Khái niệm quan hệ lợi ích trong thu hút FDIvào phát triển công nghiệp ở tỉnh

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 45 - 46)

- Về thực tiễn:

2.1.4. Khái niệm quan hệ lợi ích trong thu hút FDIvào phát triển công nghiệp ở tỉnh

nghiệp ở tỉnh

Tổng hợp các khái niệm và hướng tiếp cận đã được phân tích ở trên về QHLI và thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh, có thể hiểu QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh là các mối quan hệ được xác lập dựa trên LIKT của các chủ thể kinh tế là nhà đầu tư nước ngoài và các chủ thể địa phương/ tỉnh liên quan trong lĩnh vực phát triển cơng của địa phương đó, trong đó các chủ thể ở địa phương liên quan trực tiếp tới việc thu hút FDI vào PTCN gồm chính quyền địa phương, người dân địa phương, lao động địa phương và các doanh nghiệp địa phương. Từ những phân tích này, có thể định nghĩa QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh như sau: "Là tổng

hồ các mối quan hệ lợi ích được thiết lập dựa trên lợi ích kinh tế là chủ yếu của các chủ thể tham gia quá trình thu hút FDI bao gồm: nhà đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp FDI, chính quyền địa phương, người lao động trong các doanh nghiệp FDI, người dân và các doanh nghiệp địa phương... nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp ở tỉnh, đóng góp cho sự phát triển KT-XH của tỉnh nói chung, thoả mãn u cầu lợi ích của từng chủ thể nói riêng phù hợp với điều kiện thực tiễn".

Với ý nghĩa này, QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh trong đề tài này được hiểu là:

Thứ nhất, khái quát theo nghĩa rộng tiếp cận từ kinh tế chính trị để giải quyết

bài toán này gồm: quan hệ sản xuất (nhấn mạnh quan hệ phân phối lợi ích), lực lượng sản xuất (các chủ thể đều được quan tâm phát triển), kiến trúc thượng tầng (vai trò kiến tạo của nhà nước đối với thu hút FDI với phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp FDI) theo hướng CNH, HĐH, tạo việc làm ổn định thu nhập cao cho NLĐ, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ đảm bảo phát triển bền vững dựa trên quy hoạch công nghiệp gắn với quy hoạch đô thị đảm bảo các bền vững về môi trường và xã hội.

Thứ hai, đánh giá hiện trạng QHLI của các chủ thể liên quan đến FDI để giải

quyết hài hịa, bền vững hơn lợi ích cho các chủ thể này để vừa thu hút thêm FDI và vừa ưu tiên cho PTCN ở Thái Nguyên. Cũng cần nhấn mạnh rằng các QHLI giữa lĩnh vực KT-XH - môi trường đều quan trọng như nhau và quan điểm khơng đánh đổi.

Thứ ba, QHLI mang tính quyết định là quan hệ Nhà nước - Doanh nghiệp

FDI. Trong đó, nhà nước đại diện cho quyền lợi của người dân, NLĐ và chịu trách nhiệm đối với các chương trình phát triển KT-XH, trong đó có thu hút FDI, việc giải quyết tiền lương, chế độ làm việc, các chế độ bảo hiểm, phúc lợi xã hội… đều do nhà nước quyết định và điều tiết, những vấn đề đó đặt ở cấp độ tỉnh.

Thư tư, trong các cặp QHLI ln có 3 chủ thể vì ln có chủ thể chính quyền

địa phương. Đồng thời, các QHLI có trực tiếp, gián tiếp, thuận nghịch, chính phụ, song trùng, cùng thắng, QHLI tổng khơng đổi... Và FDI cho PTCN cần làm gì trong bối cảnh mới để định hướng QHLI cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 45 - 46)