Dự báo tình hình quốc tế

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 138 - 139)

- Về thực tiễn:

Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1.1.1. Dự báo tình hình quốc tế

Từ cuối năm 2019 cho tới nay (2022), thế giới vật lộn với cuộc chiến chống lại đại dịch bệnh Covid-19 - yếu tố đã khiến cho tăng trưởng kinh tế của hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới suy giảm, trong đó có Việt Nam. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, tăng trưởng kinh tế của các quốc gia sẽ phục hồi vào năm 2022 và lấy lại đà tăng trưởng vào năm 2023 [136, tr.8]. Trong viễn cảnh đó, nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục con đường tồn cầu hố và hội nhập quốc tế trước đó cuả mình, trong đó chú trọng đi vào chiều sâu hơn là chiều rộng. Trên thực tế, đại dịch Covid- 19 đã gây nhiều thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới, vì vậy dự báo sau khi nền kinh tế phục hồi, nhiều doanh nghiệp chưa thể mở rộng được quy mơ sản xuất, do đó thu hút dịng vốn FDI thời gian đầu sau phục hồi sẽ không mạnh như trước. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư sẽ đặc biệt quan tâm tới môi trường ổn định ở các nước tiếp nhận FDI.

Cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng đi sâu hơn vào mỗi quốc gia. Cơng nghệ, máy móc dần trở thành những công cụ thiết yếu trong đời sống của con người. Còn trong hoạt động sản xuất, cơng nghệ sẽ là chìa khố cho sự phát triển. Các phương thức sản xuất hiện đại dựa vào tri thức và kinh tế số dần thay thế các phương thức sản xuất truyền thống. Cơng nghệ trở thành chìa khố cho "kẻ dẫn đầu" và trao cơ hội cho bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào có cơng nghệ tiên tiến nhất. Cạnh tranh giữa các quốc gia hay giữa các doanh nghiệp sẽ trở nên khốc liệt hơn với một tốc độ được rút ngắn lại chưa từng thấy. Tuy nhiên, đó khơng phải là sự cạnh tranh bằng mọi giá, cạnh tranh theo hướng bất chấp hoặc huỷ hoại mà đó là sự

KCN, CNN sẽ nắm vai trị chủ đạo quyết định tới sự thành cơng của các mơ hình sản xuất mới ở các quốc gia. Trong bối cảnh đó, thu hút FDI cũng có những thay đổi. Nơi nào có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ và nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ thu hút được nhiều FDI hơn.

Hiện nay, cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa có hồi kết, gây nên nhiều tác động cả tích cực và tiêu cực tới nền kinh tế thế giới và nền kinh tế của nhiều quốc gia. Các nhà đầu tư FDI sẽ tìm kiếm những mơi trường kinh tế ổn định và năng động để hạ cánh thay vì lựa chọn những điểm rơi có nhiều biến động, xáo trộn về an ninh, chính trị. Tuy nhiên, kèm theo đó sẽ là các yêu cầu cao hơn về thể chế kinh tế của quốc gia tiếp nhận đầu tư, về các yếu tố cơ bản như "cải cách hành chính, tư pháp; cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế; đảm bảo vận hành hiệu quả các loại thị trường; thúc đẩy thị trường hóa các nhân tố sản xuất; tập trung khắc phục bất cập về kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực; hệ thống doanh nghiệp trong nước…". Điều này tức là để thu hút được các nhà đầu tư, các quốc gia phải có các nền tảng thực chất hơn cả về số lượng lẫn chất lượng, chiều rộng và chiều sâu, trong đó chú trọng phát triển chiều sâu. Đây sẽ vừa là thách thức song cũng là cơ hội cho những quốc gia có sự ổn định về chính trị, an ninh cũng đang phát triển kinh tế như Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 138 - 139)