi có điều kiện kinh tế an tồn. Qua đó, QHLI giữa nhà đầu tư với các chủ thể liên quan trong thu hút FDI vào PTCN ở địa phương mới dễ dàng được hình thành và có cơ sở để phát triển theo hướng tích cực.

Ba là, điều kiện chính trị, an ninh, xã hội. Là một trong những nhân tố hàng

đầu để nhà đầu tư quyết định rót vốn. Khi nhà đầu tư FDI xây dựng các kết cấu hạ tầng cho doanh nghiệp của mình trên đất của một quốc gia khác, họ sẽ cảm thấy bất an khi mảnh đất mà họ đầu tư là nơi có nhiều bất ổn về xã hội, an ninh trật tự. Để giải phóng mặt bằng đất đai cho các nhà đầu tư, thường không tránh khỏi sự va chạm lợi ích giữa người dân với chính quyền hoặc với nhà đầu tư, nếu địa bàn đó mất an ninh trật tự sẽ rất dễ xảy ra xô xát, bạo lực, gây cản trở cho tiến độ đầu tư của nhà đầu tư. Môi trường xã hội không ổn định sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, hạn chế cho nhà đầu tư, rất khó để họ có thể làm ăn lâu dài ở địa phương. Bên cạnh đó, nếu tình hình chính trị, an ninh xã hội ở địa phương khơng được đảm bảo thì cơ quan chính quyền các cấp sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm sốt các hoạt động của nhà đầu tư, gây ảnh hưởng tới việc kiểm soát, kiểm tra tiến độ đầu tư của các nhà đầu tư cũng như ảnh hưởng tới việc giám sát xem hoạt động của các nhà đầu tư có đi đúng hướng với mục tiêu, chiến lược phát triển của địa phương hay khơng. Vì vậy, nhà đầu tư không chỉ cần một môi trường kinh tế ổn định mà các điều kiện chính trị, an ninh, xã hội cũng là nhân tố tác động rất lớn tới quyết định đầu tư của họ. Thơng qua điều kiện chính trị, an ninh, xã hội ổn định, các mối QHLI trong quá trình thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh mới có cơ sở để hình thành và phát triển lâu dài, bền chặt.

Bốn là, địa vị của các chủ thể trong QHLI nhằm thu hút FDI của tỉnh. Là người dân, NLĐ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp địa phương. Mỗi chủ thể có sự ảnh hưởng hay tác động nhất định tới các QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh. Đối với người dân, nhận thức của người dân đối với sự phát triển của địa phương nói chung, đối với hoạt động thu hút FDI vào PTCN ở địa phương nói riêng là rất quan trọng. Nếu người dân khơng được tuyên truyền để nâng cao nhận thức về

vị trí, vai trị và trách nhiệm của mình đối với mục tiêu phát triển của địa phương, họ sẽ rất khó để ủng hộ chính quyền địa phương trong các hoạt động như giải phóng mặt bằng để xây dựng các KCN, cụm cơng nghiệp. Hoặc người dân có thể có những hành động quá khích, gây trở ngại cho các nhà đầu tư, cản trở việc thu hút, kêu gọi nhà đầu tư FDI của chính quyền. Đối với NLĐ, địa vị của NLĐ ảnh hưởng rất lớn tới các mối QHLI nêu trên. Địa vị của NLĐ phải xét tới các yếu tố như số lượng, chất lượng của NLĐ, đặc biệt là chất lượng NLĐ. Bởi vì dự án FDI thường có "cầu" rất lớn đối với lao động địa phương. Nhà đầu tư thường ngắm tới nguồn lao động chất lượng cao ở địa phương vì giá rẻ và sẵn có tại địa phương. Nhân lực giá rẻ hay chất lượng cao cũng là lợi thế cạnh tranh cho các nhà đầu tư hay nói cách khác là yếu tố đầu vào quan trọng cho nhà đầu tư. Nếu địa phương có thể cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, giá rẻ thì chắc chắn sẽ thu hút dịng tiền của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu chỉ có nhân cơng giá rẻ nhưng chất lượng lại không đáp ứng được yêu cầu, nhà đầu tư lại phải rót vốn để đào tạo lại nguồn nhân lực thì đây cũng là nhân tố cản trở quyết định "rót tiền" của nhà đầu tư FDI. Bởi vì xét cho cùng, lợi ích quan trọng nhất với nhà đầu tư FDI là doanh thu, lợi nhuận, do đó họ ln tìm kiếm những địa chỉ có thể tối đa hố lợi nhuận cho mình. Càng ít các yếu tố khiến họ phải "bỏ thêm tiền ra" thì họ càng dễ chọn địa phương đó để "hạ cánh". Ngoài ra, chất lượng nhân lực đảm bảo còn giúp cho việc giải quyết mâu thuận giữa NLĐ và người SDLĐ trong các doanh nghiệp FDI dễ dàng hơn. Qua tất cả những điều này, rõ ràng khơng có gì bàn cãi khi nhận định rằng chúng ảnh hưởng tới QHLI trong thu hút đầu tư FDI vào PTCN ở tỉnh, cụ thể hơn là QHLI giữa NLĐ với nhà đầu tư hay người SDLĐ ở doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực cơng nghiệp. Đối với chính quyền các cấp ở tỉnh, trình độ quản lý nhà nước của cán bộ địa phương, cùng sự hiểu biết

pháp luật, đạo đức, kỷ luật của họ tác động rất lớn tới QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh. Chính quyền địa phương là người kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà đầu tư, đảm bảo các hoạt động này không phá vỡ những mục tiêu phát triển chung của địa phương. Đồng thời chính quyền địa phương cũng là người giải quyết các vấn đề liên quan tới giải phóng đất đai, mặt bằng xây dựng cho nhà đầu tư. Giải quyết các vấn đề liên quan tới người dân, NLĐ. Nhìn chung, địa vị của chính quyền

địa phương tác động rất lớn tới QHLI trong thu hút FDI vào PTCN của địa phương. Từ mối quan hệ với nhà đầu tư, tới mối quan hệ với người dân, NLĐ và doanh nghiệp địa phương đều có vai trị lớn của cán bộ chính quyền địa phương, các sở ban ngành liên quan ở địa phương. Do đó, các cơ quan này phải có đội ngũ cán bộ cơng chức, viên chức giỏi về chuyên môn, trong sáng về đạo đức mới có thể dẫn dắt các mối QHLI phát triển tích cực. Đối với doanh nghiệp địa phương, họ tác động tới QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở địa phương theo hướng cạnh tranh hoặc hợp tác với nhà đầu tư FDI. Từ đó, thúc đẩy phát triển thị trường SXKD trong lĩnh vực công nghiệp ở địa phương. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển của doanh nghiệp địa phương cũng như các yếu tố về cơng nghệ, nguồn nhân lực... hay nói cách khác là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương. Nếu sức cạnh tranh của các doanh nghiệp địa phương quá yếu kém, họ khó có thể kết nối được với các doanh nghiệp FDI, từ đó gia tăng khoảng cách giữa hai bên và doanh nghiệp địa phương dễ bị rơi vào tình trạng bị đào thải khỏi thị trường. Khi đó, những mâu thuẫn, bất cập giữa các bên sẽ khó tránh khỏi. Điều này sẽ tạo ra những áp lực đối với kinh tế địa phương, tới việc hoạch định chính sách thu hút FDI.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 64 - 67)