Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 84 - 86)

- Về thực tiễn:

2.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Bình Dương là tỉnh thu hút FDI thuộc top đầu cả nước. Nhờ có dịng vốn FDI đạt giá trị cao mà trong những năm qua, diện mạo của tỉnh thay đổi chóng mặt, tốc độ đơ thị hóa vượt bậc cả nước. Tỉnh hiện có sự có mặt của các nhà đầu tư đến từ 65 quốc gia thuộc các châu lục trên thế giới, thành lập 48 KCN và cụm công nghiệp với hơn 10 nghìn ha diện tích, thu hút gần 4 nghìn dự án FDI với tổng vốn ước đạt trên 35 tỷ đô la Mỹ. Năm 2019, vốn FDI trên địa bàn tỉnh đạt 3.296 triệu đô la Mỹ, đứng thứ hai cả nước về thu hút FDI (biểu đồ 2.2). Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 khiến cho tốc độ thu hút FDI của tỉnh có giảm so với năm 2019 song nhìn chung, thu hút FDI của tỉnh vẫn đạt 1,85 tỷ đô la Mỹ, vượt 31,8% so với kế hoạch đề ra trước đó của tỉnh. Lũy kế đến nay, tỉnh Bình Dương có trên 3.928 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 35,4 tỷ đơ la Mỹ. Giai đoạn 2016-2020, tồn tỉnh triển khai chương trình đổi mới nhằm thu hút đầu tư và đã đạt được kết quả ngoài mong đợi khi mục tiêu ban đầu là thu hút 7 tỷ đô la Mỹ nhưng thực tế lại đạt 11 tỷ đô la Mỹ [33, tr.7-9]. Những kết quả này có được khơng chỉ nhờ

nỗ lực cải thiện mơi trường đầu tư của tỉnh Bình Dương cũng như việc hài hịa lợi ích cho nhà đầu tư, NLĐ, người dân và chính quyền trên địa bàn tỉnh.

Thứ nhất, kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp FDI khi gặp khó khăn trong SXKD. Tỉnh đã xác định doanh nghiêp FDI là thành tố quan trọng trong phát triển

KT-XH. Vì vậy, khi doanh nghiêp gặp khó khăn cần có sự hỗ trợ để họ vượt qua. Đơn cử như năm 2020, do chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp FDI gặp những khó khăn nhất định. Khi đó, tỉnh Bình Dương đã rất linh hoạt trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp này. Một số hỗ trợ có thể kể tới như việc chủ đầu tư một số KCN miễn thuế đất cho các doanh nghiệp trong khoảng từ 3 tới 6 tháng, hay việc một số nhà đầu tư được miễn hồn tồn phí quản lý khi th đất ở các KCN ở tỉnh.

Thứ hai, phát huy vai trị của tồn hệ thống chính trị,trong đó trực tiếp là các tổ chức cơng đồn trong các doanh nghiệp FDI bảo vệ lợi ích cho NLĐ. Bình

Dương là tỉnh có lực lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI lớn trên cả nước. Tính đến năm 2020, ước tính tồn tỉnh có khoảng 1,2 triệu lao động. Do chịu tác động của Covid-19 nên trong năm 2020, nhu cầu lao động trên địa bàn có giảm so với các năm trước song về cơ bản lực lượng lao động trên địa bàn vẫn rất lớn, điều này đặt ra bài toán lớn cho địa phương về vấn đề giải quyết quan hệ lao động. Tuy nhiên, tỉnh Bình Dương đã giải quyết khá tốt vấn đề này nhờ sự nỗ lực hoạt động của các cấp công đồn. Các cấp cơng đồn ln hỗ trợ nhiệt tình cho NLĐ, phát động các phong trào "lao động giỏi, lao động sáng tạo" trong các doanh nghiệp FDI, cổ vũ, khích lệ tinh thần và vật chất cho NLĐ. Cơng đồn cũng tích cực hỗ trợ NLĐ khi xảy ra các xung đột với các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp. Ngồi ra, cơng tác dân vận chính quyền cũng đóng góp rất lớn vào việc hài hịa lợi ích cho các chủ thể liên quan trong hoạt động thu hút FDI vào PTCN ở Bình Dương. Cơng tác xây dựng thể chế được đẩy mạnh cùng với đó là việc cải cách hành chính và hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp, lao động, quan hệ lao động. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương thường xun tổ chức các buổi "đối thoại định kỳ với các doanh nghiệp trong khu kinh tế, KCN" đồng thời rất kiên quyết trong việc chống các biểu hiện phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 84 - 86)