Quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp FDIvà chính quyền các cấp

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 71 - 72)

- Về thực tiễn:

2.2.3.2. Quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp FDIvà chính quyền các cấp

Những mâu thuẫn lợi ích giữa nhà đầu tư FDI với chính quyền các cấp ở nước tiếp nhận đầu tư thường nảy sinh khi hệ thống pháp luật cuả nước tiếp nhận đầu tư có sự khơng nhất quán, thay đổi đột ngột, thiếu minh bạch hoặc quá nhiều

thủ tục gây rắc rối cho nhà đầu tư; nhà đầu tư tìm cách "lách" các quy định luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư. Để giải quyết mối quan hệ này, luật pháp chính là giải pháp then chốt. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, sự thiếu nhất quán hay sự chồng chéo trong các quy định luật pháp của Việt Nam đối với hoạt động đầu tư còn tổn tại khá phổ biến. Chẳng hạn cùng một vấn đề những ở mỗi địa phương, cách xử lý của chính quyền lại khác nhau, gây lúng túng cho nhà đầu tư. Nhà nước phải xây dựng hệ thống luật pháp chặt chẽ đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư. Hơn nữa, cần hạn chế ban hành quá nhiều quy định, thông tư, nghị định cùng lúc cho cùng một vấn đề. Cần gói gọn các nội dung quy định cho nhà đầu tư vào một hệ thống văn bản cụ thể, rõ ràng để việc truyền tải tới nhà đầu tư đạt được hiệu quả tốt nhất. Điều này rất quan trọng trong quá trình thu hút đầu tư.

Để tối đa hố lợi ích của mình, khơng ít nhà đầu tư tìm cách để "né tránh" các quy định của nước tiếp nhận đầu tư. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, các nhà đầu tư thường tìm cách né tránh trong việc bảo vệ môi trường của nước tiếp nhận đầu tư, né tránh việc đảm bảo lợi ích cho NLĐ... Điều này xuất phát từ những quy định lỏng lẻo của nước tiếp nhận đầu tư và sự dễ dãi trong xử phạt đối với nhà đầu tư. Để giải quyết triệt để vấn đề này, một lần nữa cần hoàn thiện, bổ sung và sửa đổi các quy định luật pháp về hoạt động của nhà đầu tư. Điều chỉnh các quy định còn chưa rõ ràng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà đầu tư. Xây dựng các chế tài xử phạt hợp lý, răn đe đối với các hành vi vi phạm pháp luật đầu tư của nhà đầu tư. Tiêu chí đánh giá kết quả nội dung này thể hiện sự đồng thuận trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và loại trừ có hiệu quả tình trạng tham nhũng,tiêu cực trong giải quyết,xử lý QHLI giữa các chủ thể.Thực tế, QHLI giữa doanh nghiệp FDI và chính quyền các cấp thường diễn ra theo hướng cam kết ban đầu trên văn bản đúng nguyên tắc, nhưng thực hiện các cam kết trên thực tế bị vi phạm. Điều này trách nhiệm về cả hai phía.Với doanh nghiệp FDI vì mục đích lợi nhuận dễ vi phạm ;về phía chính quyền địa phương dễ dãi thậm chí bị mua chuộc để bỏ qua những vi phạm lợi ích chung …

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w