Hệ thống các chủ thể của quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư FDI vào phát triển công nghiệp ở tỉnh

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 46 - 49)

- Về thực tiễn:

2.1.5. Hệ thống các chủ thể của quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư FDI vào phát triển công nghiệp ở tỉnh

vào phát triển công nghiệp ở tỉnh

Một là, là nhà đầu tư nước ngoài. Theo điều 3, khoản 19 luật Đầu tư 2020

của nước ta thì nhà đầu tư nước ngồi được hiểu là "cá nhân có quốc tịch nước ngồi, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam » [85, tr.10]. Trong đó, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quy định ở điều 3, khoản 22 là " tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước

ngồi là thành viên hoặc cổ đơng" [85, tr.15]. Như vậy chủ thể "nhà đầu tư nước ngoài" trong QHLI để thu hút đầu tư FDI vào PTCN ở tỉnh là các cá nhân quốc tịch nước ngoài, hoặc các tổ chức kinh tế có người nước ngồi là thành viên/ cổ đông đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực SXCN ở Việt Nam. Có nhiều hình thức cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Thứ nhất, là hình thức họ đầu tư thành lập tổ chức kinh tế. Theo hình thức này, nhà đầu tư nước ngồi phải thực hiện trước các yêu cầu gồm "có dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp, tiếp đến phải thực hiện; phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ và các điều kiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên", Điều 22 [85] và Điều 44 [26]. Thứ hai, họ có thể đầu tư theo hình thức góp vốn, hoặc mua cổ phần để góp vào tổ chức kinh tế. Theo hình thức này, "nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần; phần vốn góp vào tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư", Điều 24 [85]. Thứ ba, là hình thức đầu tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP), tức là "hợp đồng được ký; kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư; doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư. Lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP được Chính phủ quy định", Điều 27 [85]; [25]. Thứ tư, là hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các nhà đầu tư [85], theo đó các nhà đầu tư hợp tác kinh doanh rồi phân chia lợi nhuận, doanh thu. Họ phân chia sản phẩm với nhau mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Hai là, chính quyền nhà nước các cấp. Việc quản lý đối với hoạt động FDI nói

chung ở Việt Nam được thực hiện từ Trung ương tới địa phương như sau:

+ Ở Trung ương, Chính phủ là cơ quan quản lý cao nhất có quyền quy định việc "cấp giấy phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; phân cấp giấy phép đầu tư cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp giấy phép đầu tư vào KCN, khu chế xuất (KCX)". Tiếp đến là Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ này xây dựng, trình Chính phủ các chiến lược, quy hoạch nhằm thu hút FDI. Đồng thời soạn thảo các quy định về pháp luật, chính sách nhằm thu hút FDI. Ngồi ra, Bộ Kế hoạc và Đầu tư còn phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc quản lý nhà nước về FDI và hướng dẫn Ủy ban nội dung các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc

thực hiện pháp luật, chính sách về thu hút FDI. Bộ cịn có thẩm quyền thanh tra, điều tra các hoạt động của các nhà đầu tư ở Việt Nam, cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án BOT, BTO, BT [85, tr.11]. Bộ Công Thương cấp "Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực dầu khí"; Ngân hàng Nhà nước cấp "Giấy chứng nhận đầu tư cho các tổ chức tín dụng"; Bộ Tài chính cấp "Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực bảo hiểm".

+ Ở địa phương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh là "cơ quan một cửa tại chỗ xử lý các vấn đề cấp phép kỹ thuật liên quan như tiếp nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ của những dự án ngồi KCN, KCX, khu cơng nghệ cao và khơng thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ hoặc những dự án phát triển hạ tầng các khu công nghiêp, khu công nghệ cao, KCX tại các địa phương chưa thành lập Ban quản lý". Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về thu hút FDI trên địa bàn, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp FDI ở địa phương. Ngồi ra cịn có Ban Quản lý của các KCN, KCX, khu công nghệ cao trên địa bàn cấp tỉnh. Các ban quản lý này có thẩm quyền với "các dự án trong các KCN, KCX, khu công nghệ cao không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ".

Ba là, người dân. Chủ thể người dân trong QHLI nhằm thu hút FDI vào

PTCN ở tỉnh bao gồm những người dân có lợi ích liên quan hoặc bị ảnh hưởng bởi hoạt động thu hút FDI vào PTCN này. Chẳng hạn họ là những người bị thu hồi đất để xây dựng các dự án FDI trong lĩnh vực cơng nghiệp, họ có vướng mắc trong vấn đề địi bồi thường từ nhà đầu tư nước ngồi hoặc từ chính quyền địa phương, hoặc họ là những người sống xung quanh các doanh nghiệp FDI, bị ảnh hưởng về sức khoẻ, điều kiện sống bởi các doanh nghiệp này…

Bốn là, NLĐ trong các doanh nghiệp FDI. Theo quy định mới của Luật lao

động năm 2019, "Người lao động là người làm việc cho người SDLĐ theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người SDLĐ" [90, tr.3]. Trong đó, NLĐ phải có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên, làm việc theo HĐLĐ. Người lao động trong QHLI khi thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh sẽ là những NLĐ từ

đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi mà các doanh nghiệp này đang SXKD các sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp. Những NLĐ này làm việc tại các doanh nghiệp FDI theo hình thức HĐLĐ, chịu sự quản lý, điều hành và giám sát của người SDLĐ - thường là người chủ của các doanh nghiệp FDI.

Năm là, doanh nghiệp ở tỉnh. Trong mối QHLI nhằm thu hút FDI vào PTCN

ở tỉnh, các doanh nghiệp địa phương có mối liên quan rất lớn trong các QHLI này. Thực chất, khi doanh nghiệp FDI vào hoạt động ở địa phương, các doanh nghiệp địa phương thường bị ảnh hưởng lợi ích khá nhiều bởi điều đó có nghĩa là họ có thêm những đối thủ cạnh tranh lớn, tạo áp lực rất lớn cho doanh nghiệp địa phương. Tuy nhiên họ cũng có thêm nhưng lợi ích chẳng hạn có thêm đơn hàng phụ trợ trong chuỗi sản xuất và cung ứng của doanh nghiệp FDI, hoặc hưởng lợi ích lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI như kết cấu hạ tầng, dịch vụ điện nước... Các chủ thể doanh nghiệp ở tỉnh bao gồm các DNNN và doanh nghiệp tư nhân SXKD trong lĩnh vực công nghiệp, họ là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 46 - 49)