Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp FD

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 70 - 71)

- Về thực tiễn:

2.2.3.1. Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp FD

trong doanh nghiệp FDI

Thực hiện QHLI giữa NLĐ với người SDLĐ hay nhà đầu tư trong doanh nghiệp FDI tức là chủ động phòng ngừa để hạn chế những tranh chấp lao động giữa hai bên, đảm bảo hài hồ lợi ích cho các bên. Những mâu thuẫn lợi ích trong QHLI giữa NLĐ và người SDLĐ trong doanh nghiệp FDI thường là các vấn đề như người SDLĐ cắt giảm hoặc trậm trễ trả tiền lương,làm tăng giờ tăng ca, kíp nhưng trả thù lao khơng tương xứng, nhà đầu tư/ người SDLĐ vì muốn tối đa hoá lợi nhuận mà bỏ qua các lợi ích cho NLĐ về an tồn vệ sinh lao động, đóng bảo hiểm, hỗ trợ nhà ở, phương tiện đi lại. Cịn về phần mình, NLĐ khơng đáp ứng được u cầu làm việc của người SDLĐ. Để giải quyết những mâu thuẫn này địi hỏi khơng chỉ sự nỗ lực của người SDLĐ và NLĐ mà còn cần đến sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương cùng các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp và ở địa phương, đặc biệt là các tổ chức cơng đồn cơ sở.

Về phía nhà nước, cần có sự hồn thiện về mặt luật pháp đối với quan hệ lao động trong doanh nghiệp FDI. Đồng thời, thực thi pháp chế cơng đồn ở các doanh nghiệp này bởi vì sự hồn thiện về luật pháp đối với những quy định này sẽ tạo căn cứ cho người SDLĐ và NLĐ điều chỉnh các hành động của mình. Ngồi ra, cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI. Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý chặt chẽ từ trung ương tới địa phương đối với các quan hệ lao động trong doanh nghiệp FDI. Hoàn thiện các thiết chế về giải quyết tranh chấp giữa NLĐ và người SDLĐ. Hoàn thiện cơ chế tham vấn 3 bên ở cả cấp trung ương và địa phương khi giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích giữa NLĐ và người SDLĐ, đặc biệt cần thúc đẩy cơ chế đối thoại, thương lượng tập thể tại chính các doanh nghiệp trên địa bàn.

Về phía NLĐ, họ cần nỗ lực trong việc nâng cao trình độ chun mơn kĩ thuật để có thể đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư trong hoạt động SXKD. Người lao động cần chủ động trau dồi kiến thức, chuyên môn kĩ thuật cho mình bằng việc tham gia vào quá trình đào tạo ở các trung tâm dạy nghề, đăng ký các lớp bồi dưỡng kiến thức do doanh nghiệp tổ chức.

Về phía nhà đầu tư, cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định luật pháp Việt Nam về quan hệ lao động, thành lập và phát huy vai trò của các tổ chức cơng đồn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần tạo điều kiện cho NLĐ được đào tạo và đào tạo lại để nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Về phía các tổ chức cơng đồn cơ sở, cần nâng cao vai trị của các cơng đồn cơ sở, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cơng đồn cơ sở trong việc tham gia giải quyết các quan hệ lao động ở doanh nghiệp FDI. Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho NLĐ và người SDLĐ về quan hệ lao động. Thường xuyên tổ chức đối thoại cho hai bên để các bên hiểu được nguyện vọng, tâm tư tình cảm của mình và tìm hướng giải quyết hài hồ lợi ích khi có mâu thuẫn lợi ích phát sinh. Nâng cao vai trò trách nhiệm của tổ chức đại diện NLĐ, đặc biệt ở cấp cơng đồn cơ sở nhằm phát huy những thuận lợi để thực hiện sứ mệnh trong việc đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ. Cơng đồn cần tiếp tục lấy mục tiêu phát triển của từng doanh nghiêp FDI làm động lực và lấy việc tập hợp, giáo dục, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đồn viên cơng đồn làm nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt nhằm: bảo đảm và quản lý tốt sự ra đời, hoạt động của tổ chức của NLĐ tại NLĐ; nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định và phát triển; nhằm đảo bảo sự phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn lao động của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), đồng thời giữ vững ổn định chính trị - xã hội.Từ nội dung và các yêu cầu đặt ra về QHLI được trình bày như trên coa thể chỉ ra Tiêu chí đánh giá về quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp FDI theo các mức độ được xây dựng để đánh giá như : tốt ; khá , trung bình và dưới mức trung bình về sự hài hịa của QHLI ?...Các thơng số này được sơ kết ,tổng kết thông qua thời gian theo tháng ,theo quý hay một năm con số thống kê về lượng các vụ việc hay các buổi hòa giải về thỏa ước lao động các cấp về các nội dung liên quan đến lợi ích của các chủ thể như tiền cơng ,tiền làm thêm giờ hay điều kiện làm việc và sinh hoạt của NLĐ…

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w