Hoàn thiện quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư FDIvào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên phải dựa trên cơ sở các quy định của hệ

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 143 - 146)

- Về thực tiễn:

Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1.3.1. Hoàn thiện quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư FDIvào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên phải dựa trên cơ sở các quy định của hệ

4.1.3.1. Hồn thiện quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư FDI vào pháttriển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên phải dựa trên cơ sở các quy định của hệ triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên phải dựa trên cơ sở các quy định của hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách của Nhà nước

Các quy định của pháp luật và cơ chế, chính sách của Nhà nước liên quan tới các vấn đề như thu hút FDI, phát triển ngành cơng nghiệp, NLĐ, doanh nghiệp, việc làm… có ảnh hưởng trực tiếp tới QHLI trong thu hút FDI vào PTCN nói chung. Vì vậy, đảm bảo hồn các thiện QHLI này phải tuân theo những quy định về pháp luật, những cơ chế và chính sách của Nhà nước và coi đây là trục chính, xun suốt q trình thực hiện các QHLI. Trong đó, phải nhất quán các nguyên tắc thực hiện QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh là: Một là, tuân thủ nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi trong thu hút FDI vào PTCN. Hai là, đảm bảo hài hòa QHLI giữa các chủ thể, tạo động lực để thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh. Ba là, đặc biệt coi trọng LIKT trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh. Bốn là, thực hiện

ngăn ngừa và loại trừ có hiệu quả tham nhũng, tiêu cực trong giải quyết, xử lý QHLI giữa các chủ thể trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh… để tạo dấu ấn riêng, mang tính đặc thù của tỉnh Thái Nguyên trong thực hiện QHLI giữa các chủ thể để thu hút FDI vào PTCN.

Những bộ luật liên quan trực tiếp tới QHLI trong thu hút FDI vào PTCN có thể kể đến như luật bảo hiểm, luật lao động… (thông qua những luật này để bảo vệ lợi ích của NLĐ); luật doanh nghiệp, luật việc làm… (thông qua những luật này để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp; luật đất đai,luật môi trường...(thông qua những luật này để bảo vệ lợi ích của người dân và các cấp chính quyền trên địa bàn). Cịn những cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp tới QHLI trong thu hút FDI vào PTCN là chính sách đầu tư, chính sách an sinh xã hội, chính sách tiền lương, chính sách thuế… Thơng qua những quy định của pháp luật cùng các cơ chế, chính sách này, Nhà nước thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát của mình, từ đó đảm bảo lợi ích cho các chủ thể liên quan.

Các quy định của pháp luật cùng các cơ chế, chính sách của Nhà nước phải thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo cơng bằng và lợi ích cho các bên. Như vậy, bảo đảm hoàn thiện QHLI trong thu hút đầu tư FDI vào PTCN ở tỉnh Thái Ngun cũng chính là việc hồn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế và chính sách nêu trên.

Bên cạnh đó, cần xúc tiến các cơng tác tổ chức thực hiện và tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực thi quy định của pháp luật và cơ chế, chính sách của Nhà nước của các chủ thể lợi ích liên quan ở tỉnh Thái Ngun. Các chủ thể lợi ích đó là các doanh nghiệp, người dân, NLĐ, chính quyền cấp tỉnh. Thơng qua việc giám sát thực thi này, các cơ quan Nhà nước và chính phủ nắm bắt được thực tiễn diễn ra trong hoạt động thu hút FDI vào PTCN. Đồng thời, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân, NLĐ cùng những bức xúc, mâu thuẫn trong QHLI giữa các bên, từ đó tìm kiếm những giải pháp phù hợp, kịp thời hoặc điều chỉnh, thay đổi và xây dựng mới những cơ chế, chính sách và pháp luật liên quan tới thu hút FDI vào PTCN.

kinh tế-xã hội của tỉnh Thái Ngun trong từng thịi kỳ

Mỗi địa phương đều có những mục tiêu, chiến lược phát triển riêng và hoạt động thu hút FDI vào PTCN, là một trong nhiều hoạt động nằm trong chiến lược phát triển của địa phương, nhằm góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu cả trước mắt và lâu dài đã đề ra. Bảo đảm hoàn thiện QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh Thái Nguyên phải phù hợp với mục tiêu chung của tỉnh cũng như chiến lược phát triển KT-XH của địa phương. Muốn vậy, tỉnh phải xây dựng những mục tiêu và chiến lược phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện KT-XH của mình, phát huy lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp. Tuyên truyền, phổ biến mục tiêu, chiến lược phát triển tới các doanh nghiệp, NLĐ và người dân địa phương. Kiểm tra, giám sát hoạt động thu hút FDI của các doanh nghiệp, đối chiếu chúng với mục tiêu, chiến lược phát triển KT-XH của địa phương. Điển hình là những chiến lược, mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể về phát triển KT-XH được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX (2020-2025) thông qua.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX nhiệm kỳ (2020 - 2025) xác đinh:

Mỗi địa phương đều có quy hoạch phát triển kinh tế riêng phù hợp với đặc điểm, vị trí địa lý và thế mạnh, tiềm năng của địa phương đó. Đảm bảo lợi ích cho các bên trong hoạt động thu hút FDI để phát triển công nghiệp địa phương phải tuân theo quy hoạch này. Muốn vậy, địa phương trong q trình xây dựng quy hoạch phải tính tới yếu tố lợi ích của các chủ thể liên quan, giải quyết bài tốn phát triển cơng nghiệp hài hòa với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Địa phương cần có quy hoạch phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, phát triển nguồn nhân lực, phát triển kết cấu hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc… vừa thúc đẩy quy hoạch phát triển, vừa thu hút đầu tư FDI đồng thời giám sát việc thực thi theo đúng quy hoạch phát triển của địa phương của các hoạt động thu hút FDI trong lĩnh vực công nghiệp [55].

thông qua việc chủ động đối thoại, hòa giải và thương lượng

Thu hút đầu tư FDI vào PTCN ở tỉnh Thái Nguyên phải tạo ra giá trị lợi ích cho tất cả các chủ thể liên quan từ người dân, NLĐ tới doanh nghiệp và chính quyền, khơng vì lợi ích của một bên riêng lẻ nào, có như vậy hoạt động thu hút FDI mới thực hiện được lâu dài, ổn định. Muốn vậy, ln ln tìm cách tháo gỡ những mâu thuẫn, khó khăn tồn tại trong các mối QHLI giữa người dân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với chính quyền, giữa người dân và chính quyền, giữa doanh nghiệp với NLĐ, giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Nhất là, giữa các doanh nghiệp nước ngồi có quốc tịch khác nhau... thơng qua các biện pháp đối thoại, hịa giải và thương lượng. Trong đó, các cơ quan công quyền thường giữ vai trò trọng tài,điều phối phân xử các mâu thuẫn, xung đột. Cần tránh và giảm thiểu tối đa các xung đột dẫn đến đổ vỡ các mối QHLI. Cần quán triệt rằng: Nếu xung đột xảy ra sẽ khơng có người chiến thắng và các bên đều thua, đều thiệt thịi về lợi ích mà trước hết là LIKT. Vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thu hút FDI, tạo ra những căng thẳng, hình ảnh xấu ở tỉnh cũng như là mối nguy hại lâu dài cho lợi ích phát triển kinh tế của địa phương cũng như tất cả các chủ thể lợi ích ở địa phương. Gỉai quyết xung đột phải đối chiếu theo các quy định của pháp luật, phải khách quan, công tâm,tuân thủ nguyên tắc và triệt để hóa các cơ hội đối thoại, thỏa thuận hay thương lượng giữa các bên. Kinh nghiệm quốc tế về đối thoại hịa bình,song trùng lợi ích, cùng thắng trong giải quyết QHLI đã trình bày ở trên cần quán triệt sâu sắc.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 143 - 146)