- Về thực tiễn:
2.3.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Trong khu vực Đơng Nam Á, mặc dù có sự bất ổn về chính trị, tuy nhiên Thái Lan là nước có hoạt động thu hút đầu tư FDI tăng cao nhờ áp dụng các cơ chế, chính sách mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể trong thu hút FDI vào PTCN quốc gia:
Thứ nhất, tăng cường LIKT cho các doanh nghiệp FDI. Các chính sách ưu
đãi được xem xét kĩ lưỡng, cẩn thận thay vì ưu đãi ồ ạt thông qua Ủy ban đầu tư Thái Lan là cơ quan chuyên trách được chính phủ thành lập với nhiệm vụ đánh giá các dự án đầu tư FDI, rồi phân loại chúng và đánh giá khả năng ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các dự án này tới nền kinh tế đất nước để từ đó xác lập phương án ưu đãi cho nhà đầu tư. Kết quả đánh giá của Ủy ban đầu tư đối với từng doanh nghiệp FDI cụ thể là căn cứ để chính phủ đề xuất ưu đãi cho doanh nghiệp về mức độ gia tăng LIKT. Trong đó, ưu đãi về miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể Thái Lan giảm 50% thuế thu nhập cho doanh nghiệp, miễn 100% thuế nhập khẩu nguyên liệu cho doanh nghiệp. Ưu đãi ngoài thuế để khuyến khích nhà đầu tư nước ngồi vào Thái Lan tìm hiểu thị trường, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu nhà, bất động sản ở Thái Lan, cho phép doanh nghiệp mang lợi nhuận ra nước ngoài bằng ngoại tệ... Điểm khác biệt là các ưu đãi này được áp dụng khác nhau ở các địa phương chứ không áp dụng đồng nhất trên cả nước. Sở dĩ như vậy vì Thái Lan đánh giá khả năng và trình độ phát triển của từng vùng khác nhau, do đó, áp dụng linh hoạt các chính sách ưu đãi khác nhau để phát huy lợi thế cho từng vùng, địa phương. Chẳng hạn, với những vùng, địa phương có trình độ phát triển kinh tế mạnh (thường là các
tỉnh, thành phố lớn) thì chính sách ưu đãi sẽ ít hơn các vùng khác. Ví dụ khu vực gần thủ đô Bangkok, Thái Lan áp dụng miễn 50% thuế thu nhập cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở những địa phương có điều kiện phát triển kém hơn, chính phủ muốn khuyến khích các nhà đầu tư tới đây để thúc đẩy phát triển KT-XH cho những vùng này, chính vì thế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư sẽ nhiều hơn. Ví dụ như miễn 100% thuế thu nhập cho doanh nghiệp khi đầu tư vào các vùng, địa phương này [129 , tr.18-20]. Kết quả tích cực của chính sách này là từ năm 2013, đầu tư FDI vào Thái Lan đạt hơn 16,6 tỷ đô la. Năm 2015, con số này là trên 10,8 tỷ đơ la. Mặc dù có sự suy giảm trong nguồn vốn FDI do vấn đề bất ổn chính trị ở nước này, nhưng tới năm 2018, con số này đã tăng mạnh trở lại ở ngưỡng trên 10 tỷ đơ la [129, tr.17]. Nhìn chung, mức độ thu hút FDI của Thái Lan vẫn được xếp hạng cao ở khu vực Đông Nam Á.
Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thái Lan giai đoạn 2013 - 2018
Đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dịng FDI vào (triệu đơ la) 16.652 3.537 10.845 5.875 6.478 10.493 Số lượng đầu tư cơng ty có vốn rủi ro 176 166 183 175 123 189
Dòng FDI (%) 15,6 3,5 11,0
Nguồn: [129, tr.17].
Thứ hai, giải quyết hài hòa QHLI giữa doanh nghiệp FDI và NLĐ, giữa nhà đầu tư với người dân. Quan hệ lợi ích này được đặc biệt trong vấn đề thu hồi đất
phục vụ cho xây dựng các KCN, cụ thể: Đề cao vai trị của chính quyền địa phương theo chủ trương tạo cơ hội đối thoại, đàm phán giữa chủ đầu tư sử dụng đất với người dân. Các cơ quan nhà nước có vai trị tạo sự bình đẳng trong lợi ích của người sử dụng đất, chủ đầu tư và người bị thu hồi đất. Để tạo ra một mơi trường bình đẳng như vậy, Thái Lan tiến hành tăng cường dân chủ cơ sở. Trong đó chú trọng tới các nội dung gồm: Trao cho chính quyền địa phương các tỉnh thành trong cả nước quyền được quy hoạch đất đai; tạo điều kiện cho người dân tham gia vào việc kiểm tra, giám sát các hoạt động sử dụng đất đai của chủ đầu tư;thành lập các tổ chức ở địa phương đại diện cho người dân bị thu hồi đất. Nhà nước quy định việc bồi thường cho người dân bị thu hồi đất sẽ do chủ các dự án FDI thực hiện. Việc bồi thường này phải được hoàn tất trước khi triển khai dự án và hình thức bồi thường
ban đầu là tiền, rồi mới tới bằng đất đai hoặc nhà ở xã hội. Việc xác định giá bồi thường sẽ do cơ quan nhà nước ở địa phương quyết định, đồng thời tham chiếu giá này với tổ chức đại diện người bị thu hồi đất ở địa phương và hiệp hội bất động sản ở địa phương. Nếu các kết quả lệch nhau trên 10% thì việc xác định giá bồi thường phải được tính tốn lại. Ngồi ra, để đảm bảo lợi ích cho người dân bị thu hồi đất, chính quyền địa phương giám sát việc bồi thường của các nhà đầu tư cho người dân, yêu cầu họ thực hiện đúng các cam kết bồi thường mới cho tiến hành các dự án. Người dân sau khi nhận các khoản bồi thường cũng phải cam kết không kiện tụng hay gây ảnh hưởng tới tiến độ hoạt động của các doanh nghiệp. Việc tổ chức đối thoại được tiến hành thường xuyên với sự tham gia của chính quyền địa phương cùng cơ quan luật pháp để đảm bảo việc bồi thường đúng theo quy định của pháp luật, trên cơ sở các bên bình đẳng với nhau.
Thứ ba, thực hiện quyết liệt sự tinh giản về thủ tục hành chính để thu hút FDI. Các thủ tục hành chính với nhà đầu tư nước ngồi ở Thái Lan được tinh giản
qua việc tổng kết thực tiễn và được các bộ ngành đóng góp ý kiến để hình thành một bộ quy chuẩn thủ tục hợp lý nhất, vừa đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, vừa đảm bảo lợi ích của các thủ thể khác. Đối với doanh nghiệp FDI cũng xây dựng một quy trình thẩm định doanh nghiệp chặt chẽ để đảm bảo các hoạt động SXKD của doanh nghiệp không vi phạm pháp luật và không ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống KT-XH của địa phương và đất nước Thái Lan. Vì tính đồng thuận cao do vậy các thủ tục liên quan đến FDI được rút gọn đáng kể và thơng suốt trong q trình thực hiện
Thứ tư, hồn thiện các thiết chể giải quyết QHLI kinh tế giữa doanh nghiệp FDI và NLĐ. Chính phủ ln chủ động xây dựng rất nhiều thiết chế để phối hợp xử
lý những xung đột, mâu thuẫn giữa hai bên, gồm: Hội đồng tư vấn về sự phát triển quốc gia, Ủy ban về tiền lương, Ủy ban quan hệ lao động, Ủy ban quan hệ lao động trong DNNN, Tòa án lao động, Ủy ban về quỹ bồi thường và Ủy ban an sinh xã hội. Điều này cho thấy sự chú trọng của Thái Lan đối với việc giải quyết hài hòa mối QHLI này. Đối với vấn đề tiền lương của NLĐ, Ủy ban về tiền lương của Thái Lan sẽ xác định mức lương tối thiểu và trình lên Bộ lao động để bộ này ra văn bản quy định pháp luật về lương cho NLĐ. Ủy ban này cũng giám sát việc trả lương ở các doanh nghiệp, nếu phát hiện sai phạm, doanh nghiệp bị coi như vi phạm pháp luật
và phải chịu xử phạt thích đáng. Ủy ban quan hệ lao động có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp giữa doanh nghiệp và NLĐ, ủy ban này đứng ra làm trọng tài hòa giải và giúp hai bên thương lượng khi phát sinh tranh chấp. Ủy ban về bồi thường có chức năng xây dựng cơ chế bồi thường khi phát sinh vấn đề đối xử bất công đối với NLĐ. Việc xây dựng hệ thống các thiết chế này đảm bảo NLĐ được hưởng những lợi ích chính đáng. Doanh nghiệp và NLĐ dễ dàng tìm được tiếng nói chung khi dựa trên hệ thống quy định luật pháp rõ ràng, cụ thể.