Điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 90 - 94)

- Về thực tiễn:

Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh Thái Nguyên

Dân số: Tính đến tháng 4 năm 2019, tỉnh Thái Nguyên có tổng số dân là

1.286 triệu người gồm đồng bào từ 8 dân tộc là Kinh, H Mông, Hoa, Tày, Dao, Sán Dìu và Sán Chay,trong đó người Kinh chiếm đại đa số. Số lượng nữ giới trên địa bàn thường nhiều hơn nam giới, tuy nhiên sự chênh lệch không quá lớn. Năm 2019, số lượng nam giới là trên 631 nghìn người, cịn số lượng nữ giới là gần 660 nghìn người. Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn mặc dù số lượng dân số thành thị ngày một gia tăng. Năm 2019, dân số sống ở thành thị là gần 414 nghìn người, cịn dân số sống ở nông thôn chiếm gần gấp đôi với số lượng trên 877 nghìn người, chủ yếu tập trung nhiều nhất ở thành phố Thái Nguyên và thị xã Phổ Yên [51 , tr.47-48].

Lao động: Theo Niêm giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019, tồn tỉnh

có 777.2 nghìn lao động từ 15 tuổi trở lên, trong đó lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp vẫn chiếm đại đa số với 303.2 nghìn lao động, tiếp theo là lao động trong lĩnh vực cơng nghiệp với 256 nghìn người, cịn lại là lao động trong lĩnh vực dịch vụ với 207 nghìn người. Trong đó số lượng lao động nữ nhiều hơn lao động nam 11.8 nghìn người. Giai đoạn 2015-2019, tổng số lao động trên 15 tuổi ở Thái Ngun đã tăng 15 nghìn người, trong đó lao động nữ nhiều hơn lao động nam và lao động nông thôn chiếm số lượng cao hơn lao động thành thị. Bên cạnh đó, số lượng lao động trong các ngành nơng, lâm thuỷ sản ngày càng có xu hướng giảm, cịn số lượng lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng lên, đặc biệt là trong các ngành SXCN. Giai đoạn 2009-2019, lao động trong ngành công nghiệp đã tăng 2,6 lần từ trên 96.6 nghìn người lên 255.9 nghìn người. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ tăng 1,8 lần từ 114 nghìn người lên trên 207 nghìn người. Cịn lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp đã giảm 1,5 lần, từ 454.8 nghìn người xuống cịn 303.1 nghìn người. Điều này là do cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong 10 năm qua, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực SXCN [51, tr.57, 58].

Biểu đồ 3.2: So sánh cơ cấu lao động trong các ngành Nông, lâm thuỷ sản; Dịch vụ và Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2009 và năm 2019

Nguồn: [51, tr.57].

Kinh tế: Thái Nguyên được đánh giá là một trong những trung tâm kinh

tế của khu vực miền núi phía Bắc vì có các kết quả phát triển kinh tế vượt bậc trong 10 năm qua. Từ năm 2012 tới năm 2017, GRDP của tỉnh đạt bình quân 16,7%, cao gần gấp đôi so với tỉ lệ bình quân chung của cả nước. Đến năm 2019, GRDP của tỉnh đạt 107.8 nghìn tỷ đổng với GRDP tính bình qn mỗi người là 83,5 triệu đồng/ người/ năm, cao hơn tỉ lệ GRDP bình quân của cả nước (62,6 triệu đồng/ người/ năm). So với năm 2018, GRDP mỗi người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tăng khoảng 5,8 triệu đồng/ người/ năm. Năm 2020, mặc dù cũng chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng GRDP của Thái Nguyên đạt 4,18%. Tỉnh Thái Nguyên được xếp hạng thứ 12 trên cả nước và thứ 14 ở khu vực trung du miền núi phía Bắc về chỉ sổ năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tỉnh thu ngân sách hơn 15.5 nghìn tỷ đồng và thu hút hơn 41 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư năm 2020 [51, tr.7,8].

Công nghiệp, xây dựng

Dịch vụ Nông, nâm, thủy

sản 10 0 14.52 17.15 20 27.05 30 Năm 2019 Năm 2009 33.39 39.56 60 50 40 68.33 80 70

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

Biểu đồ 3.3: GRDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2019

Nguồn: [51, tr.83].

Trong cơ cấu các ngành, ngành công nghiệp - xây dựng được tỉnh Thái Nguyên chú trọng đầu tư nhiều nhất. Giai đoạn 2005-2015, giá trị SXCN toàn tỉnh đã tăng rất nhiều từ 12.141,1 tỷ đồng năm 2005 lên 261.000 tỷ đồng năm 2015, trong đó cơng nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có mức tăng trưởng ngoạn mục từ 1.164,9 tỷ đồng năm 2005 lên 232.700 tỷ đồng năm 2015 [45, tr.45]. Điều này phản ánh sự thu hút của tỉnh Thái Nguyên đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đến năm 2019, do tỷ trọng ngành công nghiệp tăng rất cao nên khu vực công nghiệp -xây dựng chuyển dịch nhanh chóng, chiếm áp đảo với tỉ lệ 58%, trong khi khu vực nông lâm nghiệp thuỷ sản và khu vực dịch vụ chỉ chiếm lần lượt 10,3% và gần 60% và 31,7% [29, tr.307].

Ngoài ra, giá trị SXCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt giá trị rất cao ở khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Biểu đồ 3.4 cho thấy, từ năm 2015 tới năm 2019, giá trị SXCN ở khu vực này luôn luôn cao hơn khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh, đồng thời giá trị SXCN ở khu vực có vốn đầu tư nước ngồi ngày một tăng cao, năm sau đạt giá trị cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2015, giá trị SXCN ở khu vực vốn đầu tư nước ngoài ở Thái Nguyên đạt trên 384 nghìn tỷ đồng trên tổng số 422.8 nghìn tỷ đồng của cả 3 khu vực nhà nước, ngoài nhà nước và FDI, chiếm xấp xỉ 90% tổng giá trị SXCN toàn tỉnh năm 2015. Tới năm 2019, giá trị SXCN khu vực FDI đã tăng lên thành xấp xỉ 760 nghìn tỷ đồng, tăng gần gấp đơi so với năm 2015 và chiếm 91% tổng giá trị SXCN của toàn tỉnh. So với khu vực nhà nước và

ngoài nhà nước, giá trị công nghiệp của khu vực FDI gấp lần lượt 26,29 lần và 19,04 lần [51, tr.309]. Những kết quả này một lần nữa khẳng định vai trò của khu vực FDI trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng tăng cao tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp cho tỉnh Thái Nguyên.

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

Biểu đồ 3.4: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2019

Nguồn: [51, tr.309].

Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông vận tải ở tỉnh Thái Nguyên khá

phong phú gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nối tỉnh này với nhiều địa phương khác cũng như phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại trong nội bộ tỉnh. Đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh hiện nay có Quốc lộ 3, Quốc lộ 3 cũ, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 37, Quốc lộ 17. Đường sắt có 3 tuyến gồm Tuyến Hà Nội - Thái, Tuyến Kép - Lưu Xá và Tuyến Quán Triều - Núi Hồng. Đường thủy gồm hai tuyến nối với các tỉnh khác là tuyến Đa Phúc - Hải Phòng và tuyến Đa Phúc - Hòn Gai, hai tuyến nội tỉnh là tuyến Thái Nguyên - Phú Bình và tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới, tuy nhiên đường thủy chưa thực sự phát triển. Đường trong tỉnh có 14 tuyến với tống chiều dài 310,7 Km đạt tiêu chuẩn từ đường cấp VI Miền núi trở lên [78].

Bưu chính viễn thơng và công nghệ thông tin, truyền thông: Ở tỉnh Thái

Nguyên đáp ứng tốt các dịch vụ thông tin liên lạc của doanh nghiệp và người dân. Hiện nay, có 3 đơn vị lớn cung cấp dịch vụ viễn thông và internet cho tỉnh gồm Viễn thông Thái Nguyên, Viettel, FPT và 5 đơn vị khác cung cấp dịch vụ di động là Vinaphone, Mobifone, Viettel, Vietnamobile, GMobile. Mạng chuyển mạch và mạng truyền dẫn tỉnh Thái Nguyên đảm bảo đáp ứng tốt cho các nhu cầu truyền trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục, đào tạo: Tỉnh Thái Nguyên có hệ thống giáo dục đào tạo tương

đối phát triển. Tính đến năm 2019, tỉnh Thái Nguyên có tổng cộng 444 trường học với trên 12.2 nghìn giáo viên và khoảng 230 nghìn học sinh. Từ hệ trung cấp trở lên cho đến đại học, tỉnh Thái Nguyên có 9 trường Đại học, 12 trường cao đẳng, 14 trường trung học chuyên nghiệp. Phổ cập giáo dục tiểu học đã được thực hiện thành công ở tất cả các xã trên địa bàn tỉnh, trong khi đó phổ cập trung học cơ sở đạt 80% xã [51, tr.395]. Năm 2019, tồn tỉnh có trên 38,5 nghìn sinh viên đang theo học. So với năm 2015, số lượng sinh viên đang theo học ở các trường đại học của tỉnh Thái Nguyên đã giảm trên 17 nghìn sinh viên. Lý do chủ yếu là nhiều em học sinh sau khi tốt nghiệp cấp ba thì muốn theo học đại học, cao đẳng ở các trường thuộc các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày càng ít em học sinh chọn theo học ở môi trường đại học tỉnh nhà [51, tr.418]. Với điều kiện của một tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên tỉnh Thái Nguyên vẫn có những hạn chế nhất định về cơ sở vật chất cho các trường học và cho các giáo viên, về chất lượng giáo viên, chủ yếu là ở các địa phương vùng sâu, vùng xa.

Y tế và chăm sóc sức khỏe: Thái Nguyên hiện có 795 cơ sở y tế, trong đó có

24 bệnh viện. Năm 2019, tồn tỉnh có 7.341 giường bệnh, tăng 2066 giường so với năm 2015 [51, tr.432]. Về nguồn nhân lực y tế năm 2019, tỉnh Thái Nguyên có 7.192 nhân lực y tế, trong đó số lượng bác sĩ là 2.095 người, chiếm tỉ lệ 29,1%. Số lượng y sĩ là 1.175 người, chiếm tỉ lệ 16,3% [51, tr.437]. Những điều kiện y tế trên địa bàn tỉnh hiện nay về cơ bản đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, chữa bệnh của người dân ở khu vực đồng bằng. Tuy nhiên, ở khu vực vùng sâu, vùng xa, điều kiện y tế vẫn còn rất hạn chế. Đặc biệt ứng phó với đại dịch Covid thì nguồn lực y tế của tỉnh có nhiều tiềm năng.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 90 - 94)