Thực trạng lợi ích của doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 109 - 117)

- Về thực tiễn:

Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

3.2.1.2. Thực trạng lợi ích của doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp

Các lợi ích cơ bản của doanh nghiệp FDI trong mối quan hệ với NLĐ được đo lường qua doanh thu/ lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp, qua nguồn cung lao động và chất lượng lao động. Thực chất, các yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Doanh thu càng cao thì doanh nghiệp hưởng lợi càng nhiều. Trong khi đó, để có được doanh thu/ lợi nhuận cao thì phải dựa trên nền tảng nguồn nhân lực lao động dồi dào, chất lượng cao. Chính vì vậy,có thể đề xuất mơ hình nghiên cứu thực trạng lợi ích của doanh nghiệp FDI trong mối quan hệ với NLĐ như sau:

Lợi ích của doanh nghiệp FDI trong mối quan hệ với người lao động

Chất lượng lao động Nguồn cung lao động giá rẻ dồi dào

Doanh thu/ lợi nhuận

Hình 3.3: Các yếu tố đánh giá lợi ích của doanh nghiệp FDI trong mối quan hệ lợi ích với người lao động

là lao động đạt năng suất tốt, đáp ứng được yêu cầu về SXKD của doanh nghiệp. Giai đoạn 2010-2018, doanh thu thuần SXKD của khu vực FDI trong ngành cơng nghiệp ở tỉnh tăng cao nhanh chóng, đặc biệt là ở doanh nghiệp 100% vốn FDI. Nếu như năm 2010, doanh thu thuần ở khu vực này chỉ đạt 2.147,1 tỷ đồng, thấp hơn khu vực nhà nước với 16,5 tỷ đồng và khu vực ngoài nhà nước với 44,4 tỷ đồng, thì chỉ 5 năm sau đó, khu vực FDI đã vượt xa hai khu vực còn lại về doanh thu với một tốc độ "chóng mặt". Năm 2015, doanh thu của doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp đạt 411.589 tỷ đồng, gấp 17,54 lần khu vực nhà nước và gấp 5,67 lần khu vực ngồi nhà nước, trong khi đó lúc này số lượng DNNN và doanh nghiệp ngồi nhà nước đều cao hơn doanh nghiệp FDI. Tới năm 2019 doanh thu thuần SXKD của khu vực FDI đã đạt 669.571 tỷ đồng, chiếm 80,9% tổng doanh thu của tất cả các khu vực kinh tế [51, tr.168].

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 3.7: Doanh thu thuần của các doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018

Nguồn: [51, tr.168].

Lợi nhuận của doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp cũng tăng vượt bậc so với các doanh nghiệp khác ở tỉnh. Năm 2018, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp FDI đã tăng 952,4 lần so với năm 2010. Tuy có sụt giảm so với năm 2017, song nhìn chung mức lợi nhuận mà các doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp nhận được lớn hơn rất nhiều lần so với các khu vực doanh nghiệp khác. Cụ thể, lợi nhuận của doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp ở tỉnh năm 2018 lớn gấp

nhuận lớn nhất. Cụ thể lợi nhuận của ngành này đã tăng từ 610,3 tỷ đồng năm 2010 lên 49.947,7 tỷ đồng, tức là đã tăng 81,84 lần [51, tr.196,197]. Kết quả này cho thấy, doanh nghiệp FDI có hoạt động SXKD hiệu quả, năng suất lao động tăng, nguồn lao động tạo ra giá trị doanh thu và lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực SXCN.

Bảng 3.8: Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2018

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi 50,8 32.599,3 48.384,3

Doanh nghiệp ngoài nhà nước 375 456,3 1.633,4

DNNN 472,4 - 154,2 507,7

Nguồn: [51, tr.196].

Thứ hai, nguồn cung lao động trên ở tỉnh. Nguồn lao động ở tỉnh càng dồi

dào thì doanh nghiệp sẽ có lợi ích th được lao động giá rẻ. Hơn nữa lao động ở tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở thường là ưu tiên lớn cho doanh nghiệp lựa chọn vì nguồn lao động này đã quen với mơi trường lao động ở tỉnh và thường có nhà ở lân cận các KCN, giảm thiểu được chi phí đi lại, ăn ở cho lao động cũng như cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu nguồn cung lao động ở tỉnh hạn chế thì doanh nghiệp khó tiếp cận được với nguồn nhân lực giá rẻ, họ sẽ phải tốn thêm chi phí thuê lao động ở xa, vừa bất tiện cho lao động, vừa tốn kém thêm cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, nguồn cung lao động địa phương được xem như một yếu tố để đánh giá lợi ích mà doanh nghiệp có được trong mối QHLI với NLĐ.

Từ năm 2015 tới năm 2019, số lượng lao động ở tỉnh đã tăng từ 762,2 nghìn người lên 777,2 nghìn người. Trong đó, qua các năm, lực lượng lao động nữ đều lớn hơn lao động nam dù mức độ chênh lệch không q lớn, cịn lao động ở nơng thơn lại nhiều hơn lao động ở thành thị và tỷ lệ lao động thất nghiệp ở độ tuổi từ 15 tới 24 tuổi chiếm phần lớn. Năm 2019, lao động nữ chiếm 50,76% tổng số lao động, lao động nông thôn chiếm tỉ lệ 71,7%, lao động nông thôn là 28,3% (bảng 3.9) [51, tr.57]. Lao động nông thôn chiếm áp đảo so với lao động thành thị.

Đơn vị: Nghìn người

Lao động nam Lao động nữ Lao động thành thị Lao động nông thôn

Năm 2015 371,3 390,9 210,9 551,4 Năm 2016 370,8 390,2 210,6 550,4 Năm 2017 369,1 394,2 214,7 548,5 Năm 2018 375,4 391,8 218 549,3 Năm 2019 382,7 394,5 220,2 556,9 Nguồn: [51, tr.196].

Nguồn cung lao động ở tỉnh với đặc điển nữ nhiều hơn nam và lao động nông thôn nhiều hơn lao động thành thị vừa có những tác động thuận lợi và khó khăn tới người SDLĐ. Thứ nhất, trên phương diện giới tính, lao động nữ thường khơng có sức khoẻ tốt bằng lao động nam nên họ khó làm việc trong các mơi trường địi hỏi sức khoẻ cao. Bên cạnh đó, do quan niệm "trọng nam khinh nữ" cũng như quan niệm "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" còn tồn tại rất nặng nề ở Việt Nam nói chung, ở các tỉnh nói riêng, đặc biệt là ở các khu vực nơng thôn nên phụ nữ bị hạn chế về điều kiện học tập, từ đó trình độ chun mơn, tay nghề thường hạn chế hơn lao động nam. Ngoài ra, các nhà tuyển dụng thường ưu ái chọn lao động nam hơn lao động nữ do lao động nữ bị vướng bận vấn đề "sinh đẻ, con cái". Lao động nữ cũng thường ít có ý chí phấn đấu trong cơng việc hơn lao động nam do phải bận tâm nhiều tới gia đình. Đây là những bất lợi cho thị trường sứclao động Thái Nguyên để thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, xét ở mặt thuận lợi thì lao động nữ có tính bền bỉ và dẻo dai trong công việc hơn lao động nam. Với các ngành cơng nghiệp sản xuất địi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, lao động nữ có lợi thế hơn lao động nam. Bên cạnh đó, cũng do tâm lý "khơng q coi trọng sự nghiệp, mà coi trọng gia đình hơn" nên lao động nữ dễ chấp nhận các điều kiện làm việc hơn lao động nam, dễ thoả hiệp hơn lao động nam. Thứ hai, trên phương diện thành thị và nông thôn, lao động nông thôn chiếm áp đảo so với lao động thành thị gây một số khó khăn cho các doanh nghiệp. Lao động nông thôn thường là lao động chân tay, ít được rèn luyện các kĩ năng, chun mơn nên trình độ lao động thường thấp. Các doanh

thành thị, bên cạnh đó, giá lao động nơng thôn thường rẻ hơn lao động thành thị. Từ năm 2010 tới nay (2019), tỉ lệ lao động thất nghiệp ở Thái Nguyên đã giảm từ 2,28% xuống còn 1,61%. Tỷ lệ lao động nam thất nghiệp giảm từ 2,37% xuống còn 2,42%, còn tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp giảm từ 2,19% xuống còn 0,73%. Tỷ lệ lao động thành thị thất nghiệp giảm từ 4,27% xuống còn 2,32%, đối với lao động nơng thơn thì giảm từ 1,69% xuống cịn 1,35% [51, tr.63]. Bên cạnh

đó, tỷ lệ thất nghiệp của lao động ở độ tuổi từ 15 tới 24 chiếm đại đa số, tỷ lệ thất nghiệp ở người trên 50 tuổi là ít nhất. Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ từ 15 tới 24 tuổi là 6,52%, tăng 1,13% so với năm 2018. Tỷ lệ thất nghiệp ở lao động độ tuổi 24 tới 49 năm 2019 là 0,92%, tăng 0,17% so với năm 2018. Chỉ có tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trên 50 tuổi là giảm, từ 0,53 năm 2018 xuống còn 0,16% năm 2019 [51, tr.64]. Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp đối với lao động nữ và lao động nơng thơn đều có kết quả rất tích cực. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ lại có kết quả khơng khả quan. Đây thực sự là một vấn đề lớn cho tỉnh Thái Nguyên khi trong tương lai tỉnh muốn thu hút FDI nhiều hơn.

Thứ ba, chất lượng lao động. Có vai trị cực kì quan trọng trong việc thu hút

các nhà đầu tư FDI, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đi vào quỹ đạo của cách mạng cơng nghiệp 4.0, máy móc đang dần thay thế sức lao động của con người, đào thải những lao động yếu kém. Chất lượng lao động càng cao thì nhà đầu tư sẽ khơng phải tốn chi phí đào tạo lao động. Bên canh đó, chất lượng lao động cao giúp hoạt động sản xuất đạt năng suất và chất lượng tốt hơn, tăng doanh thu cho doanh nghiệp, chính vì vậy xem xét chất lượng lao động có thể đánh giá được lợi ích cho doanh nghiệp trong mối QHLI với NLĐ để thu hút đầu tư FDI vào PTCN ở tỉnh.

Chất lượng lao động nói chung thường được dựa trên ba tiêu chí đánh giá, bao gồm thể lực, trí lực và tâm lực. Trong đó, thể lực là yếu tố về sức khoẻ, trí lực là yếu tố về trình độ học vấn, tay nghề, chun mơn kĩ thuật còn tâm lực là yếu tố về ý thức lao động, thái độ làm việc, tính kỷ luật, tính tự giác, đạo đức làm việc.

Về sức khoẻ, nhìn chung sức khoẻ của NLĐ trong doanh nghiệp FDI ở tỉnh Thái Nguyên được đánh giá là đáp ứng đủ u cầu của cơng việc. Do tính chất địa

trên các địa hình núi cao, do đó khi được làm việc trong mơi trường đồng bằng bằng phẳng, có các điều kiện làm việc như mái tơn che, quạt máy, điều hồ…thì lao động ở đây thường rất dẻo dai, khoẻ khoắn, có sức bền cao, sức bền của nam tốt hơn nữ và của lao động trẻ tốt hơn lao động lớn tuổi.

Về trình độ chun mơn kĩ thuật, giai đoạn 2012-2019, tỉ lệ lao động trong doanh nghiệp FDI có trình độ đại học chỉ tăng 1,34%. Năm 2018, tỉ lệ này chỉ ở mức 3,19%, tức là còn sụt giảm so với giai đoạn 6 năm trước đó. Lao động có trình độ cao đẳng cũng đã sụt giảm lớn trong thời gian qua, từ mức 18,22% năm 2012 xuống còn 5,08% năm 2018 và 6,35% năm 2019. Lao động đã qua dạy nghề cũng sụt giảm mạnh từ mức 37,35% và 52,53% các năm 2012 và 2013 xuống cịn 14,39% năm 2019. Trong khi đó, lực lượng lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kĩ thuật chiếm tỉ lệ rất lớn và ngày càng có xu hướng tăng lên. Cụ thể, đã tăng 36,73% từ mức 29,7% của năm 2012 [6]. Các kết quả trên đây cho thấy chất lượng lao động trong doanh nghiệp FDI tỉnh Thái Nguyên rất yếu kém. Lao động không được qua trường lớp đào tạo ngày một tăng cao sẽ là cản trở lớn cho công tác thu hút đầu tư. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp FDI lợi dụng lao động giá rẻ ở địa phương nên tuyển chọn lao động ồ ạt và sẵn sàng sa thải rồi tuyển lao động mới thay thế nhằm tiết kiệm chi phí đào tạo và các chi phí khác (BHXH,BHYT

Bảng 3.10: Chất lượng lao động ở các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2019 Đơn vị: Tỷ lệ, % Trình độ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chưa có trình độ 29,7 18,59 69,9 78,05 76,71 76,77 70,13 66,43 Đã qua dạy nghề 37,35 52,53 8,13 7,67 9,11 7,73 17,78 14,39 Trung cấp 9,7 6,99 5,98 2,69 2,74 3,26 3,82 6,46 Cao đẳng 18,22 16,51 8,83 6,15 6,02 6,63 5,08 6,35 Đại học 5,03 5,38 7,16 5,44 5,42 5,61 3,19 6,37 Nguồn: [6].

ở một trường lớp đào tạo chun mơn, kỹ thuật của cấp học hoặc trình độ đào tạo tương đương thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ 3 tháng trở lên còn ở mức thấp. Nếu như năm 2009, tồn tỉnh có 18,5% lao động đã qua đào tạo thì qua 10 năm, tỉ lệ này mới chỉ đạt 27,2%, đây chưa phải là một mức tăng đáng kể. Tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo tăng từ 16% năm 2009 lên 25,3% năm 2019, tỷ lệ tăng cao hơn so với nam giới (9,3% ở nữ giới so với 8% ở nam giới giai đoạn 2009-2019). Tỷ lệ lao động thành thị đã qua đào tạo có mức tăng ít hơn so với lao động nơng thơn [51,

tr.62]. Như vậy, ở lao động nữ giới và ở khu vực nơng thơn, NLĐ ngày càng có ý thức tốt hơn về việc cải thiện trình độ đào tạo và trình độ chun mơn kĩ thuật. Phụ nữ ngày càng có ý thức cải thiện trí lực cho bản than hơn. Họ cũng được tiếp cận giáo dục nhiều hơn trước.

Đơn vị: %

Biểu đồ 3.8: Chất lượng lao động trên toàn tỉnh Thái Nguyên phân theo giới tính và khu vực thành thị, nông thôn giai đoạn 2009-2019

Nguồn: [51, tr.62].

Xét trên số lượng các lao động tương lai là học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bức tranh về chất lượng lao động cũng cho thấy nhiều kết quả không mấy sáng sủa. Trên thực tế của tỉnh Thái Nguyên, rất nhiều sinh viên ra trường chọn ở lại địa phương để làm việc trong các doanh nghiệp FDI thay vì dịch chuyển ra các đơ thị lớn vì các điều kiện thuận lợi về mơi trường làm việc, tập quán

viên theo học đại học ở Thái Nguyên ngày càng giảm. So sánh năm 2015 và năm 2019, số lượng sinh viên theo học ở các trường đại học của Thái Nguyên đã giảm 17.360 người, số sinh viên tốt nghiệp cũng giảm từ trên 11 nghìn sinh viên xuống cịn 9,7 nghìn sinh viên [51, tr.418]. Điều này có một phần do nhiều học sinh muốn theo học các trường đại học ở các thành phố lớn. Thường lượng học sinh này cũng xác định sẽ làm việc ở các thành phố lớn thay vì trở về quê hương để làm việc. Ở hệ cao đẳng, số lượng sinh viên ở các trường cao đẳng có mức sụt giảm rất lớn. Cụ thể, số lượng sinh viên theo học cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã giảm từ 12,9 nghìn sinh viên năm 2015 xuống cịn 6,7 nghìn sinh viên năm 2019 [51, tr.416]. Ở

khối các trường trung cấp, lượng học sinh theo học cũng đã giảm song mức giảm khá ít. Cụ thể chỉ giảm 1.450 học viên 51, tr.414]. Thực tế cho thấy là nhiều em học sinh đã lựa chọn theo học các trường trung cấp, cao đẳng, đại học sát hơn với yêu cầu thực tế ở địa phương cũng như với năng lực thực chất của các em. Những em học sinh theo học trung cấp thường là vì khơng muốn kéo dài việc học, các em muốn theo học một ngành nghề phù hợp với để dễ dàng xin việc ở địa phương. Đây là đối tượng sinh viên cần được quan tâm đào tạo tay nghề vì mục đích việc làm của các em sẽ phù hợp nhất với thực tế của địa phương.

Biểu đồ 3.9: Số lượng sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp đang theo học và ra trường ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2019

Về tâm lực, qua tìm hiểu của nghiên cứu sinh, các nhà đầu tư FDI thường rất chú trọng tới vấn đề này, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Họ rất chú trọng tới ý thức lao động, tính kỉ luật của NLĐ. Thực tế khơng chỉ ở Thái Nguyên mà còn ở nhiều địa phương, lao động cịn thiếu tính kỷ luật, tự giác trong cơng việc. Tình trạng nhảy việc vẫn cịn diễn ra, tuy nhiên tình trạng này xảy ra nhiều nhất là ở các doanh nghiệp có vốn ngồi nhà nước. Đối với các doanh nghiệp FDI, nhờ mức lương hấp dẫn nên lao động thường gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp, họ cũng tinh thần hợp tác trong lao động, chấp hành kỉ luật lao động tốt hơn ở các khu vực kinh tế khác do lo sợ bị đuổi việc.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 109 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w